Lý thuyết và bài tập Hóa học Lớp 11 - Phần Axit cacboxylic

doc 6 trang thungat 6120
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập Hóa học Lớp 11 - Phần Axit cacboxylic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docly_thuyet_va_bai_tap_hoa_hoc_lop_11_phan_axit_cacboxylic.doc

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập Hóa học Lớp 11 - Phần Axit cacboxylic

  1. AXIT CACBOXYLIC A. LÝ THUYẾT. I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp: 1. Định nghĩa : Axit cacboxylic là những HCHC mà phân tử có nhóm cacboxyl (- COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử hiđro. Ví dụ: H – COOH; CH3 – COOH; HOOC – COOH 2 . Phân loại: a) Axit no, đơn chức, mạch hở: - Dãy đồng đẳng axit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là : C nH2n + 1COOH (với n 0) hoặc C mH2m O2 (với m 1). b) Axit không no, đơn chức, mạch hở: - Dãy đồng đẳng axit không no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là : CnH2n + 1 – 2a COOH (với n 2; a n). 3 . Danh pháp : a) Tên thay thế: Tên gọi= axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính+ oic Ví dụ: CH3COOH : axit etanoic HCOOH : axit metanoic. CH3 – CH – CH2 – CH2 – COOH : axit 4 – metyl pentanoic CH3 b) Tên thông thường: tên theo nguồn gôc stìm ra. Ví dụ: CH3COOH : axit axetic HCOOH : axit fomic. II. Tính chất vật lí: - Các axit đều là chất lỏng hoặc rắn. - Nhiệt độ sôi của các axit tăng theo chiều tăng của phân tử khối và cao hơn nhiệt độ sôi của các ancol cùng khối lượng. Nguyên nhân: do liên kết hiđro trong các phân tử axit bền hơn trong các phân tử ancol. III. Tính chất hoá học: 1. Tính axit: a) Axit cacboxylic phân li thuận nghịch trong dung dịch: RCOOH  RCOO - + H+ b) Tác dụng với bazơ; oxitbazơ : CH3COOH + NaOH CH3 COONa + H2O 2CH3COOH + ZnO (CH3 COO)2Zn + H2O c) Tác dụng với muối: CaCO3 + 2CH3COOH (CH3 COO)2Ca + CO2  + H2O d) Tác dụng với kim loại trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học của các kim loại: 2CH3COOH + Zn (CH3 COO)2Zn + H2 2 . Phản ứng thế nhóm – OH: to ,xt ’  ’ TQ: RCOOH + R OH  RCOOR + H2O Ví dụ: CH3COOH + HO - C2H5 CH3COOC2H5 + H2O Etyl axetat + Phản ứng giữa ancol với axit tạo thành este và H2O gọi là phản ứng este hoá. + Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch và H2SO4 đặc làm xúc tác. IV. Điều chế: (CH3COOH) mengiam 1. Phương pháp lên mem giấm: từ C2H5OH C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O xt,to 2 . Oxi hoá anđehit axetic:CH 3CHO + O2  2CH3COOH 3. Oxi hoá ankan – butan: 2CH CH CH CH + O xt  4CH COOH + 2H O 3 2 2 3 2 180o C,50atm 3 2 xt,to 4. Từ metanol: CH3OH + CO  CH3COOH Đây là phương pháp sản xuất CH3COOH hiện đại. I/ bài tập lý thuyết : Câu 1: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là A.CnH2nO2 B. CnH2n +2O2 C.CnH2n +1O2 D.CnH2n -2O2 Câu 2: Công thức chung của axit cacboxylic no, đa chức, mạch hở là A.Cn H 2n m (COOH ) m B.Cn H 2n 2 m (COOH ) m C. Cn H 2n 1 (COOH ) m D.Cn H 2n 1COOH 1
  2. Câu 3: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit? A. 1 đồng phân B. 2 đồng phân C. 3 đồng phân D. 4 đồng phân Câu 4: Công thức đơn giản nhất của 1 axit no đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là : A. C2H3(COOH)3 B. C4H7(COOH)3 C. C3H5(COOH)3 D. Câu A,C đúng Câu 5: Axit X mạch hở, không phân nhánh có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n .Giá trị của n và công thức của X là . A. n = 1,C2H4COOH B. n = 2, HOOC[CH2]4COOH C. n = 2, CH3CH2CH(COOH)CH2COOH D. n = 2,HOOCCH2CH(CH3)CH2COOH Câu 6: