Một số đề ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020

docx 4 trang thungat 3010
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_de_on_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Một số đề ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020

  1. MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP TOÁN – TIẾNG VIỆT LỚP 3A – NĂM HỌC 2019-2020 (Từ ngày 17 đến ngày 23/2/2020) ĐỀ SỐ 1 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: a) Số gồm: chín nghìn, chín chục được viết là: A. 9990 B.9900 C.9090 D.9009 b) Bốn số nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé? A.5872; 5728; 5278; 5287 B.5782; 5827; 5287; 5278 C.7852; 7582; 7285; 7258 D.7258; 7285; 7582; 7852 Bài 2. a) Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? b) Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? Bài 3. a) Đặt tính rồi tính: 7368 – 5359 1405 x 6 b) Tìm x: 209 : x = 7 x – 1635 = 1913 x 2 Bài 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 224m, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó. Bài 5. Trong một năm: a) Những tháng nào có 30 ngày? b) Những tháng nào có 31 ngày? c) Những tháng nào có 28 hoặc 29 ngày? d) Thứ 6 tuần trước là ngày 15 tháng 2, thứ sáu tuần này là ngày mấy, tháng mấy? Bài 6: Điền dấu > < = vào chỗ chấm a. 3km 487m 3657m b. 3760m x 2 8494m - 2657m c. 50km964m 65370m d. 21378m : 2 10689m Bài 7: Tính giá trị biểu thức: a. (8371 – 5263) : 3 = b. 68 x 5 : 4 = c.1200 : (3+5) = d. (21470 + 34252) : 6 = Bài 8: Lúc đầu có 5 xe tải chở tổng cộng 210 bao đường vào kho, sau đó có thêm 3 xe nữa chở đường vào kho. Hỏi có tất cả bao nhiêu bao đường được chở vào kho? (Biết các xe tải chở số bao đường bằng nhau) Bài 9: Trong hình vẽ có góc vuông và góc không vuông? ĐỀ ÔN SỐ 2 Bài 1: Khoanh vào đáp án đúng a) Số liền sau của số 39759: A. 39758 B. 39760 C.39768 D. 39760 b) Tìm số tròn nghìn ở giữa số 9068 và 11982 là: A. 10000 và 12000 B. 10000 và 11000 C. 11000 và 9000 D. 12000 và 11000
  2. c) 3km 12m = m A. 312 B. 3012 C. 36 D. 15 d) 4 giờ 9 phút = phút A. 49 phút B. 36 phút C. 396 phút D. 13 phút Bài 2: Tính a) (872 – 751) x 3 = b) 12356 + 954 : 9 = Bài 3: Một đội thuỷ lợi đào được 132 m mương trong 6 ngày . Hỏi đội đó đào được bao nhiêu m mương trong 7 ngày? Bài 4: Đặt tính rồi tính a) 63754 + 25436 b) 93507 - 7236 c) 726 x 4 d) 966 : 7 Bài 4: Tìm x a) x + 7839 = 16784 b) 5 x x = 275 c) x : 157 = 9 Bài 5: Trong một xưởng may công nghiệp, cứ 15 m vải thì may được 5 bộ quần áo cùng một cỡ. Hỏi có 350m vải thì may được bao nhiêu bộ quần áo với cùng cỡ đó và còn thừa mấy m vải? Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1 A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 1. Nghe viết: Hai Bà Trưng (đoạn 2) trang 4, Sách TV lớp 3, tập 2. 2. Điền vào chỗ trống l hay n? ăm gian ều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè ưng giậu phất phơ màu khói nhạt àn ao lóng ánh bóng trăng oe. (Nguyễn Khuyến). II. Tập làm văn: Em hãy viết một bức thư ngắn từ 7 đến 10 câu cho một người bạn, kể những điều em biết về một vùng quê nơi em đang sinh sống theo gợi ý sau: a. Em viết thư cho bạn tên là gì? + Học sinh trường nào? b. Tự giới thiệu em tên là gì? ở đâu? Học sinh lớp mấy, trường nào?. c. Em viết thư gửi bạn để làm gì ? d. Hỏi thăm sức khỏe bạn. e. Kể cho bạn biết những điều em biết về một vùng quê nơi em đang sinh sống: + Kể vài cảnh đẹp; con người, sự vật mà em yêu quý quê em. g. Lời chúc, chia tay, hẹn thư sau, ký tên. B. Kiểm tra đọc I. Đọc tiếng: Đọc lại các bài tập đọc từ tuần 19 và trả lời các câu hỏi trong bài, nêu nội dung bài. II. Đọc hiểu: - Đọc thầm bài thơ: Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước.
  3. Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang. (Hoài Khánh) Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên? - Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: A. Có 2 sự vật B. Có 3 sự vật C. Có 4 sự vật D. Có 5 sự vật - Hãy kể tên những sự vật đó: Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang. B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li. C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước. Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: - Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng. Câu 5: Tìm trong bài các từ: a) chỉ hoạt động b) chỉ đặc điểm, tính chất Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2 A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 1. Nghe viết: Trần Bình Trọng, trang 11, Sách TV lớp 3, tập 2. 2. Làm bài tập 2b, trang 12, Sách TV lớp 3, tập 2. II. Tập làm văn: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu , kể về việc học tập của em trong học kỳ I năm học này 2019-2020. Gợi ý sau: a . Đầu năm học 2019-2020, em được lên lớp, đang học lớp nào? b. Thầy cô giáo chủ nhiệm họ tên là gì? c. Em được học tập những môn học nào? Em thích học môn nào nhất và kết quả ra sao? d. Các bạn trong lớp học tập ra sao? So với các bạn em có học giỏi hay không? e. Hướng phấn đấu học tập trong học kỳ II ra sao? B. Kiểm tra Đọc I. Đọc tiếng: Đọc lại các bài tập đọc từ tuần 20 và trả lời các câu hỏi trong bài, nêu nội dung bài. II. Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt: Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Tán bàng xòe ra giống như . (Cái ô, mái nhà, cái lá) Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh. Những lá bàng mùa đông đỏ như ( ngọn lửa, ngôi sao , mặt trời) Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh.
  4. A. Những chú gà con chạy như lăn tròn. B. Những chú gà con chạy rất nhanh. C. Những chú gà con chạy tung tăng. Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Tiếng suối ngân nga như Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Mặt trăng tròn vành vạnh như Câu 6. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’ Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Câu 7. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’ Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà. Câu 8. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. Câu 9: Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. Cái gì thế nào? Câu 10: Câu Em còn giặt bít tất thuộc mẫu câu a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? C.a, b đều đúng d. a, b đều sai