Trắc nghiệm ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7

docx 20 trang thungat 2890
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7

  1. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HKI – NGỮ VĂN 7 A/ Trắc nghiệm: I/ Văn bản 1. Mẹ tôi – Ét-môn-đô đơ A-mi-xi 1. Điều gì tạo nên sức hấp dẫn cho truyện Mẹ tôi? A. Nội dung câu chuyện giản dị nhưng chân thành, sâu sắc và cảm động. B. Tác phẩm không chỉ nói về chuyện gia đình mà còn thể hiện nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. C. Câu chuyện có nhiều tình tiết thú vị, hấp dẫn tạo sức thu hút mạnh mẽ với người đọc. D. Cách thức kể chuyện khéo léo, tế nhị, luôn có sự thay đổi để diễn tả tâm trạng nhân vật. 2. Trong văn bản Mẹ tôi, cha của En-ri-cô là người như thế nào? A. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con. B. Yêu thương, nghiêm khắc, tế nhị trong việc giáo dục con. C. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình. D. Rất yêu thương và nuông chiều con. 3. Trong văn bản Mẹ tôi, người bố đã chứng minh vai trò cao cả và thiêng liêng của người mẹ, của tình mẫu tử bằng cách nào? A. Nói về những việc làm và sự giúp đỡ của mẹ trong tương lai khi con khôn lớn. B. Nói về chính những lỗi lầm của bố đối với bà nội để làm gương cho con trai. C. Kể cho con trai nghe câu chuyện cổ cảm động về tình mẫu tử. D. Chỉ cho con biết nỗi ân hận, mất mát, đau đớn khi không còn mẹ. 4. Truyện Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi được trích trong A. Những tấm lòng cao cả. B. Cuốn truyện của người thầy. C. Cuộc đời của các chiến binh (tập truyện ngắn). D. Giữa trường và nhà. 5.
  2. Trong văn bản Mẹ tôi, mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? A. Rất nghiêm khắc với con. B. Không tha thứ cho lỗi lầm của con. C. Rất chiều con. D. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con. 6. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà văn của nước nào? A. Nga. B. Anh. C. Ý. D. Pháp. 7. Câu văn nào trong văn bản Mẹ tôi không trực tiếp bày tỏ thái độ của người cha đối với En-ri-cô? A. "Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". B. "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". C. "Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". D. "Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con". 8. Trong văn bản Mẹ tôi, điều gì đã khiến En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố? A. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. B. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố. C. Vì En-ri-cô sợ bố. D. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ. 9. Trong văn bản Mẹ tôi, En-ri-cô đã có hành động gì đối với mẹ mình khi cô giáo đến thăm? A. En-ri-cô có những lời không tôn trọng bố. B. En-ri-cô đã không giúp đỡ mẹ pha nước cho cô giáo. C. En-ri-cô đã thốt lên những lời thiếu lễ độ với mẹ. D. En-ri-cô nói dối với mẹ để trốn học đi chơi với bạn bè. 10. Trong văn bản Mẹ tôi, người bố đã yêu cầu En-ri-cô xin lỗi mẹ như thế nào? A. Phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để mẹ vui lòng.
  3. B. Phải thể hiện bằng hành động cụ thể. C. Phải xin lỗi với sự thành khẩn. D. Phải hứa với mẹ không bao giờ tái phạm. 2. Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài 1. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và sửng sốt trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê? A. Đó chi tiết khi cô giáo gặp Thủy ở lớp. B. Đó là chi tiết khi cô giáo và cả lớp học biết tin bố mẹ Thủy bỏ nhau. C. Đó là chi tiết khi Thủy không nhận quà của cô. D. Đó là chi tiết cô giáo và cả lớp biết tin Thủy không được đi học nữa. 2. Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê? A. Cuộc chia tay của hai con búp bê. B. Cuộc chia tay của hai anh em. C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ. D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo. 3. Trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, nhân vật bé Thủy đã có thái độ như thế nào trước cuộc chia tay của hai anh em? A. Vô tư, hồn nhiên, vui tươi vì không biết đây là cuộc chia tay mãi mãi của hai anh em. B. Rất buồn vì phải chia phần đồ chơi cho anh. C. Rất đau buồn và tuyệt vọng vì phải xa anh, xa những kỉ niệm thân thương gắn liền với tuổi thơ của em. D. Rất sung sướng và hân hoan vì từ nay không còn ai tranh giành đồ chơi với mình nữa. 4. Nỗi bất hạnh của bé Thủy trong câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê là gì? A. Không được tiếp tục đến trường. (3) B. Xa ngôi nhà tuổi thơ. (2) C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. D. Xa người anh trai thân thiết. (1) 5. Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê có tác dụng gì?
