Phiếu bài tập cuối tuần 35 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5

pdf 10 trang thungat 20994
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập cuối tuần 35 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_cuoi_tuan_35_mon_toan_tieng_viet_lop_5.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập cuối tuần 35 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5

  1. PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN 34 6 Họ và tên: Lớp 1. Phần trắc nghiệm Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S a) 215 phút = 21,5 giờ ▭ b) 4 dm3 15cm3 = 4,015dm3 ▭ c) giờ = 3 giờ 20 phút ▭ d) 3 ha 12m2= 3,012ha ▭ Bài 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng a.8% của 350l là: A. 28l B. 280l C. 2800l D. 240l b. Biểu đồ bên cho biết kết quả học tập của học sinh ở một trường tiểu học. Tính số học sinh đạt học lực giỏi, biết trường tiểu học đó có 840 học sinh. A. 564 học sinh B. 546 học sinh C. 252 học sinh D. 524 học sinh c.Diện tích hình tam giác ABC là: A. 15 cm2 B. 7,5 cm2 C. 18 cm2 D. 9 cm2
  2. d.Diện tích hình tháng ABCD là: A. 67,2 cm2 B. 33,6 cm2 C. 38,4 cm2 D. 28,6 cm2 e.Cho biết 46% số gạo trong kho là 1150kg gạo. Hỏi trong kho có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? A. 2500kg B. 25000kg C.5290kg D.529kg Bài 3.Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Biểu đồ hình quạt dưới đây cho biết sở thích các môn thể thao của 300 em được chọn phỏng vấn tại cung thiếu nhi. a) Số học sinh thích bóng đá là: .em b) Số học sinh thích cầu lông là: .em c) Số học sinh thích bóng chuyền là: .em d) Số học sinh thích cờ vua là: .em 2. Phần tự luận Bài 1. Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ số phần trăm diện tích trồng các loại cây ăn quả ở một trang trại: Hãy cho biết tỉ số phần trăm diện tích trồng mỗi loại cây ă n quả của trang trại được thể hiện trên biểu đồ.
  3. Bài 2. Số cây của một đội trồng rừng trồng được thống kê theo từng năm như bảng dưới đây : Năm 2001 2002 2003 2004 Số cây 5720 5670 5760 6570 a) Năm nào đội trồng rừng trồng được nhiều cây nhất ? Năm nào trồng được ít cây nhất ? b) Sắp xếp các năm theo thứ tự số cây trồng được tăng dần. c) Trung bình mỗi năm đội trồng rừng đã trồng được bao nhiêu cây ? Bài 3. Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi bên dưới a. Năm nào sản lượng lương thực của Liên Bang Nga đạt cao nhất? Năm nào đạt sản lượng thấp nhất? b. Những năm nào có sản lượng lương thực cao hơn năm 2000? c. Những năm nào có sản lượng lương thực thấp hơn 60 triệu tấn? d. Từ năm 1999 đến năm 2000, sản lượng lương thực của Liên Bang Nga đã tăng lên bao nhiêu phần trăm ( Thương lấy đến bốn chữ số ở phần thập phân)
  4. Bài 4. Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia học tự chọn các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh của khối lớp 5 ở một trường tiểu học. Biết rằng số học sinh tham gia học tự chọn môn Toán là 90 bạn. Tính số học sinh tham gia học tự chọn môn Tiếng Việt, môn Tiếng Anh. Bài 5. Lúc 8 giờ, một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B. Vận tốc của ca nô khi nước yên lặng là 20km/h, và vận tốc của dòng nước là 4km/h. Đến 9 giờ 15 phút thì ca nô đến B. Tính độ dài của quãng sông AB?
  5. Bài 6. Tính diện tích mảnh đất có kích thước theo hình vẽ dưới đây: Bài 7. Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,8m. Người ta muốn quét vôi vào các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông , biết tổng diện tích các cửa bằng 8 m2. (chỉ quét bên trong phòng) Bài 8. Một thửa ruộng hình bình hành có số đo cạnh đáy là 120m và chiều cao bằng cạnh đáy. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 500m2 thu được 1250kg lúa. Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu tấn thóc?
