Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 10

pdf 8 trang thungat 7980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_10.pdf

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 10

  1. TUẦN 10 –TIẾNG VIỆT LỚP 3 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Giọng quê hương: Tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương yêu dấu. Thư gửi bà: Nói lên tình cảm yêu thương, gắn bó và quan tâm của người cháu dành cho bà. 2. Luyện từ và câu a. So sánh + Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác dựa trên nét đương đồng, ở đó có sử dụng các từ ngữ so sánh : như, như là, là, hơn, kém, giống như, không bằng, + Tác dụng: Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. + Cấu tạo: Gồm có 2 vế : - Vế được so sánh và vế để so sánh. - Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như + Dấu hiệu. - Qua từ so sánh : là, như , giống, như là , - Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau. *) Phép so sánh âm thanh với âm thanh Vế 1 Phương diện so sánh Từ so sánh Vế 2 ( âm thanh được ( không bắt buộc) (như , như là, tựa ( âm thanh dùng để so sánh) như ) so sánh) Tiếng suối như Tiếng hát xa Tiếng chim như Tiếng xóc những rổ tiền đồng *) Các kiểu so sánh. 1.So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì .Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối 2.So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn *) Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh. - Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh” Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành. - Sự vật được so sánh: Trẻ em Từ so sánh: như Sự vật để so sánh: búp trên cành. *) Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh “như” nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. “như” có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ “là” có sắc thái khẳng định. Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102
  2. b. Dấu chấm Câu văn là để diễn tả một sự việc hay nhiều sự việc một cách đầy đủ, có ý nghĩa. Cuối câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. 3. Tập viết Chữ hoa: G + Đặc điểm: cao 8 li (9 đường kẻ ngang), + Cấu tạo: gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết ngược. + Cách viết: - Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ phần cuối nét cong trái,đến đường kẻ 3 trên thì dừng lại. - Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, dừng bút ở ĐK2. 4. Tập làm văn Tập viết thư và phong bì thư Cấu trúc một bức thư - Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày tháng năm - Lời xưng hô với người nhận thư (ông, bà, chú, bác ) - Nội dung thư (4-5 dòng): thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn - Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên. Cách ghi phong bì thư - Góc bên trái (phía trên): Ghi họ và tên, địa chỉ của người gửi. - Góc bên phải (phía dưới): Ghi họ và tên, địa chỉ người nhận. - Góc bên phải (phía trên): Dành để dán tem trước khi bỏ vào hòm thư Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102
  3. Họ và tên: . Lớp: 3 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 – MÔN TIẾNG VIỆT A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1. Luyện từ và câu: So sánh, dấu chấm * So sánh âm thanh với âm thanh. Mô hình: Âm thanh 1 từ so sánh Âm thanh 2 VD: Tiếng suối trong như Tiếng hát xa * Dấu chấm: Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu đã diễn đạt 1 ý trọn vẹn, câu đã kết thúc. Đầu câu cần viết hoa. 2. Tập làm văn: Viết thư * Cấu tạo: Gồm 3 phần * Ghi phong bì thư: B. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Buổi sớm trên cánh đồng Từ làng, Thuỷ đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài hạt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ
  4. trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố. Câu 1: Thủy sống ở vùng nào? A. Vùng núi B. Vùng biển C. Vùng ven đô Câu 2: Cảnh trong đoạn văn trên được tả vào thời gian nào? A. Sáng sớm mùa hè B. Sáng sớm mùa thu C. Mùa thu Câu 3: Người trong làng mang bán những gì? A. Rau và hoa B. Hoa, rau và quả C. Rau gia vị Câu 4: Em thấy không khí trong đoạn văn như thế nào? A. Mát mẻ, dễ chịu B. Ngột ngạt, nóng nực C. Rét buốt Câu 5: Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A. Không có hình ảnh nào B. Có 1 hình ảnh C. Có 2 hình ảnh Câu 6: Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. A. Cái gì? B. Ở đâu? C. Khi nào? Câu 7: Gạch chân dưới những từ chỉ sự vật trong câu sau: Mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố. Câu 8: Tìm trong bài 1 câu được viết theo kiểu câu Ai – làm gì? Câu 9: Dùng dấu gạch chéo / để phân tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai? (Cái gì?/ con gì?) và bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? trong câu sau: Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Câu 10: Đặt 1 câu để nói cảm nhận của em về không khí buổi sáng mùa thu nơi em ở. .