  4. A. Giúp cho cốt truyện tự nhiên và lời văn sinh động hơn. B. Thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của các nhân vật, làm tăng thêm tính chân thực của truyện. C. Làm cho người nghe dễ thông cảm và chia sẻ với số phận của các nhân vật hơn. D. Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn. 6. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, vì sao cô Tâm "tái mặt, nước mắt giàn dụa"? A. Vì bố mẹ Thủy bỏ nhau, Thủy phải xa lớp học. B. Vì các bạn Thủy khóc mỗi lúc một to khi chia tay Thủy. C. Vì Thủy không nhận quà của cô và nói rằng em sẽ phải thôi học. D. Vì Thủy đến chào lớp và chia tay với cô. 7. Ý chủ đạo của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là gì? A. Những con búp bê bị buộc phải chia tay nhưng hai anh em đã không để chúng phải chịu cảnh chia li. B. Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy với thầy cô, bè bạn. C. Hai anh em Thành - Thủy bị buộc phải xa nhau nhưng chúng đã nhất định không chịu để tình cảm anh em bị chia lìa. D. Cuộc chia tay của những con búp bê. 8. Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tại sao lại có cuộc chia tay giữa hai anh em? A. Vì anh em chúng không thương yêu nhau. B. Vì cha mẹ chúng đi công tác xa. C. Vì cha mẹ chúng chia tay nhau. D. Vì chúng được nghỉ học. 9. Trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, hai anh em Thành và Thủy đối xử với nhau như thế nào? A. Hai anh em Thành và Thủy rất mực thương yêu nhau, luôn quan tâm và chia sẻ với nhau. B. Thủy luôn luôn quan tâm đến anh trai nhưng Thành thì không bao giờ để ý đến em gái. C. Thành thường xuyên bắt nạt và không bao giờ quan tâm đến Thủy. D. Hai anh em thường xuyên cãi nhau và tranh giành đồ chơi với nhau.
  5. 10. Dòng nào ghi đầy đủ các nhân vật trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê? A. Thành, Thủy, mẹ, bố, búp bê. B. Thành, Thủy, cô Tâm, mẹ. C. Thành, Thủy, mẹ, bố, cô Tâm. D. Thành, Thủy, bố, mẹ, cô Tâm, Vệ Sĩ, Em Nhỏ. 3. Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan 1.1Trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? A. Xế trưa. B. Đêm khuya. C. Xế chiều. D. Ban mai. 2. Mối tương quan giữa cảnh và tình trong hai câu thơ cuối bài thơ Qua Đèo Ngang là gì? A. Cảnh càng phân li, chia cách, lòng người càng cháy bỏng nỗi nhớ quê, nhớ nhà da diết. B. Cảnh mênh mông rộng lớn bao nhiêu thì tình càng nặng nề, cô đơn, khép kín bấy nhiêu. C. Cảnh lạnh lùng, thưa vắng bao nhiêu thì tình người cũng cô đơn, u uất bấy nhiêu. D. Cảnh càng nhẹ nhõm, khoáng đạt thì tình càng nặng nề, u ám. 3. Có mấy từ láy trong hai câu thơ bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? "Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà" A. Một từ láy. B. Ba từ láy. C. Hai từ láy. D. Bốn từ láy. 4. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng như thế nào? A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn. B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. D. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
  6. 5. Bút danh Huyện Thanh Quan do đâu mà có? A. Do bà sống ở huyện Thanh Quan. B. Do chồng bà làm tri huyện Thanh Quan. C. Do chính hoàng đế nhà Nguyễn phong tặng cho bà nhân dịp bà vào cung nhận chức Cung trung giáo tập. D. Do bà có một bài thơ viết về huyện Thanh Quan. 6. Hình ảnh "con quốc quốc" và "cái gia gia" có tác dụng gì cho bài thơ Qua Đèo Ngang? A. Tạo thêm sự phong phú cho cảnh vật ở Đèo Ngang. B. Làm gia tăng không khí u buồn của đèo Ngang vào buổi chiều vắng lặng. C. Cho thấy đèo Ngang là nơi đất lành chim đậu. D. Thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong việc cảm nhận thiên nhiên. 7. Nhận xét nào đúng với bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan? A. Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật. B. Đó là một bài thơ Đường. C. Đó là một bài thơ tứ tuyệt. D. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán. 8. Các từ láy "Lom khom", "Lác đác" trong câu thơ "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông, chợ mấy nhà" trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan gợi lên tính chất gì cho cảnh Đèo Ngang ? A. Sống động, đầy sức sống. B. Thưa thớt, đìu hiu, nghèo khó. C. Gần gũi, chân thực. D. Ấm áp tình người. 9. Dòng nào ghi đủ các đối tượng được nhắc đến trong câu thơ thứ hai của bài thơ Qua Đèo Ngang? A. Cỏ, đá, lá, rễ, cây. B. Cỏ, cây, đá, lá, hoa. C. Cỏ, cây, đá, lá, hoa, quả. D. Cỏ, cây, hoa, quả, lá.
