Luyện đề trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Đề 21 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 3260
Bạn đang xem tài liệu "Luyện đề trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Đề 21 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_de_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12_de_21_co_dap_an.doc

Nội dung text: Luyện đề trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Đề 21 (Có đáp án)

  1. LUYỆN ĐỀ TRẮC NGHIỆM SỬ 12 ĐỀ 21 Câu 1. Những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. B. Mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam với thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân Việt Nam với thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với phong kiến. Câu 2. Sự kiện tiêu biểu nhất gắn với cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 đến 1925. A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách tới hội nghị Vecxay. B. Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mạng tháng Mười Nga. C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. D. Nguyễn Ái Quốc viết cuấn “ Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản ở Pari. Câu 3. Tổ chức chính trị nào ra đời Đông Dương Cộng sản đảng? A. Hội Phục Việt. C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Câu 4. Sự kiện nào có tác dụng trực tiếp đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1925 đến 1930? A. Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam. B. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. C. Sự chấm dứt hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng. D. Nguyễn Ái Quốc về nước truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Câu 5. Giai cấp vô sản đã thành lập tổ chức chính trị nào sau đây? A. Đảng lập hiến. B. Tân Việt cách mạng đảng. C. Việt Nam quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 6. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc? A. Báo “Người cùng khổ”. B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. C. Tác phẩm “Đường Kách mệnh”. D. Báo Thanh niên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 7. Sự khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc và Luận cương chính trị của Trần Phú. A. Lực lượng cách mạng. B. Lãnh đạo cách mạng. C. Vị trí của cách mạng. D. Tiến trình cách mạng. Câu 8. Kẻ thù chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 – 1939. A. Thực dân Pháp. B. Thực dân Pháp và phát xít Nhật. C. Thực dân Pháp và phong kiến. D. Thực dân Pháp và tay sai của chúng. Câu 9. Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 là. A. đòi các quyền tự do. B. đòi các quyền dân chủ. C. đòi các quyền tự do, dân chủ. D. giải phong dân tộc và giai cấp. Câu 10. Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Đảng ta đã hoàn chỉnh về chủ trương đường lối cách mạng tháng 8 năm 1945? A. Hội nghị trung ương lần thứ 6. B. Hội nghị trung ương lần thứ 8. C. Hội nghị trung ương lần thứ 9. D. Hội nghị trung ương lần thứ 10. Câu 11. Ngày 30 tháng 8 năm 1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong cách mạng thánh 8 năm 1945. A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn. C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. D. Cách mạng thánh 8 thành công trong cả nước. Câu 12. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cách mạng tháng 8. A. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. B. Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo cách mạng. C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước. D. Sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam trong chống Pháp. Câu 13. Sự kết hợp nào dẫn đến sự ra đời của đội Việt Nam giải phóng quân. A. Đội du kích Ba Tơ và đội Cứu quốc quân. B. Đội du kích Bắc Sơn và du kích Thái Nguyên. C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phong quân và đội du kích Bắc Sơn. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phong quân và đội Cứu quốc quân. Câu 14. Tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời trong thời điểm lịch sử nào? A. Trong khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. B. Trong Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào. C. Trong Đại hội quốc dân ở Tân Trào. D. Trong tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945. Câu 15. “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít nhật đã đầu hàng đồng minh , quân Nhật đã bị tan ra khắp các mặt trận, kẻ thù của chúng ta đã gục ngã ”
  2. Câu nói đó thể hiện điều gì trong cách mạng tháng Tám? A. Thời cơ khách quan thuận lợi. B. Thời cơ chủ quan thuận lợi. C. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu. D. Cách mạng tháng Tám đã thành công. Câu 16. Tích chất của cách mạng tháng Tám. A. Cánh mạng tư sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. Cách mạng dân tộc. D. Cách mạng dân tộc dân, chủ nhân dân. Câu 17. Khó khăn lới nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám. A. Giặc đói. B. Giặc dốt. C. Giặc ngoại xâm. D. Khó khăn về tài chính. Câu 18. Vì sao Đảng ta chuyển từ nhân nhượng với Tưởng sanh hòa hoãn với Pháp? A. Pháp mạnh hơn Tưởng. B. Pháp – Tưởng kí hiệp ước Hoa – Pháp. C. Quân Tưởng chuẩn bị rút quân về nước. D. Pháp Tưởng đang tranh chấp ở Việt Nam. Câu 19. Mục đích nào được xác định trong kí kết hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. A. Chấm dứt chến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. B. Tạo điều kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh. C. Phân hóa kẻ thù, tập chung đánh kẻ thù chủ yếu. D. Thể hiện thiện chí của ta trên trường quốc tế. Câu 20. Chiến dịch nào dưới đây thể hiện cách đánh du kích ngắn ngày của ta? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 21. Chiến thắng nào đã đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dan Pháp? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 22. Chiến dịch nào đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến dịch Hòa Bình 1951 – 1952. D. Chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Câu 23. Kế hoạch Na – va bị phá sản hoàn toàn trong chiến dịch nào sau đây? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 24. Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ. A. Phan Đình Giót. B. Bế Văn Đàn. C. Tô Vĩnh Diện. D. La Văn Cầu. Câu 25. Văn bản nào thể hiện nội dung “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do ” A. Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. C. Bản Tạm ước 14/9/1946. D. Hiệp ước Hoa – Pháp. Câu 26. Chiến thắng Bình Giã đã góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? A. Chiến tranh đơn phương. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Chiến tranh cục bộ. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 27. “Cao trào tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” được thể hiện trong chiến thắng nào? A. Chiến thắng Ấp Bắc – Mĩ Tho. B. Chiến thắng Bình Giã – Bà Rịa. C. Chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi. D. Chiến thắng Ba Gia – Quảng Ngãi. Câu 28. Sự kiện lịch sử nào đã tác động đến kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị? A. Chiến thắng Quảng Trị. B. Chiến thắng Buôn Ma Thuột. C. Chiến thắng Tây Nguyên. D. Chiến thắng Phước Long – đường 14. Câu 29. Khu vực nào trên thế giới chịu tác động mạnh mẽ của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Khu vực Mĩ - la - tinh. Câu 30. Bài học nào là quan trọng nhất, là nhân tố đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. A. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. B. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. C. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc. D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Câu 31. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Dựng nước đi đôi với giữ nước. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm. C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại. Câu 32. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954) mở đầu bằng chiến thắng nào? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. B. Chiến thắng Việt Bắc. C. Chiến thắng Biên giới. D. Cuộc chiến đấu của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn. Câu 33 . Ý nào sau đây không phải là âm mưu của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc năm 1947? A. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia
  3. B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. C. Giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn. D. Triệt phá đường liên lạc của ta. Câu 34. Ý nghĩa to lớn của chiến thắng Việt Bắc – thu đông 1947 là làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. buộc địch phải thương lượng với chính phủ ta. C. làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. D. làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Câu 35. Nội dung nào nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi? A. Thiết lập “Hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La). B. Nhanh chóng tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc. C. Khóa chặt biên giới Việt – Trung. D. Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Câu 36. Điểm mấu chốt của kế hoạch Nava là gì? A. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, mở một số cuộc tiến công chiến lược. B. Phân tán lực lượng để chủ động đối phó với các mũi tiến công của ta. C. Tập trung binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ, mở mũi tiến công lên Tây Bắc và Bắc Lào. D. Tập trung binh lực, mở trận quyết chiến chiến lược giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh. Câu 37. Nhận định nào sau đây không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ? A. Là thắng lợi làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. B. Là thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Là thắng lợi buộc Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ. D. Là một mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng dân tộc. Câu 38. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết trong hoàn cảnh nào? A. Khi cuộc kháng chiến diễn ra quyết liệt. B. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc. C. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp của ta gặp nhiều khó khăn. Câu 39. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh ” đó là nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh về thắng lợi nào? A. Kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975). B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945). C. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới (1950). D. Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Câu 40. Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp? A. Điện Biên Phủ có địa hình thuận lợi. B. Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch Na va. C. Lực lượng của Pháp ở Điện Biên Phủ tương đối yếu. D. Điện Biên Phủ là địa bàn chiến lược của ta. Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 A 21 A 31 A 2 C 12 B 22 B 32 B 3 C 13 D 23 D 33 A 4 A 14 C 24 A 34 C 5 D 15 A 25 B 35 D 6 B 16 D 26 B 36 D 7 A 17 C 27 C 37 A 8 D 18 B 28 D 38 C 9 C 19 C 29 D 39 D 10 B 20 B 30 A 40 B