  5. II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1: Điền vào chỗ chấm l hay n Mùa ắng, đất nẻ chân chim, ền nhà cũng rạn .ứt. Trên cái phập phều và .ắng gió ắm dông như thế, cây đứng .ẻ khó mà chống chọi .ổi. Bài 2: Cho các câu sau: Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo. Tiếng hót của chim sơn ca như tiếng nhạc du dương. Tiếng mưa rơi tựa như tiếng thác đổ. Hãy điền vào mô hình so sánh: Âm thanh 1 từ so sánh Âm thanh 2 Bài 3: Dựa vào các thành ngữ như mẫu, em hãy tìm 5 thành ngữ tương tự: Mẫu: - Lành như bụt - Hiền như đất . . . . . Bài 4: Điền dấu chấm, dấu phẩy cho thích hợp rồi viết lại các câu sau: Chuột túi có một mảng da trước ngực như cái áo choàng thức ăn chính của chuột túi là quả rừng khi đi ăn chuột mẹ để con nằm gọn trong cái túi trước ngực. . . . .
  6. Bài 5: Hãy gạch dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và chỉ ra cái hay của những hình ảnh so sánh này: Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Cảnh sắc thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại, uốn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. . . . . III. TẬP LÀM VĂN Hãy đặt mình vào vai em bé trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, hãy viết thư gửi cho mẹ Dàn ý: 1. Mở đầu: Địa điểm, ngày tháng năm 2. Nội dung: - Hỏi thăm mẹ - Kể lại tình hình, công việc hàng ngày của ba bố con khi mẹ vắng nhà (sử dụng các chi tiết trong bài thơ, kết hợp với tưởng tượng của bản thân.) 3. Kết thư: - Nêu tình cảm, sự mong đợi của cả nhà dành cho mẹ. - Kí tên Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102
  7. C. ĐÁP ÁN: I. ĐỌC HIỂU 1C 2B 3A 4A 5B 6B 7. mặt trời, ngọn cây, thành phố 8. Từ làng, Thủy đi tắt qua cánh đồng để ra bến tàu điện. 9. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng/ chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. 10. M: Không khí buổi sáng nơi em ở thật mát mẻ, dễ chịu. II. CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Điền vào chỗ chấm l hay n Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái phập phều và nắng Gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Bài 2: Hãy điền vào mô hình so sánh: Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo. Tiếng hót của chim sơn ca như tiếng nhạc du dương. Tiếng mưa rơi tựa như tiếng thác đổ. Âm thanh 1 từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng gió rừng như Tiếng sáo Tiếng hót của chim sơn ca như Tiếng nhạc du dương Tiếng mưa rơi tựa Tiếng thác đổ Bài 3: Dựa vào các thành ngữ như mẫu, em hãy tìm 5 thành ngữ tương tự: - Khỏe như voi - Trắng như tuyết - Đỏ như son - Đen như cột nhà cháy - Nhanh như sóc Bài 4: Điền dấu chấm, dấu phẩy cho thích hợp rồi viết lại các câu sau:
  8. Chuột túi có một mảng da trước ngực như cái áo choàng. Thức ăn chính của chuột túi là quả rừng. Khi đi ăn, chuột mẹ để con nằm gọn trong cái túi trước ngực. Bài 5: Hãy gạch dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và chỉ ra cái hay của những hình ảnh so sánh này: Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Cảnh sắc thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại, uốn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Cái hay của hình ảnh: Hình ảnh so sánh con đường với chiếc khăn voan thể hiện sự liên tưởng phong phú, độc đáo, làm cho con đường thêm mềm mại, gần gũi với con người. Hình ảnh dãy núi đá vôi sừng sững như những thành quách lâu đài cổ thể hiện sự quan sát tinh tế, hiểu biết của tác giả. III. TẬP LÀM VĂN Hãy đặt mình vào vai em bé trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, hãy viết thư gửi cho mẹ. Bài làm: Lệ Thủy, ngày 8 tháng 2 năm 2000 Mẹ yêu quí! Con gái Thu Hằng của mẹ đây. Mấy hôm nay mẹ về quê làm con và cả nhà nhớ mẹ vô cùng. Con viết bức thư này để làm vơi nỗi nhớ mẹ. Mẹ có khỏe không, bão lớn có làm cho nhà ông bà bị sao không hả mẹ? Con thấy mẹ về trong cơn bão mà con lo quá. À mẹ biết không, con cơn mưa lớn hôm qua làm chỗ giường ngủ của nhà mình bị dột. Nhưng không sao mẹ ạ, ba bố con vẫn xoay sở được. Quan trọng là thấy vắng vắng mẹ nên cả ba bố con đều thao thức. Bố bảo chúng con là “Chắc mẹ giờ này cũng đang thao thức vì nhớ ba bố con”, có phải thế không ạ? Mẹ đừng lo bố con con vụng về, việc gì cũng đâu vào đấy cả mẹ ạ. Con với em Bông vẫn chăm sóc đàn vật nuôi, cho chúng ăn uống đầy đủ. Bố thì đi chợ rất khéo, mua cá về nấu canh, ngon ơi là ngon. Bão đã tan rồi, chúng con mong mẹ về lắm. Mẹ nhanh về nhé. Con gái của mẹ Thu Hằng