  7. 10. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng các cặp đối trong bài Qua Đèo Ngang? A. Câu "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà" đối với câu "Dừng chân đứng lại trời non nước"; câu "Lom khom dưới núi tiều vài chú" đối với câu "Lác đác bên sông chợ mấy nhà". B. Câu "Lom khom dưới núi tiều vài chú" đối với câu "Lác đác bên sông chợ mấy nhà"; câu "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" đối với câu "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". C. Câu "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" đối với câu "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"; câu "Lom khom dưới núi tiều vài chú" đối với câu "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc". D. Câu "Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà" đối với câu "Dừng chân đứng lại trời non nước"; câu "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" đối với câu "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". 4. Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến 1.Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả Nguyễn Khuyến đã đưa ra mấy lí do để chứng minh cho sự khó khăn của mình? A. 8 lí do. B. 10 lí do. C. 9 lí do. D. 7 lí do. 2. Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể loại nào ? A. Thơ thất ngôn xen lục ngôn. B. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. C. Thơ bẩy chữ. D. Thơ lục bát. 3. Tác giả Nguyễn Khuyễn đã kể ra những thứ gì của nhà mình muốn đem ra tiếp bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà? A. Gà, cá, cà, cải, trầu, cau, mướp. B. Gà, cải, cá, bầu, dưa, mướp, trầu. C. Gà, cá, cải, cà, bầu, mướp, trầu. D. Cá, gà, dưa, cà, bầu, mướp, trầu. 4. Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có A. giọng điệu buồn phiền, than thở.
  8. B. giọng thơ hùng hồn, mạnh mẽ. C. giọng điệu hóm hỉnh, sâu sắc. D. giọng thơ thể hiện sự cảm thông, chia sẻ. 5. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì? A. Giọng thơ tươi vui, hóm hỉnh. (2) B. Cả (1), (2),. (3) đều đúng. C. Tình huống được tạo ra trong bài thơ hết sức bất ngờ và lối ứng xử của chủ nhà cũng rất độc đáo. (1) D. Đề cao giá trị tinh thần trong cuộc sống. (3) 6. Thơ của Nguyễn Khuyến được sáng tác chủ yếu trong giai đoạn nào? A. Trong thời gian Nguyễn Khuyến còn tham gia các kì thi như thi Hương, thi Hội, thi Đình. B. Trong thời gian Nguyễn Khuyến còn làm quan. C. Trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về quê ở Yên Đổ. D. Thời Nguyễn Khuyến còn rất trẻ. 7. Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà? A. Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú. B. Cụm từ "ta với ta" kết thúc hai bài thơ có ý nghĩa giống nhau. C. Hai bài thơ diễn tả tình bạn thân thiết gắn bó của những tâm hồn tri âm. D. Hai bài thơ đều có cách nói giản dị và hóm hỉnh. 8. Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà cùa Nguyễn Khuyến, tác giả dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi là nhằm mục đích gì? A. Khẳng định tình cảm thắm thiết, trong sáng không vụ lợi. B. Thể hiện nỗi cô đơn, bất lực của nhà văn trước cuộc đời đen bạc. C. Trách cứ triều đình nhà Nguyễn không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. D. Tỏ bày hoàn cảnh nghèo khó, vất vả của mình. 9. Cụm từ "Ta với ta" trong câu cuối bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thể hiện điều gì? A. Nỗi cay đắng khi phải sống cuộc sống thiếu thốn, vất vả lúc về già.
