Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết

docx 6 trang thungat 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_6_tiet_29_kiem_tra_1_tiet.docx

Nội dung text: Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết

  1. Ngày soạn: Ngày kiểm tra: (6AB) TIẾT 29: KIỂM TRA I TIẾT I. Mục tiêu bài học - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử dân tộc trong học kì II lớp 6, so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của sở giáo dục và đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu cần thiết. 1. Về kiến thức: + Trình bày được cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Lí Bí. + Trình bày được sự phát triển kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI và kinh tế,văn hóa Chăm pa. + Sau khi hai Bà Trưng giành độc lập đã làm gì? + Những phong tục tập quán của nhân dân ta sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, biết vì sao từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc. 2. Về kĩ năng: + Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh. II. Phương tiện dạy học - Đề kiểm tra, đáp án III. Hình thức kiểm tra: Tự luận: Ma trận đề 1 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Khởi nghĩa Cuộc khởi Lí Bí. Nước nghĩa do Lí Vạn Xuân Bí lãnh đạo (542 - 602) đã diễn ra như thế nào? Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 3,0 Số Tỉ lệ 30% điểm:3.0 Tỷ lệ: 30% Từ sau Tình hình Trưng kinh tế nước Vương đến ta từ thế kỉ I trước Lí đến thế kỉ
  2. Nam Đế VI có gì (giữa thế kỉ thay đổi I đến giữa thế kỉ VI) Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 3,0 Số điểm: Tỉ lệ 3% 3.0 Tỷ lệ: 3.0% Trương Hai Bà Trưng Vương và đã làm gì sau cuộc kháng khi giành độc chiến chống lập quân xâm lược Hán Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 2,0 Số điểm: Tỉ lệ 20% 2,0 Tỷ lệ: 20% Ôn tập Tại sao sử củ gọi chương III giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc? Các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị nhân dân ta bằng chính sách thâm độc nhất là gì? Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 2,0 Số điểm: Tỉ lệ 20% 2,0 Tỷ lệ: 20% Số câu 2 1 2 Số Câu: 4 Số điểm 6,0 2,0 2,0 Số điểm: Tỉ lệ 60% 20% 20% 10.0 Tỷ lệ: 100%
  3. IV. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Đề 1) . Câu 1: (3 điểm): Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lí Bí? Câu 2: (3 điểm): Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? Câu 3: (2 điểm): Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập? Câu 4: (2 điểm): Tại sao sử củ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc? Các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị nhân dân ta bằng chính sách thâm độc nhất là gì? V. ĐÁP ÁN Câu 1: Khởi nghĩa Lí Bí: - Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng : Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ; ở Thanh Trì có Phạm Tu ; ở Thái Bình có Tinh Thiều ). (0,5 điểm) Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. (0,5 điểm) + Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi. (1 điểm) + Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ. (1 điểm). Câu 2: Kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI - Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển : các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao ; vũ khí như kiếm, giáo, mác làm bằng sắt được dùng phổ biến. (1 điểm) - Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm. (0,5 điểm) - Nghề gốm, nghề dệt, cũng được phát triển. (0,5 điểm) - Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. (1 điểm) Câu 3: Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập - Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công. (1 điểm) - Các lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ, xá thuế hai năm liền cho dân.(1 điểm) Câu 4: Tại sao sử củ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc? Vì: Thời kì này nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, thống trị nên sử củ gọi là thời kì Bắc thuộc. (1 điểm) Chính sách thâm độc nhất là đồng hóa nhân dân ta, muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. (1 điểm)
  4. Ma trận đề 2 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Những cuộc Cuộc khởi khởi nghĩa nghĩa Mai lớn trong Thúc Loan các thế kỉ đã diễn ra VII -IX như thế nào? Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 3,0 Số Tỉ lệ 30% điểm:3.0 Tỷ lệ: 30% Nước Chăp Tình hình pa từ thế kỉ kinh tế văn II đến thế kỉ hóa X Chămpa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 3,0 Số điểm: Tỉ lệ 3% 3.0 Tỷ lệ: 3.0% Trương Hai Bà Trưng Vương và đã làm gì sau cuộc kháng khi giành độc chiến chống lập quân xâm lược Hán Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 2,0 Số điểm: Tỉ lệ 20% 2,0 Tỷ lệ: 20% Ôn tập Theo em sau hơn chương III 1000 năm bị đô hộ tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?
  5. Số câu 1 Số Câu: 1 Số điểm 2,0 Số điểm: Tỉ lệ 20% 2,0 Tỷ lệ: 20% Số câu 2 1 2 Số Câu: 4 Số điểm 6,0 2,0 2,0 Số điểm: Tỉ lệ 60% 20% 20% 10.0 Tỷ lệ: 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Đề 2) . Câu 1: (3 điểm): Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Câu 2: (3 điểm): Tình hình kinh tế ,văn hóa Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? Câu 3: (2 điểm): Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập? Câu 4: (2 điểm): Theo em sau hơn 1000 năm bị đô hộ tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì? Ý nghĩa của điều này? V. ĐÁP ÁN Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. - Đến thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. (0,5 điểm) Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ. (1 điểm) - Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa, tấn công Tống Bình. Viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc. (1 điểm) - Năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận. (0,5 điểm) Câu 2: Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ thế kỉ II đến thế X - Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm hai vụ. Ngoài ra còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi. (1 điểm) - Họ biết trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít ) và các loại cây khác (bông gai ).Biết khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, song tê ), làm đồ gốm, đánh cá (1 điểm) - Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ. (0.5 điểm) Thế kỉ IV, người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn, theo đạo Bà la môn và đạo Phật, có tục hỏa táng người chết và ở nhà sàn. (0.5 điểm) Câu 3: Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập - Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công. (1 điểm)
  6. - Các lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ, xá thuế hai năm liền cho dân. (1 điểm) Câu 4: Sau hơn 1000 năm bắc thuộc tổ tiên ta đã giữa được các phong tục tập quán gì? - Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, tổ tiên ta vẫn giữ được các phong tục tập quán: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày. (1 điểm) - Chứng tỏ sức sống mãnh liệt, tiếng nói, phong tục tập quán, nếp sống của dân tộc ta không có gì tiêu diệt được. (1 điểm)