Ngân hang câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử Lớp 7

docx 15 trang thungat 3660
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hang câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan_mon_lich_su_lop_7.docx

Nội dung text: Ngân hang câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử Lớp 7

  1. NGÂN HANG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN LỊCH SỬ LỚP 7 A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào? A. Chủ nô Rô-ma B. Quí tộc Rô-ma C. Tướng lĩnh và quí tộc. D. Nông dân công xã Câu 2: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào? A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh. B. Nông dân C. Nô lệ D. Nô lệ và nông dân Câu 3: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào A.Tăng lữ quí tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân Câu 4: Lãnh địa phong kiến là gì? A. Vùng đất rộng lớn của nông dân. B. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô Câu 5: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. Câu 6: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A.Thương nhân, quí tộc. B. Công nhân, quí tộc. C.Tướng lĩnh quân sự, quí tộc. D. Tăng lữ, quí tộc.
  2. Câu 7: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản? A.Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn. B.Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản. C.Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp. D.Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất. Câu 8: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu? A.Thương nhân giầu có, chủ xưởng, chủ đồn điền. B. Địa chủ giàu có. C.Quí tộc, nông dân. D. Thợ thủ công nhỏ lẻ. Câu 9: Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí? A.Anh, Pháp. B. Đức, I-ta-li-a. C.Tây ban-nha, Bồ-đào-nha. D. Pháp, Bồ-đào-nha. Câu 10: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào? A.Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân. B.Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân. C.Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô. D.Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công. Câu 11: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là : A.Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội. B.Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người. C.Phê phán Giáo hội, đề cao Khoa học tự nhiên. D.Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người. Câu 12: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là: A. Thuế. B. Hoa lợi. C. Địa tô. D. Tô, tức Câu 13: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? A. Nhà Tần. B. Nhà Minh.
  3. C. Nhà Đường. D. Nhà Thanh. Câu 14: Đến thời Tống, người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì? A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại. B. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. C.Thuốc nhuộm thuốc in. D. Đóng tàu, chế tạo súng. Câu 15: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A.Vương triều Ấn Độ Mô- gôn. B. Vương triều Hồi giáo Đê-li. C. Vương triều Gúp-ta. D. Vương triều Hác-sa. Câu 16: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới Vương triều Gúp-ta? A. Đúc được cột sắt, đúc tượng Phật bằng sắt cao 2m. B. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng Phật bằng đồng cao 2m C. Nghề khai mỏ phát triển , khai thác sắt, đồng, vàng. D. Đúc một cột sắt cao 7, 25 m, nặng 6500 kg. Câu 17: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là: A.Mùa khô và mùa mưa. B. Mùa khô và mùa lạnh. C. Mùa đông và mùa xuân. D. Mùa thu và mùa hạ. Câu 18: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác? A. Mùa khô tương đối lạnh, mát. B. Mùa mưa tương đối nóng. C.Gió mùa kèm theo mưa D. Khí hậu mát, ẩm. Câu 19: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Phi-lip-pin. D. Mi-an-ma. Câu 20: Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
  4. A.Thái Lan. B. Mi-an-ma. C. Ma-lai-xi-a. D. Xin-ga-po. Câu 21: Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành hai quốc gia mới nào? A. Đại Việt và Chăm-pa. B. Pa-gan và Chăm-pa. C.Su-khô-thay và Lan Xang D. Mô-giô-pa-hít và Gia-va. Câu 22: Giữa thế kỉ XIX, nước nào giữ được độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây? A. Cam-pu-chia. B. Lào. C.Việt Nam.D. Thái Lan. Câu 23: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ- trung đại? A.Việt Nam. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan. Câu 24: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển? A. Nông nghiệp phát triển. B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc. C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới. D. Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới. Câu 25: Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á ? A.Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo. B. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ. C. Có nhiều đền, chùa đẹp. D. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng. Câu 26: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là: A. Địa chủ và nông nô. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C.Địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh. Câu 27: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là: A. Địa chủ và nông nô. B. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.