  9. B. Sự cô đơn đến tột cùng khi không thể có được sự sẻ chia, an ủi của cuộc đời C. Nỗi ước mong cháy bỏng của nhà thơ muốn có người bạn tri âm, tri kỉ . D. Sự thủy chung gắn bó không gì chia cắt, mối đồng cảm sâu sắc của hai tâm hồn tri kỉ. 10. Câu thơ "Bạn đến chơi đây, ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà đã khẳng định quan niệm về tình bạn của nhà thơ như thế nào? A. Tình bạn sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi một thứ quan trọng là trầu cau. B. Tình bạn chân thật, thắm thiết thì chỉ cần gặp mặt, trò chuyện với nhau chứ không cần vật chất. C. Tình bạn mà thiếu thốn vật chất thì không thể gọi là tình bạn chân thành. D. Tình bạn luôn luôn cao quý, nhất là trong những tình huống khó khăn mà biết giúp đỡ lẫn nhau. 5. Cảnh khuya – Rằm tháng giếng – Hồ Chí Minh 1.Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ "Yên ba thâm xứ đàm quân sự" trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh? A. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân. B. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. C. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất. D. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân. 2. Trong bài thơ Cảnh khuya, cụm từ "chưa ngủ" xuất hiện ở cuối câu thứ ba lặp lại ở đầu câu thứ tư. Sự lặp lại ấy có tác dụng nghệ thuật gì? A. Miêu tả chân thực trạng thái, hành động của Bác được lặp đi lặp lại nhiều lần. B. Nhấn mạnh nỗi niềm lo lắng, trăn trở và sự hy sinh to lớn của Bác vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. C. Nối kết hai câu thơ đồng thời tạo một dòng mạch liên tục trong sự vận động của cảm xúc thơ. D. Tạo sự chuyển biến vừa bất ngờ, vừa tự nhiên của tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả. 3. Câu thơ thứ ba trong bài thơ Cảnh khuya cho thấy vẻ đẹp gì của Chủ tịch Hồ Chí Minh? A. Thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. B. Thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc. C. Thể hiện niềm lo lắng, ưu tư của Bác đối với vận mệnh của đất nước. D. Thể hiện ý chí vững vàng, kiên định và lòng lạc quan cách mạng của Bác.
  10. 4. Câu thơ thứ tư trong bài thơ Cảnh khuya cho thấy vẻ đẹp gì của con người Bác? A. Một người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp chung, đặt sự nghiệp chung lên trên những sở thích, ham muốn cá nhân. B. Một lãnh tụ vĩ đại của cách mạng luôn nâng niu, trân trọng những cảnh đẹp, những khoảnh khắc quý giá của cuộc sống. C. Là lãnh tụ cách mạng với biết bao công việc, lo lắng đã chiếm hết thời gian và tâm trí của Người, không còn thời gian dành cho những phút thư thái để thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên. D. Nỗi trằn trọc, băn khoăn của người thi sĩ Hồ Chí Minh khi cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ, đất nước còn bị mất độc lập tự do. 5. Bức tranh thiên nhiên trong câu thứ hai của bài thơ Cảnh khuya có đặc điểm gì? A. Bức tranh vô cùng sống động, nhiều màu sắc, hình vẻ, lung linh ấm áp. B. Bức tranh thiên nhiên vừa gần gũi, bình dị vừa đẹp đẽ, kiêu sa. C. Bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, vừa lung linh vừa ấm áp, hòa hợp. D. Bức tranh thiên nhiên tĩnh mịch, yên bình nhưng chứa ẩn những sự vận động, thay đổi tinh tế ở bên trong. 6. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng miêu tả cảnh vật ở đâu? A. Tây Bắc. B. Thủ đô Hà Nội. C. Việt Bắc. D. Nghệ An. 7. Câu thơ cuối bài Rằm tháng giêng gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài thơ nào sau đây? A. Tĩnh dạ tứ. B. Vọng Lư sơn bộc bố. C. Hồi hương ngẫu thư. D. Phong kiều dạ bạc. 8. Không gian trong câu thơ đầu bài thơ Rằm tháng giêng có đặc điểm gì? A. Bầu trời cao rộng, trong trẻo nổi bật lên hình ảnh vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp thế gian. B. Không gian một đêm rằm tháng giêng trên dòng sông phủ đầy sương khói và nổi bật là hình ảnh ánh trăng vằng vặc soi sáng khắp nơi.