Cho các chất sau: HCOOH, (CH3)2CH2COOH, CH2=CHCOOH, C6H5 COOH . Tên gọi thông thường của các hợp chất trên lần lượt là . A. axit fomic, axit isobutiric, axit acrylic, axit benzoic B. axit fomic, axit 2-metylpropanoic, axit acrylic, axit phenic C. axit fomic, axit propionic, axit propenoic, axit benzoic D. axit fomic, axit 2-metylpropioic, axit acrylic, axit benzoic Câu 7: Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn của anđehit, xeton, ancol có cùng số nguyên tử C là do . A. axit cacboxylic chứa nhóm C=O và nhóm -OH B. phân tử khối của axit lớn hơn và nguyên tử H của nhóm axit linh động hơn C. có sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử D. các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn Câu 8: Cho 3 axit: CH3(CH2)2CH2COOH(1) , CH3 (CH2)3CH2COOH(2) ,CH3 (CH2)4CH2COOH (3) Chiều giảm dần độ tan trong nước (từ trái qua phải) của 3 axit đã cho là A. (1), (3), (2) B. (1), (2), (3) C. (3), (2), (1) D. (3), (1), (2) Câu 9: Cho các chất sau: CH3 COOH (X),CH3 CHO (Y), C6H6 (Z), C6H5COOH (T), . Chiều giảm dần (từ trái qua phải) khả năng hoà tan trong nước của các chất trên là A. X, Y, T, Z B. X, T, Y, Z C. T, X, Y, Z D. X, T, Z, Y Câu 10: Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của 3 axit: C6H5OH(X),CH3 COOH (Y), H2 CO3 (Z), A. X, Y, Z B. X, Z, Y C. Z, X, Y D. Z, Y, X Câu 11: Brom phản ứng với axit butiric (X) sinh raCH3CHBrCH2COOH(Y) hoặc CH3CH2CHBrCOOH (Z) hoặc Br(CH2)2CH2COOH(T) , tuỳ theo điều kiện phản ứng . Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của các axit trên là A. Y, Z, T, X B. X, T, Y, Z C. X, Y, Z, T D. T, Z, Y, X Câu 12: Cho các axit sau:(CH3)2CHCOOH(1), CH3COOH(2), HCOOH(3), (CH3)3CCOOH(4) Chiều giảm dần tính axit (tính từ trái qua phải) của các axit đã cho là A. (4), (1), (2), (3) B. (3), (4), (1), (2) C. (3), (2), (1), (4) D. (3), (2), (4), (1) Câu 13: Cho 4 axit: CH3COOH(X), Cl2CHCOOH(Y), ClCH2COOH(Z), BrCH2COOH(T) Chiều tăng dần tính axit của các axit đã cho là A. Y, Z, T, X B. X, Z, T, Y C. X, T, Z, Y D. T, Z, Y, X Câu 14: Tính axit của các chất giảm dần theo thứ tự: A. H2SO4>C6H5OH>CH3COOH> C2H5OH. B. CH3COOH>C6H5OH> C2H5OH >H2SO4 C.H2SO4>CH3COOH>C6H5OH> C2H5OH . D.C2H5OH>C6H5OH>CH3COOH>H2SO4 . . Câu 15: Cho các chất sau:C2H5OH (1),CH3COOH (2),HCOOH (3), C6H5OH(4). Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là A. (1), (4), (3), (2) B. (1), (4), (2), (3) C. (4), (1), (3), (2) D. (4), (1), (2), (3) Câu 16: Cho 4 hợp chất sau: CH3CHClCHClCOOH(1), ClCH2CH2CHClCOOH(2), Cl2CHCH2CH2COOH(3), CH3CH2CCl2COOH(4) Hợp chất nào có tính axit mạnh nhất? A. hợp chất (1) B. hợp chất (2) C. hợp chất (3) D. hợp chất (4) Câu 17: Cho glixerol (glixerin) tác dụng với axit axetic thì có thể sinh ra bao nhiêu loại este? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 18: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 3 axit C17H35COOH, C17H33COOH,C15H31COOH Số loại este tối đa có thể được tạo thành là A. 9 B. 12 C. 16 D. 18 Câu 19: Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axitC17H35COOH, C17H33COOH,C15H31COOH? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 2