  5. C.Địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. Câu28: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng: A.Địa tô. B. Đánh thuế. C. Tức. D. Làm nghĩa vụ phong kiến. Câu 29: Chế độ quân chủ là gì? A. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán. B.Thể chế nhà nước do vua đứng đầu. C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ. D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa. B. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập? A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở Cổ Loa. C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ. Câu 2: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B.Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi. D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn. Câu 3: Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào? A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn. B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều. C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy. D.Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc. Câu 4: Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội? A. Tầng lớp nông dân. B. Tầng lớp công nhân. C. Tầng lớp nô tỳ. D. Tầng lớp thợ thủ công. Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
  6. C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua. D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư. Câu 6: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? A) Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. B) Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C) Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. D)Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 7: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 8: Nhà Lý đã làm nhiều việc để củng cố quốc gia thống nhất: Ban hành bộ luật Hình thư; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. Câu 9: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B. Trâu, bò là động vật quý hiếm. C. Trâu, bò là động vật linh thiêng. D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 10: Cấm quân là A. quân phòng vệ biên giới. B. quân phòng vệ các lộ. C. quân phòng vệ các phủ.D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành. Câu 11: Quân địa phương gồm những loại quân nào? A. Lộ quân, sương quân, dân binh. B. Lộ quân, trung quân, dân binh. C. Sương quân, dân binh. D. Lộ quân, sương quân, trung quân. Câu 12: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì? A. Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình.
  7. B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Với tay nắm các vùng dân tộc ít người. D. Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm. Câu 13: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng? A. Hòa hảo thân thiện. B. Đoàn kết tránh xung đột C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa. Câu 14: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. Câu 15: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa. C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 16: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 17: Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích A. Thăm hỏi nông dân. B. đẩy mạnh khai khẩn đất hoang C. chia ruộng đất cho nông dân. D. khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp. Câu 18: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển? A. Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. B. Triều đình chăm lo công tác thủy lợi.
  8. C. Đất nước ổn định. D. Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi. Câu 19: Dưới thời Lý, ở địa phương, thành phần nào trở thành địa chủ? A) Một số hoàng tử, công chúa. B) Một số quan lại nhà nước. C) Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất. D)Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất. Câu 20: Giai cấp nào, tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý? A)Giai cấp nông dân. B) Giai cấp công nhân. C) Tầng lớp thợ thủ công. D) Tầng lớp nô tì. Câu 21: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là: A) Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao. B) Mỗi năm đều có khoa thi. C) 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi. D)Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi. Câu 22: Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn dưới thời Lý? A) Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật. B) Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. C) Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế. D)Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế. Câu 23: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì? A)Chế độ Thái thượng hoàng. B) Chế độ lập Thái tử sớm. C) Chế độ nhiều Hoàng hậu. D) Chế độ Nhiếp chính vương. Câu 24: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? A) Phong kiến phân quyền. B)Trung ương tập quyền. C) Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. D) Vua nắm quyền tuyệt đối.
  9. Câu 25: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất? A) Tích cực khai hoang. B) Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. C) Lập điền trang. D)Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. Câu 26: Điền trang là gì? A)Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có. B) Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có. C) Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có. D) Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy. Câu 27: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào? A)Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến. B) Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến. C) Cho sứ giả của mình sang giảng hòa. D) Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải. Câu 28: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào? A) Trả lại thư ngay. B) Tỏ thái độ giảng hòa. C)Bắt giam vào ngục. D) Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ. Câu 29: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên? A) Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. B) Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng. C) Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ. D)Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những danh tướng tài ba. Câu 30: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiêbns chống Mông - Nguyên? A)Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B) Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C) Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D) Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá.
  10. Câu 31: ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (4/1288) là gì? A) Thể hiện tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuần. B) Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần. C) Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. D)Vừa thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần, tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, vừa đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. Câu 32; Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là A. quý tộc tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang. B. đất nước hòa bình. C Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm. Câu 33: Trong nghề nông thời Trần, bộ phận ruộng đất đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước là A. ruộng đất của địa chủ. B. ruộng đất điền trang. C. ruộng đất tư của nông dân. D. ruộng đất công làng xó. Câu 34: Điền trang là A. ruộng đất của địa chủ. B ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do chiêu tập dân nghèo khai hoang . C. ruộng đất của nông dân tự do. D. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do nhà vua ban tặng. Câu 35: Thái ấp là A. bộ phận đất đai nhà vua phong cho quý tộc, vương hầu. B. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do chiêu tập dân nghèo khai hoang . C. ruộng đất của nông dân tự do. D. ruộng đất của địa chủ. Câu 36: Tầng lớp bị trị đông đảo nhất thời Trần là A. phụ nữ. B. thợ thủ công. C. nông dân cày ruộng công làng xã. D. nông dân tự do. Câu 37: Những biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao. B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.
