Nội dung ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_on_tap_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2018_2019.docx
Nội dung text: Nội dung ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am
- Trường THCS THANH AM NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2018- 2019 MÔN LỊCH SỬ 6 I. Hệ thống bài học: - Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế ở nước ta. - Bài 11: Những chuyển biến về xã hội ở nước ta. - Bài 12: Nước Văn Lang. - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. II. Yêu cầu cần đạt: - Thời gian, địa điểm, người thành lập nhà nước Văn Lang - Bộ máy nhà nước Văn Lang. - Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. - Trình bày, diễn đạt, nhận xét, liên hệ thực tế các sự kiện lịch sử. - Khuyến khích tự học, tự khai thác tư liệu trên các kênh thông tin hiện đại. III. Câu hỏi cụ thể. Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Sau khi nhà nước văn Lang ra đời Hùng Vương tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Câu 2: Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang? Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên này? Câu danh ngôn “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Câu danh ngôn trên là lời nhắc nhở về trách nhiệm dựng nước của Bác Hồ gửi gắm đến thế hệ trẻ. Là học sinh là thế hệ trẻ của đất nước em sẽ làm gì để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp hơn? Câu 3: Em hãy kể tên một số truyền thuyết mà em đã học ở thời kì Văn Lang. Hãy tóm tắt truyền thuyết mà em thích nhất. Câu 4: Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang qua nơi ở, cách ăn mặc? Câu 5: Trình bày những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang qua lễ hội, tín ngưỡng? BGH kí duyệt Tổ nhóm CM Người lập Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Thu Huyền Đặng Thị Thu Huyền
- TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2018 -2019 MÔN LỊCH SỬ 6 Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh: - Cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng. - Cư dân Lạc Việt phải đấu tranh với giặc ngoại xâm, giải quyết những xung đột giữa các tộc người, giữa các bộ lạc với nhau. Trong hoàn cảnh đó các bộ lạc có nhu cầu thống nhất với nhau, cần có người có uy tín và tài năng để cai trị đất nước. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang: - Hùng Vương chia cả nước làm 15 bộ, vua có quyền quyết định tối cao trong nước. - Hùng Vương đặt ra các chức quan: Lạc hầu ( tướng Văn), Lạc tướng ( tướng Võ) để giúp việc cho vua. - Đứng đầu các bộ là Lạc tướng, đứng đầu chiềng chạ là Bồ chính. Câu 2: Sơ đồ: Hùng Vương Lạc hầu- Lạc tướng (trung ương) Lạc hầu Lạc tướng (bộ) (bộ) Bồ chính Bồ chính Bồ chính Bồ chính (chiềng, chạ) (chiềng, chạ) (chiềng, chạ) (chiềng, chạ) Nhận xét: Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, tổ chức nhà nước còn đơn giản nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. Học sinh trả lời ý kiến của cá nhân ( gợi ý các ý sau: học tập, tu dưỡng đạo đức, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.) Câu 3: Một số truyền thuyết mà em đã học ở thời kì Văn Lang: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh Hãy tóm tắt truyền thuyết mà em thích nhất.
- Câu 4: * Đời sống vật chất: - Ở nhà sàn (làm băng tre, gỗ, nứa ), ở thành làng chạ. - Ăn: cơm rau, cá, dùng bát, mâm, muôi. Dùng mắm, muối, gừng. - Mặc: + Nam đóng khố, mình trần, chân đất. + Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để nhiều dùng đồ trang sức trong ngày lễ. - Đi lại bằng thuyền. Câu 5: * Đời sống tinh thần - Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tỳ (sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc). - Tổ chức lễ hội, vui chơi nhảy múa, đua thuyền. - Có phong tục ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh, xăm mình. - Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời (các lực lượng siêu nhiên), thờ cúng tổ tiên Người chết được chôn trong thạp, bình và có đồ trang sức. - Họ có khiếu thẩm mĩ cao. => Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện vào nhau tạo nên tình cảm cộng đồng trong con người Văn lang (Cơ sở của tình yêu nước – một truyền thống quý báu của dân tộc ta). BGH kí duyệt Tổ, nhóm CM Người lập Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Thu Huyền Đặng Thị Thu Huyền