  3. Câu 20: Giữa glixerol và axit béo C17H35COOH có thể tạo được tối đa bao nhiêu este đa chức? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 21: Trieste của glixerol (glixerin) với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh gọi là A. lipit B. protein C. gluxit D. polieste Câu 22: Cặp chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương? A. CH3COOH, HCOOH B. CH3COOH,HCOONa C. HCOOH, HCOONa D. C6H5ONa,HCOONa Câu 23: Dãy tất cả các chất đều phản ứng với HCOOH là A. AgNO3/NH3, CH3NH2,C2H5OH,KOH,Na2CO3 B.NH3,K,Cu,NaOH, O2, H2 C.Na2O,NaCl, Fe, CH3OH, C2H5Cl D. CH3NH2, C2H5OH, KOH, NaCl Câu 24: Tính chất nào sau đây không phải của CH2 = C(CH3)- COOH ? A. tính axit B. tham gia phản ứng cộng hợp C. tham gia phản ứng tráng gương D. tham gia phản ứng trùng hợp Câu 25: Trong các chất cho dưới đây, chất nào không phản ứng với CH3COOH ? A. C6H5OH B.C6H5ONa C.C6H5NH2 D.C6H5CH2OH Câu 26: Axit acrylic (CH2 = CH- COOH ) không tham gia phản ứng với A. Na2CO3 B. dung dịch brom C. NaNO3 D. H2/xt Câu 27: Axit fomic HCOOH có thể tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư và phản ứng khử Cu(OH)2 trong môi trường bazơ thành kết tủa màu đỏ gạch Cu2O vì A. trong phân tử axit fomic có nhóm chức anđehit B. axit fomic là axit rất mạnh nên có khả năng phản ứng được với các chất trên C. axit fomic thể hiện tính chất của một axit phản ứng với 1 bazơ làAgOH và Cu(OH)2 D. đây là những tính chất của 1 axit có tính oxi hoá Câu 28: Axit fomic có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy sau A. Mg,Ag,CH3OH/H2SO4đặc, nóng. B.Mg,Cu , dung dịchNH3,NaHCO3 . C. Mg, dung dịchdịch NH3, dung dịch NaCl . D. Mg, dung dịch NH3,NaHCO3 . Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng: Xenlulozơ . Công thức của T là. A. C2H5COOCH3 B.CH3COOH C.C2H5COOH D.CH3COOC2H5 Câu 30: Chất X có công thức phân tử tác dụng với NaOH tạo thành chất Y ( C4H7O2Na ) . X là loại chất nào? A. ancol B. axit C. este D. không xác định được Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng sau: Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng nhất của T là chất nào sau đây? A.C6H5COOH B.CH3-C6H4COONH4 C.C6H5COONH4 D. p-CH3 -C6H4COONH4 Câu 32: Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức C3H4O2 . X phản ứng với Na2CO3, rượu etylíc và phản ứng trùng hợp. Y phản ứng với dung dịch KOH, biết rằng Y không tác dụng được với Kali. X, Y có công thức cấu tạo lần lượt là: A.HCOOH và CH2 =CH- COO-CH3 B.CH2 =CH- COOH và HOOC- CH =CH2 C.C2H5 COOH và CH3COOCH3 D.CH2 =CH- COO-CH3 và CH3COOCH3 Câu 33 : Chất (B) có công thức phân tử C 4H6O2, (B) tác dụng với natrihidrocacbonat giải phóng khí cacbonic và khi bị hidro hoá ta được chất hữu cơ có mạch cacbon phân nhánh. Tên của (B) là: A. axit oleic B. axit metacrylic C. axitacrylic D. axit isobutiric Câu 34: Có các chất C2H5OH ,CH3COOH ,C3H5(OH)3 . Để phân biệt các chất trên thì hoá chất đó là . A. quỳ tím B. dung dịch NaOH C.Cu(OH)2 D. kim loại Na Câu 35: Có 4 chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Chỉ dùng chất nào dưới đây để phân biệt các chất trên? - A. quỳ tím B.CaCO3 C. CuO D.Cu(OH)2/ OH Câu 36: CH3COOH không thể được điều chế trực tiếp bằng cách 2+ A. lên men rượu C2H5OH B. oxi hoá CH3CHO bằng O2 (xúc tác Mn ) C. cho muối axetat phản ứng với axit mạnh D. oxi hoá CH3CHObằng AgNO3/NH3 Câu 37: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là: 3