  11. C. Không gian mênh mang của dòng sông mùa xuân và ánh trăng tròn lồng lộng soi chiếu nơi nơi. D. Không gian mênh mông, bát ngát, có sự giao hòa trọn vẹn của con người với cảnh vật thiên nhiên. 9. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác? A. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, nhất là thương các chiến sĩ. B. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái chiến sĩ - thi sĩ của Bác. C. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của Người. D. Tình yêu thiên nhiên thiết tha và lối sống hòa nhập với thiên nhiên. 10. Nhận xét nào đúng với đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ Rằm tháng giêng? A. Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu cổ thi song vẫn là một sáng tạo đặc sắc của Bác, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. B. Trong bài thơ, tác giả đã dẫn lại nhiều câu thơ hay của các thi nhân đời trước nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng của phong cảnh, tâm hồn Việt Nam. C. Bài thơ là một sáng tạo độc đáo của Bác cả về thể thơ, chất liệu, cách diễn đạt, hình ảnh thơ cho tới nội dung cảm xúc. D. Bài thơ mang một giọng điệu mới mẻ, tự nhiên đầy sức sống, thể hiện tâm hồn tài hoa nghệ sĩ của Bác. 6. Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh 1. Bài thơ Tiếng gà trưa được in lần đầu tiên trong tập thơ nào của tác giả Xuân Quỳnh? A. Sân ga chiều em đi. B. Thuyền và biển. C. Hoa dọc chiến hào. D. Sóng. 2. Những con gà nào đã được tác giả liên tưởng trong bài thơ Tiếng gà trưa, nhớ lại khi nghe tiếng gà trưa? A. Con gà trống choai, con gà mái mơ. B. Con gà mái mơ, con gà mái vàng. C. Con gà trống đỏ, con gà mái đen. D. Con gà mái đen, con gà mái nâu. 3.
  12. Câu thơ "Tiếng gà trưa" trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được lặp lại nhiều lần. Tác dụng của việc lặp lại đó là gì? A. Đó là âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam, khơi gợi những kỉ niệm về tình làng xóm thân thuộc. B. Không có tác dụng gì. C. Khơi gợi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu từ đó khắc sâu thêm tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. D. Làm cho âm điệu bài thơ thêm tha thiết, sâu lắng. 4. Bài thơ Tiếng gà trưa được viết chủ yếu theo thể thơ gì? A. Lục bát. B. Bốn chữ. C. Năm chữ. D. Song thất lục bát. 5. Trong bài thơ Tiếng gà trưa, từ tình cảm bà cháu, tác giả Xuân Quỳnh đã liên tưởng đến tình cảm nào? A. Tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. B. Tình yêu quê hương, đất nước. C. Tình đồng chí, đồng đội. D. Tình cảm giữa con người với nhau. 6. Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là A. ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. B. sử dụng rộng rãi lối liên tưởng tưởng tượng. C. cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực. D. sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm. 7. Trong bài thơ Tiếng gà trưa, bà chắt chiu để dành từng quả trứng để làm gì? A. Để bán đi lấy tiền mua thuốc chữa bệnh cho cháu. B. Để bán đi mua dầu đèn. mua sách vở cho cháu. C. Để bán đi lấy tiền đóng học phí cho cháu. D. Để cho gà ấp, sau bán đàn gà mua quần áo mới cho cháu. 8. Trong bài thơ Tiếng gà trưa, người chiến sĩ chiến đấu vì mục đích gì?