  11. C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều. Câu 38: Nhà giáo tiêu biểu nhất thời Trần là A. Chu Văn An. B. Trương Hán Siêu. C. Đoàn Nhữ Hài. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 39: Văn hóa, giáo dục, khoa học và nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì A. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước Đông Nam Á. B. nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm, kinh tế phát triển, xã hội ổn định. C. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước châu Á. D. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước trên thế giới. Câu 40: Nêu nguyên nhân cơ bản nhất trong những nguyên nhân dưới đây dẫn tới sự sụp đổ của nhà Trần. A.Chính quyền thối nát, vua quan ăn chơi, sa đọa. B. Do nạn ngoại xâm: phía Bắc nhà Minh mưu thôn tính, phía Nam Chăm Pa gây xung đột. C.Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình. D. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình phong kiến ngày càng gay gắt. Câu 41: Chính sách hạn điền tác động mạnh nhất tới ai? A.Địa chủ. B. Nhà chựa. C. Quan lại. D. Vương hầu, quý tộc nhà Trần. Câu 42: Trong các thế kỷ từ X đến thế kỷ XV, nhân dân ta đó đánh tan đạo quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới. Đó là đạo quân A. Nam Hán. B. Tống. C. Nguyên. D. Minh. Câu 43: Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển về giáo dục, thi cử của nước ta từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV? A. Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở. B. Năm 1076 mở Quốc Tử Giám cho con em quí tộc đến học. C. Thời Trần, các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. D. Nhà Hồ đặt chức quan, cấp ruộng công cho các địa phương để sử dụng vào việc học.
  12. Câu 44: Biểu hiện nào thuộc về chính sách đồng hóa của nhà Minh với dân tộc ta? A. Thiêu hủy sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị. B. Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì. C. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ. D. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình. Câu 45: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh là A. quân Minh đông, mạnh. B. vì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. C. vì nhà Hồ không được lòng dân. D. vì cải cách của Hồ Quý Ly thất bại. Câu 46: Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV? A. Phục Trần diệt Hồ. B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh. C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh. D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế. Câu 47: Vì sao quân Minh chấp nhận tạm hòa với Lê Lợi ? A. Do lực lượng quân ta lớn mạnh. B. Vì quân Minh suy yếu. C. Quân Minh nản lòng vì đánh mãi không thắng. D. Quân Minh tạm hòa để dùng kế mới là mua chuộc các thủ lĩnh nghĩa quân. Câu 48: Chặn đánh đạo quân của Vương Thông, ta chủ yếu dùng cách đánh gì ? A. Chủ động tấn công. B. Rút lui dần, chờ thời cơ C. Lập tuyến phũng thủ. D. Chủ động mai phục, phục kích Câu 49: Chiến thắng quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là A. Chúc Động. B. Tốt Động. C. Đông Quan.D. Chi Lăng, Xương Giang. Câu 50: Đạo quân do Mộc Thạnh chỉ huy phải rút quân vì A. biết Liễu Thăng đã bại trận. B. bị ta đón đánh tấn công. C. bị ta liên tục phục kích. D. Mộc Thanh ngại đường sá xa xôi, hiểm trở và số lượng quân ít. Câu 51: Chính quyền Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh nhất vào thời vua: A.Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông.