  4. A. CH CHO, C H OH, C H COOCH . B. CH CHO, C H O (glucozơ), CH OH. 3 2 5 2 5 3 3 6 12 6 3 C. C H (OH) , CH OH, CH CHO. D. CH OH, C H OH, CH CHO. 2 4 2 3 3 3 2 5 3 Câu 38: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế vinyl axetat bằng phản ứng trực tiếp? A. CH3COOH, C2H3OH, B. C2H3COOH, CH3OH C.CH3COOH, C2H2 D. CH3COOH, C2H5OH Câu 39: Để sản xuất giấm ăn người ta dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau? xt,t 0 O,xt A. 2CH3CHO + O2  2CH3COOH B. C2H2 + H2O CH3CHO  CH3COOH enzim C. C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O D.CH3COOCH3 + H2O ⇌ CH3COOH + CH3OH II/ Bài toán xác định CTPT: Câu 40: X là hợp chất hữu cơ có phân tử khối bằng 124. Thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố là 67,74% C; 6,45% H; 25,81% O. Công thức phân tử của X là A. C8H12O B.C7H10O2 C.C7H8O2 D.C6H12O Câu 41: Axit đicacboxylic mạch phân nhánh có thành phần nguyên tố: %C=45,46%, %H=6,06%, %O=48,49%. Công thức cấu tạo của axit trên là A CH3CH(COOH)2 B.HOOCCH2CH2COOH C. HOOCCH2CH2CH2COOH D.HOOCCH2CH(CH3)COOH Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 axit cacboxylic thu được 3,36 lít CO2(đktc) và 2,7 gam nước. Hai axit trên thuộc loại nào trong những loại sau? A. no, đơn chức, mạch hở B. không no, đơn chức C. no, đa chức D. thơm, đơn chức Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2(đktc) và 2,7 gam nước. Công thức phân tử của chúng là A.CH3COOH ,C2H5COOH B.C2H5COOH,C3H7COOH C.HCOOH,CH3COOH D. Không xác định được Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam 1 axit hữu cơ X mạch thẳng được 1,792 lít khí CO2(đktc) và 1,44 gam nước. Công thức cấu tạo của X là A.CH3CH2CH2COOH B. C2H5COOH C. CH3CH=CHCOOH. D.HCOOCH2COOH Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit cacboxylic X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng axit H2SO4 đặc và bình(2) đựng dd NaOH đặc, dư. Sau thí nghiệm bình (1) tăng 1,8 gam; bình (2) tăng 4,4 gam. CT của X là A. CH3COOH B. HCOOH C.HOOC - COOH D.CH2=CH-COOH Câu 46 . Hợp chất hữu cơ Y có mạch Cacbon không phân nhánh, không có đồng phân lập thể, t/d được với Na và NaOH . Đốt cháy hoàn toàn 4,3g chất Y, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dd Ca(OH) 2 dư. Sau p/ứ thu được 20g kết tủa. Khối lượng dd còn lại giảm 8,5g so với trước p/ ứ. Công thức cấu tạo của Y. A. CH2 = CH ─ COOH B. CH2 = CH ─ (CH2)2─ COOH C. CH2 = CH ─ CH2 ─COOH D. CH3 ─ CH2 ─ COOH Câu 47: X là axit no nhị chức, Y là axit ankenoic. Phân tử X và Y có cùng số nguyên tử H. Đem đốt cháy hoàn toàn 9,12g Hỗn hợp A chứa X và Y thì được 0, 3 mol CO2. Mặt khác lấy 2,28g hỗn hợp A tác dụng vừa đủ 0,04 mol NaOH. CTCT của X, Y là: A. HOOC ─ (CH2)2 ─COOH và CH2 = CH ─ CH2 ─ COOH B. HOOC ─(CH2)4 ─ COOH và CH2 = CH ─ COOH C. HOOC ─ CH2 ─ COOH và CH2 = CH ─ COOH D. (COOH)2 và CH2 = CH ─ COOH Câu 48: Trung hoà 9 gam một axit no, đơn chức bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 12,3 gam muối. Axit đó là A.HCOOH B.CH3COOH C.C2H5COOH D.C3H7COOH Câu 49: Để trung hoà 8,8 gam axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo có thể có của axit cacboxylic là A.CH3CH2CH2COOH B. CH3CH(CH3)COOH C.CH3CH2CH2CH2COOH D. CH3CH2COOH Câu 50: Cho 0,04 mol axit hữu cơ đơn chức tác dụng hoàn hoàn với 50g dung dịch NaOH 4%. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thì được 4,16g rắn khan. Tên của axit thực hiện p/ ứ trung hoà là: A. axit propanoic B. axit butanoic C. axit acrylic D. axit benzoic Câu 51: Dung dịch X chứa 2 axit no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trung hoà 50 ml dung dịch X cần 40 ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà được 4,52g muối khan, Xác định công thức cấu tạo và nồng độ mol / lít của mỗi axit có trong dung dịch X. 4