  13. A. Vì xóm làng thân thuộc, vì Tổ quốc thân yêu. B. Vì Tổ quốc thân yêu, vì kỉ niệm tuổi thơ. C. Vì Tổ quốc thân yêu, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà thương mến, vì kỉ niệm tuổi thơ. D. Vì người bà thân mến, vì kỉ niệm tuổi thơ. 9. Cảm hứng của tác giả Xuân Quỳnh trong bài thơ Tiếng gà trưa được khơi gợi từ sự việc gì? A. Từ phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp qua cuộc hành quân xa. B. Từ những kỉ niệm về bà. C. Từ những buổi hành quân xa và dừng chân bên xóm nhỏ nghe tiếng gà ai nhảy ổ. D. Từ những âm thanh rộn rã của cuộc sống. 10. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ "chắt chiu" trong câu "Dành từng quả chắt chiu" trong bài thơ Tiếng gà trưacủa Xuân Quỳnh? A. Giữ gìn, nâng niu. B. Âu yếm, vỗ về. C. Quan tâm, chăm sóc. D. Tiết kiệm, dè sẻn. II/ Tiếng Việt 1. Từ đồng âm 1. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp? A. Chú ý đầy đủ ngữ cảnh, dùng từ chính xác, để tránh sai nghĩa của từ trong câu. (1) B. Cả (1), (2), (3) đều đúng. C. Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm. (3) D. Chú ý phát âm thật chính xác. (2) 2. Từ nào dưới đây không phải là từ đồng âm với từ "chân" trong câu sau "Mỗi khi trái gió trở trời , cái chân tôi lại dở chứng đau nhức."? A. Chân lý B. Chân giả C. Chân thành D. Chân thật
  14. 3. Các từ sau là đồng âm hay đồng nghĩa ? Tiền tài - Tiền lương Năng lực - Năng khiếu Tiền tuyến - Tiền vệ A. Đồng âm B. Đồng nghĩa 4. Cơ sở để phân biệt từ đồng âm là gì ? A. Ý nghĩa của từ B. Hình thức âm thanh của từ C. Quan hệ giữa các từ trong câu D. Vai trò ngữ pháp của từ 5. Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm ? A. Mẫu mực, gương mẫu B. Thân mật, Ong mật, mật mã C. Giáo viên, giáo sư, giáo sinh 2. Từ đồng nghĩa Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân"? A. nhà thơ. B. nhà báo. C. nghệ sĩ. D. nhà văn. 2. Nhóm các từ nào là từ đồng nghĩa chỉ hoạt động nhận thức của trí tuệ ? A. Nghĩ ngợi, suy nghĩ, nghiền ngẫm B. Đoán định, tiên đoán, độc đoán C. Thông minh, lanh lợi, giỏi giang D. Xét đoán, xét nghiệm, phán xét 3. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "sơn hà"? A. giang sơn. B. sông núi. C. sơn thuỷ. D. đất nước.
  15. 4. Trong những từ sau, từ nào không nằm trong nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại? A. trông ngóng. B. trông mong. C. trông nom. D. trông đợi. 5. Yếu tố "tiền" trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại? A. tiền bạc. B. tiền đạo. C. tiền tuyến. D. mặt tiền. 3. Từ trái nghĩa 1.Cho biết các cặp từ sau, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa : 1.Ông -bà 2.Xấu - đẹp 3.Đói - khổ 4.Trắng -đen 5.Mênh mông - chật chội A. 1 và 2 B. 2, 4, 5 C. 3 và 5 D. 1,2,5 2. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. trẻ - già. B. sáng - tối. C. sang - hèn. D. chạy - nhảy. 3. Cho biết các cặp từ sau, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa : 1.Rõ ràng - mờ ảo 2.Học hành - vui chơi 3.Chiến tranh - hòa bình 4.Đứng - nằm
  16. 5.Yêu - ghét A. 1 và 2 B. 2, 4, 5 C. 3 và 5 D. 1,2,5 4. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ "im lặng - ồn ào"? A. tĩnh mịch - huyên náo. B. đông đúc - thưa thớt. C. vắng lặng - ồn ào. D. lặng lẽ - ầm ĩ. 5. Cho biết các cặp từ sau, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa : 1.Sống - chết 2.Nông - sâu 3.Chó - mèo 4.Thông minh - lười biếng 5.Héo úa - mơn mởn A. 1 và 2 B. 2, 4, 5 C. 3 và 5 D. 1,2,5 4. Quan hệ từ 1.Có thể dùng quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu văn: "Khuôn mặt cô gái không có nét gì đặc biệt nhưng rất ưa nhìn." A. bằng B. của C. về. D. cho 2. Dòng nào chỉ gồm những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ? A. Lòng tin của nhân dân; làm việc ở nhà; thân ái với bạn bè. B. Cái tủ bằng gỗ; đến trường bằng ô tô; sách ở trên bàn. C. Tay của nó bẩn; làm việc ở cơ quan; đầu của ông ấy to. D. Lòng tin của nhân dân; khuôn mặt của cô gái; giỏi về toán.