  6. Bài 9. Theo kế hoạch sản xuất, một tổ phải làm 520 sản phẩm, đến nay tổ đó đã làm được 65% số sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa? Bài 10*. Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 1,5m. Hiên taị thể tích của bể đang có nước. Hỏi phải đổ thêm vào bể bao nhiêu lít nước để 4 5 thể tích bể có chứa nước?
  7. BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn: THAI NGHÉN MÙA XUÂN Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới! Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động. Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết. Gió, gió rét. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được! Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân. Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn. Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao. Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu. Theo VŨ NAM
  8. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Cây bưởi ra hoa vào mùa nào ? a. Mùa thu b. Mùa xuân c. Mùa hạ c. Mùa đông 2. Ở miền Bắc, hoa nào nở báo hiệu mùa xuân đã đến ? a. Hoa bưởi b. Hoa hồng c. Hoa đào d. Hoa mai 3. Những sự vật nào trong bài được nhân hóa ? 4. Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén? a) Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. b) Những chiếc lá chuyển màu vàng, chim sâu tí tách chuyền cành đi kiếm ăn. c) Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. 5. Các điệp từ lặng lẽ và cụm từ thời gian thầm thì gọi màu xuân đến cho thấy mùa xuân được thai nghén như thế nào? a) Mùa xuân được thai nghén một cách âm thầm, chắc chắn. b) Mùa xuân được thai nghén một cách nhịn nhịp, vội vã. c) Mùa xuân được thai nghén một cách tưng bừng, hối hả. 6. Những hình ảnh nào cho thấy mùa xuân đã đến thật gần? a) Mây trời chuyển động. b) Mặt đất rì rầm, cây lá lao xao. c) Cóc, thằn lằn trốn đi đâu hết. 7. Đoạn văn cuối bài cho em thấy điều gì? 8. Em hãy đặt tên khác cho bài văn trên.
  9. I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Câu nào là câu ghép? a. Bà già Nô-en sẽ chẳng bao giờ chịu cảnh đi một mình trong tuyết rơi và nhìn gia đình người khác sum họp đâu b. Con trai chẳng thích đi mua sắm, bởi vậy chỉ có bà già Nô-en mời có thể đẩy xe đi khắp siêu thị mua đủ loại quà cho trẻ em khắp thế giới. c. Con trai không đời nào đủ kiên nhẫn để trả lời quá nhiều thư theo yêu câu như vậy. 2. Trong câu ghép “Chỉ có con trai mới có thể vừa mua quà vừa xuất phát nhanh vì họ không cần phải trang điểm và làm tóc.” từ nào nối các vế câu? a. vừa vừa b. chỉ có c. vì 3. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Giáng sinh là dịp để bạn bè gặp gỡ, hội họp, con trai cũng chẳng chịu từ bỏ để đi phân phát quà đâu” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu ghép. b. Ngăn cách trạng ngữ với vế câu. c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. 4. Viết một câu văn (có sử dụng dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ) giải thích vì sao đàn ông cần giúp đỡ phụ nữ làm các công việc nhà. 5. Viết lại các danh hiệu sau vào chỗ rống cho đúng quy tắc chính tả: a) Nghệ sĩ nhân dân: . b) Nghệ sĩ ưu tú: . c) Quả bóng vàng: d) Đôi giày vàng: 6. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả (đúng quy tắc viết hoa) [Khoanh tròn ý em chọn] a) Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục b) Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ c) Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam d) Giải nhất cuộc thi Viên phấn Vàng 7. Tìm 3 từ ngữ chỉ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam 8. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được ở bài 7 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu tục ngữ nói lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: a) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. b) Chim có tổ người có tông. c) Chỗ ướt mẹ nằm, chô ráo con lăn. d) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. 10. Điền dáu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu văn sau: a) Lúc hoàn hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng.
  10. b) Mặt trời lặn ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. c) Con sôn Nậm-khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu uốn mình một quãng rồi mới chịu hòa vào Mê-công. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu a, b, c ở trên