  5. A. {C2H5COOH} = { C3H7COOH} = 0,5M B. [CH3COOH} = 0,6M và [C2H5COOH} = 0,4M C. [CH3COOH} = 1M và [C2H5COOH} = 0,5M D. [CH3COOH} = 0,4M và [C2H5COOH} = 0,6M Câu 52: Thực hiện phản ứng este hoá 0,1mol axit đơn chức A với lượng dư rượu etylic, có mặt axit sunfuric đặc làm xúc tác. Sau phản ứng người ta chưng cất được 8g este. Biết hiệu suất phản ứng este hoá đạt 80%, khi chưng cất toàn bộ lượng este được thu hồi. Công thức cấu tạo của A là: A. CH3COOH B. CH2 = CH─COOH C. CH2 = C(CH3)─COOH D. CH3─CH2─COOH Câu 53: Hoà tan 26,8 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước. Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau Phần 1: Cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hoá hoàn toàn phần 2 cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của 2 axit đó là A. HCOOH, C2H5COOH B.CH3COOH,C3H7COOH C.HCOOH,C3H7COOH D.CH3COOH,C2H5COOH Câu 54: A, B là 2 axit no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 4,6 gam A và 6 gam B tác dụng hết với kim loại Na thu được 2,24 lít hiđro (đktc). Công thức phân tử của A và B lần lượt là A.HCOOH,CH3COOH B.CH3COOH,C2H5COOH C.C2H5COOH,C3H7COOH D.C3H7COOH,C4H9COOH III/ Bài toán định lượng : Câu 55: Khối lượng axit axetic cần để pha 500 ml dung dịch 0,01M là A. 3 gam B. 6 gam C. 0,6 gam D. 0,3 gam Câu 56: Cho a gam hỗn hợp HCOOH và C2H5OH tác dụng hết với Na thì thể tích khí hiđro (đktc) thu được là 1,68 lít. Giá trị của a là A. 4,6 gam B. 5,5 gam C. 6,9 gam D. 7,2 gam Câu 57: Cho 9,2 gam hỗn hợp HCOOH và C2H5OH tác dụng hết với Na thì thể tích khí hiđro (đktc) thu được là A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít Câu 58: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO t/d hết với dd AgNO3/NH3 dư thì lượng Ag thu được là A. 108 gam B. 10,8 gam C. 216 gam D. 64,8 gam Câu 59: Cho 1,0 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và cho 1,0 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ hai, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3 . Khi p/ứ xảy ra hoàn toàn thì thể tích CO2 thu được ở cùng đk A. từ cả hai ống đều lớn hơn 22,4 lít (đktc). B. từ ống thứ nhất nhiều hơn từ ống thứ hai. C. từ hai ống nghiệm bằng nhau. D. từ ống thứ hai nhiều hơn từ ống thứ nhất. Câu 60: Hỗn hợp A gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 1 este no, đơn chức, mạch hở. Để p/ứ vừa hết với m gam A cấn 400ml dd NaOH 0,5M. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp này thu được 0,6 mol CO2 thì số gam nước thu được là A. 1,08 gam B. 10,8 gam C. 2,16 gam D. 21,6 gam Câu 61: Chia a gam axit axetic thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1: trung hoà vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M - Phần 2: thực hiện phản ứng este hoá với ancol etylic thu được m gam este (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Vậy m có giá trị là A. 16,7 gam B. 17,6 gam C. 18,6 gam D. 16,8 gam Câu 62: Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit no, đơn chức tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3 tạo thành 2,24 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối thu được là A. 19,2 gam B. 20,2 gam C. 21,2 gam D. 2,2 gam Câu 63: Khối lượng CuO cần phải lấy để tác dụng vừa đủ với 39 gam CH3COOH là: A. 23 gam B. 21 gam C. 25 gam D. 26 gam Câu 64: Khối lượng MgO cần phải lấy để tác dụng vừa đủ với 39 gam CH3COOH là: A. 10 gam B. 13 gam C. 14 gam D. 15 gam Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y đc 2a mol CO2 . Mặt khác ,để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH . CTCT thu gọn của Y là A. HOOC- CH2-CH2-COOH B. C2H5COOH C. CH3COOH D. HOOC- COOH 5
  6. Câu 67: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là A. axit propanoic. B. axit metanoic. C. axit etanoic. D. axit butanoic. 6