  17. 3. Quan hệ từ "hơn" trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? "Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" A. Điều kiện. B. Nhân quả. C. Sở hữu. D. So sánh. 4. Dòng nào đúng khi phân biệt sắc thái khác nhau của hai câu: (1) "Nó chậm nhưng chắc." (2) "Nó chắc nhưng chậm." A. Câu (1) tỏ ý khen, nhưng khen nhiều hơn; câu (2) tỏ ý khen, nhưng khen ở mức thấp. B. Câu (1) vừa chê và vừa khen; câu (2) cũng vừa chê và vừa khen. Người được nói đến có cả hai đặc điểm là chậm và chắc. C. Câu (1) nhấn mạnh vào yếu tố "chắc" nên tỏ ý khen là chính; câu (2) nhấn mạnh vào yếu tố "chậm" nên tỏ ý chê là chính. D. Cả hai câu vừa có chỗ chê, vừa có chỗ khen. Người nói khen yếu tố "chắc", chê yếu tố "chậm". 5. Quan hệ từ “ hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì ? Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? A. Nhân quả B. Sở hữu C. So sánh D. Điều kiện 5. Điệp ngữ 1.Đoạn thơ sau sử dụng điệp ngữ dạng nào “Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt ” A. Điệp ngữ chuyển tiếp B. Điệp ngữ cách quãng C. Điệp ngữ nối tiếp 2.
  18. Đoạn văn sau mắc lỗi lặp từ hay sử dụng điệp ngữ ? Trong trí tưởng tượng của em, đó là một vùng đất của những sắc xanh. Màu xanh của cây lá. Xanh của núi rừng. Xanh trời. Xanh biển. Xanh dịu dàng. Xanh cuốn hút. A. Mắc lỗi lặp từ B. Sử dụng điệp ngữ 3. Đoạn thơ sau sử dụng điệp ngữ dạng nào? Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp 4. Khi nào việc lặp lại từ ngữ bị coi là mắc lỗi lặp ? A. Khi giúp văn bản trở nên sinh động B. Khi nhấn mạnh được nội dung mà người viết muốn thể hiện C. Khi không có tác dụng gì D. Khi tạo ra được ấn tượng cho người đọc người nghe 5. Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau: "Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu (Chinh phụ ngâm khúc) A. Điệp ngữ các quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp. B. Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp. C. Điệp ngữ các quãng, điệp ngữ nối tiếp. D. Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ chuyển tiếp. 6. Đoạn thơ sau sử dụng điệp ngữ dạng nào Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát
  19. Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về! A. Điệp ngữ nối tiếp B. Điệp ngữ cách quãng C. Điệp ngữ chuyển tiếp 7. Điệp ngữ có những dạng chính nào? A. Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ chuyển tiếp. B. Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp. C. Điệp ngữ chuyển tiếp, điệp ngữ cách quãng. D. Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng. 8. Dùng điệp ngữ trong câu khi viết hay khi nói nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật điều được nói đến, gây ấn tượng và cảm xúc mạnh. B. Làm cho người nghe chú ý đến điều mình đề cập. C. Để tiết kiệm từ ngữ tối đa, tăng hiệu quả diễn đạt. D. Tạo ra nhạc điệu cho câu văn hay câu thơ. 9. Đoạn văn sau mắc lỗi lặp từ hay sử dụng điệp ngữ ? Vào lần sinh nhật thứ 12 của em, mẹ em tặng em một cuốn sổ màu xanh dương. Em thích cuốn sổ! Cuốn sổ rất đẹp ! Cuốn sổ đóng gáy xoắn. Cuốn sổ có những trang giấy có hình trang trí rất ngộ nghĩnh, dễ thương. Ngay từ lúc mở cuốn sổ ra, em đã biết rằng cuốn số sẽ là người bạn thân thiết của em. A. Sử dụng điệp ngữ B. Mắc lỗi lặp từ 10. Có mấy dạng điệp ngữ ? A. 4 B. 3 C. 6 D. 5