  13. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 52: Chính sách “Ngụ binh ư nông” là: A. coi trọng việc binh hơn việc nông. B. khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều tại ngũ chiến đấu. C. khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều tại ngũ chiến đấu khi hòa bình thay phiên nhau về làm ruộng. D. khi có ngoại xâm, tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình, tất cả về làm ruộng. Câu 53: Nội dung chính của Luật “Hồng Đức” là gì ? A. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vua, quan lại, địa chủ. B. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. Khuyến khích phát triển kinh tế. D. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Câu 54: Sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đã cho ngay 25 vạn lính về quê để A. sum họp gia đỡnh sau bao năm chinh chiến. B. giảm gánh nặng cho quân đội. C. giúp việc phục hồi và phat triển nông nghiệp. D. chuẩn bị phục vụ cho chính sách “ngụ binh ư nông”. Câu 55: Chính sách chia ruộng đất công của nhà Lê là chính sách gì ? A. Chính sách tịnh điền. B. Chính sách quân điền. C. Chính sách hạn điền. D. Chính sách lộc điền. Câu 56: Tại sao trong điều lệ lập chợ quy định “Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ cũ”? A. Để bảo vệ những phiên chợ cũ. B. Tránh như vậy để tạo điều kiện cho chợ mới phát triển. C. Tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau. D. Để mọi người có thêm cơ hội, thời gian mua bán. Câu 57: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A.Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á. D. Quốc gia trung bỡnh ở Đông Nam Á. Câu 58: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xó hội là:
  14. A.Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chua giáo. Câu 59: Thời Lê sơ, sử học có rất nhiều tác phẩm. Điều đó có ý nghĩa gì ? A. Có rất nhiều nhà sử học. B. Nhà nước khuyến khích viết sử. C. Thể hiện sự quan tâm của nhà nước và các nhà sử học đối với lịch sử. D. Thể hiện sự phong phú, đa dạng của công việc viết sử. Câu 60: Trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất ? A. Khởi nghĩa Trần Nguyên Khang. B. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi. C. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. D. Khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 61: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất? A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa bọn quan lại địa phương với nhân dân. C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến. Câu 62: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào? A. Mất hết quyền lực. B. Vẫn nắm truyền thống trị. C. Quyền lực bị suy yếu. D. Còn nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh. Câu 63: Ở Đàng trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vựng Thuận - Quảng để: A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân. B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị. C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai. D. củng cố cơ sở cát cứ. Câu 64: Nông nghiệp Đàng trong phát triển rõ rệt nhờ vào yếu tố chính nào? A. Nhờ đất đai màu mỡ. B. Nhờ chính sách cấp nông cụ, lương ăn cho nông dân. C. Nhờ chính sách tích cực của nhà nước và điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Nhờ việc đặt thêm các cơ sở hành chính mới như lập phủ Gia Định. Câu 65: Vì sao nửa sau thế kỷ XVIII các thành thị suy tàn?
  15. A. Các chúa không thích sự có mặt của người nước ngoài vào làm ăn buôn bán. B Các chúa Trịnh - Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. C. Cỏc chúa mãi lo củng cố quốc phòng và quyền lực. D. Do các lái buôn nước ngoài không muốn đến các đô thị ở nước ta buôn bán nữa. Câu 66: Ở các thế kỷ XVI – XVII, tư tưởng, tôn giáo nào vẫn được chính quyền đề cao ? A.Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 67: Vì sao Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn ngăn cấm truyền đạo Thiên Chúa vào nước ta ? A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa. B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo, dò xét, do thám nước ta. C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. D Vi đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị của chúa Trịnh, Nguyễn. Câu 68: Vào giữa thế kỷ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài như thế nào? A. Vẫn ổn định. B. Các phe phái tranh giành quyền lực. C. Chính quyền Đàng Ngoài suy sụp. D. Vua Lê đã giành lại quyền lực từ tay chúa Trịnh. Câu 69: Trong trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút. Nguyễn Huệ dùng chiến thuật là: A. chủ động tấn công. B. mai phục, phục kích. C. lập phòng tuyến. D. rút lui nhử địch, chờ thời cơ. Câu 70: Nguyên nhân nào khiến Tây Sơn thất bại trước cuộc tiến công của Nguyễn Ánh? A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, suy yếu nhanh chóng. B. Do lực lượng của Nguyễn Ánh rất mạnh nhờ vào sự giúp đỡ của tư bản Pháp. C. Vì Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi nhưng thiếu năng lực, uy tín. D. Do Nguyễn Ánh liên tục mở các cuộc tấn công Tây Sơn.