Tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệm THPT năm 2019-2020 - Môn Lịch sử

doc 273 trang thungat 4110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệm THPT năm 2019-2020 - Môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen_chon_cau_hoi_trac_nghiem_on_thi_tot_nghiem_thpt_nam_20.doc

Nội dung text: Tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệm THPT năm 2019-2020 - Môn Lịch sử

  1. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö 177Năm 2019, các môn Khoa học Xã hội trong đó có Lịch sử đã thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Vậy đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử sẽ có những dạng câu hỏi như thế nào? Sau đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử. 1. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại đều sai. Ví dụ: Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954 - 1975), lực lượng nào chỉ xuất hiện trong chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ? A. Quân đội Sài Gòn B. Quân Mĩ C. Quân Mĩ và quân chư hầu Mĩ D. Quân Bắc Phi 2. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất. Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là: A. Hệ thống XHCN trên thế giới đang hình thành, nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân. B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng. C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, sẽ ủng hộ cho cách mạng. D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao. 3. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống) Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiếu một số cụm từ, 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng. Ví dụ: Cho dữ liệu: Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính trong đó (1) là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. (2) . là cơ quan hành chính, đứng đầu là (3) . với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại (4) . Chọn dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống. A. (1) Hội đồng quản thác; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ). B. (1) Hội đồng Bảo an; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Vecxai ( Pháp). C. (1) Đại hội đồng; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ). D. (1) Hội đồng Bảo an; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ). 4. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử Ví dụ 1: Cho các sự kiện sau: 1. Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc nước ta. 2. Nhật đầu hàng Đồng minh vụ kiều điện 3. Nhật đảo chính Pháp Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng tiến trình lịch sử A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 2 C. 3, 2, 1 D. 2, 1, 3 Ví dụ 2: Cho các dữ liệu sau: Nội dung giải quyết Biện pháp có thể 1
  2. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö 1. Chính quyền cách mạng A. “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”. 2. Nạn đói B. Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. 3. Nạn dốt C. “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”. 4. Khó khăn về tài chính D.Thành lập Nha bình dân học vụ Nối nội dung giải quyết của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám với biện pháp có thể. 1. 1 - b, 2 - a, 3 - c, 4 - D. 2. 1 - c, 2 - a, 3 - b, 4 - D. 3. 1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - C. 4. 1 - a, 2 - c, 3 - b, 4 - D. 5. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản Ví dụ: Cho đoạn tư liệu sau: “ Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giê, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất .” (Trích Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh ngày 21/12 / 1946). Nội dung đoạn thư trên cho chúng ta biết thông điệp: 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo sự bội ước của thực dân Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ. 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Việt kiều ở Pháp và các nước Đồng minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ. 6. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định Ví dụ: Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? 1. Đây là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao của nhân dân ta. 2. Hoàn thành Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngôy nhào”. 3. Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền đất nước. 4. Mĩ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Để môn lịch sử đạt được kết quả cao, các bạn hãy đọc và ôn luyện thật kỹ càng các dạng bài đã phân tích ở trên. Mong rằng với tài liệu này mà tụi chia sẻ sẽ giúp các bạn ôn luyện và biết cách ôn các phần sao cho tốt. Chúc các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử hiệu quả, thi tốt, đạt điểm cao! 2
  3. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö LỊCH SỬ 10 – THẾ GIỚI. Chọn phương án trả lời đúng A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: Câu 1. Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph.Ma - gien - lan đã A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca - ri - bê. C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca - li - cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. Câu 2. Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí? A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới. B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển. Câu 3. Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là A. chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới. Câu 4. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Tăng lữ, quý tộc. B. Nông dân, quý tộc. C. Thương nhân, quý tộc. D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc. Câu 5. Sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, tình cảnh người nông nô như thế nào? A. Được hưởng thành quả to lớn do phát kiến mang lại. B. Được no ấm do của cải xã hội ngày càng nhiều. C. Bị thất nghiệp và bán sức lao động cho tư sản. D. Bị biến thành những người nô lệ. Câu 6. Phát kiến địa lí được xem như là một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực nào? A. Địa lí. B. Khoa học hàng hải. C. Giao thông đường biển. D. Giao thông và tri thức. Câu 7. Phát kiến địa lí đã đem lại cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở đâu? A. Ấn Độ. B. Châu Mĩ. C. Châu Phi. D. Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ. Câu 8. Thế nào là phong trào Văn hóa Phục hưng? A. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hóa cổ đại. B. Phục hưng tinh thần của nền văn hóa Hi Lạp, Rô ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. C. Phục hưng lại nền văn hóa phong kiến thời trung đại. D. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hóa. Câu 9. Bằng những tác phẩm của mình, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án A. chế độ phong kiến. B. giáo hội Kitô. C. vua quan phong kiến. D. văn hóa đồi trụy. Câu 10. Văn hóa Phục hưng đề cao vấn đề gì? A. Đề cao khoa học xã hội – nhân văn. B. Đề cao tôn giáo. C. Đề cao tự do cá nhân. D. Đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên. Câu 11. Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hóa Phục hưng? 3
  4. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö A. Sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Sự ra đời của giai cấp tư sản. C. Sự ra đời của thành thị trung đại. D. Sự xuất hiện của nhiều phát minh khoa học – kĩ thuật. Câu 12. Từ thế kỉ XI – XIII, văn hóa châu Âu bị ràng buộc bởi hệ tư tưởng nào? A. Giáo hội Thiên chúa giáo. B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Phong kiến. Câu 13. Đất nước được xem là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là A. Anh. B. Pháp. C. Italia. D. Đức. Câu 14. Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực nào? A. Khoa học tự nhiên. B. Kiến trúc. C. Triết học và lịch sử. D. Văn học – nghệ thuật. Câu 15. Cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp vẫn là A. nước nông nghiệp phát triển. B. nước nông nghiệp lạc hậu. C. nước công nghiệp phát triển. D. nước công nghiệp tương đối hiện đại triển. Câu 16. Cuối thế kỷ XVIII, đẳng cấp nào trong xã hội Pháp không được hưởng đặc quyền đặc lợi và phải nộp thuế? A. Đẳng cấp tăng lữ. B. Đẳng cấp quý tộc C. Đẳng cấp thứ 3. D. Vua, quý tộc. Câu 17. Cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến. C. Cộng hòa tư sản. D. Chế độ Cộng hòa. Câu 18. Thời kỳ nào đã đưa cách mạng tư sản Pháp lên đến đỉnh cao? A. Thời kỳ phái lập hiến cầm quyền. B. Thời kỳ phái Girôngđanh cầm quyền. C. Thời kỳ phái Giacôbanh cầm quyền. D. Thời kỳ Đốc chính. Câu 19. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII là giữa những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ với quý tộc B. Tăng lữ với Đẳng cấp thứ 3. C. Quý tộc với Đẳng cấp thứ 3. D. Tăng lữ, quý tộc với Đẳng cấp thứ 3. Câu 20. Tầng lớp nào đã đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển đưa cách mạng tư sản Pháp đến thành công? A. Tư sản. B. Quý tộc C. Quần chúng nhân dân. D. Tăng lữ. Câu 21. Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì? A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập. B. Tự do - Bình đẳng - Hạnh phúc. C. Tự do - Bình đẳng - Bác ái. D. Tự do - Bình đẳng - Phát triển. Câu 22. Tháng 9 - 1791, Hiến pháp mới thông qua quy định nước Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến. C. Cộng hòa tư sản. D. Chế độ cộng hòa. Câu 23. Tháng 6 - 1793, Hiến pháp mới thông qua quy định nước Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến. C. Cộng hòa tư sản. D. Chế độ cộng hòa. Câu 24. Tính chất của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII là A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.B. cách mạng XHCN. C. chiến tranh giải phóng dân tộc D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. Câu 25. Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Giai cấp tư sản nắm quyền. C. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS. B. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 26. Vai trò của trào lưu Triết học ánh sáng trong việc chuẩn bị cho cách mạng Pháp là gì? 4
  5. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö A. Đây là những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản. B. Đây là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản, dọn đường cho cách mạng Pháp bùng nổ. C. Phê phán chế độ phong kiến lạc hậu với những giáo lý lỗi thời. D. Thể hiện tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản. Câu 27. Tại sao thời kỳ chuyên chính Giacobanh được xem là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Chiến thắng ngoại xâm nội phản, bảo vệ được thành quả cách mạng. C. Ban bố hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi. D. A, B, C đúng. Câu 28. Ai là người chế tạo thành công vắc - xin phòng bệnh chó dại? A. Páp - lốp. B. Lui - Pa - xtơ. C. Len - xơ. D. Rơn - ghen. Câu 29. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật cuối XIX đầu XX có tác dụng gì? A. Giúp nông nghiệp được cải tiến. B. Làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế TBCN, đánh dấu bước tiến mới của CNTB. C. Tăng sản lượng một số ngành công nghiệp. D. Máy móc sử dụng ngày càng nhiều. Câu 30. Năm 1895 đánh dấu sự ra đời của phát minh quan trọng nào? A. Luật tuần hoàn. B. Tia X(Rơn - ghen). C. Nguồn năng lượng hạt nhân. D. Thuyết electron. Câu 31. Học thuyết nào cho thấy nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất? A. Thuyết electron(Tôm xơn). B. Thuyết tiến hóa. C. Thuyết năng lượng hạt nhân. D. Thuyết về hiện tượng phóng xạ. Câu 32. Xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 33. Cuối thế kỉ XIX, ngoài máy hơi nước đã có sự ra đời của những động cơ nào? A. Tuốc bin chạy bằng sức nước, tuốc bin liên hợp với đi - a - mô. B. Động cơ đốt trong. C. Lò Bét - xme. D. Lò Mác - tanh. Câu 34. Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ Ba. D. Thứ tư. Câu 35 Những thập niên cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh chú trọng nhiều nhất đến vấn đề gì trong kinh doanh? A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất lao động. B. Đổi mới và phát triển công nghiệp. C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa. D. Tiếp nhận những thành tựu khoa học – kĩ thuật để thay đổi cơ cấu sản xuất. Câu 36. Tại sao khi tư sản Anh tập trung vốn đầu tư sang thuộc địa thì công nghiệp trong nước lạc hậu? A. Trong nước thiếu phát minh của trí thức. B. Công nhân Anh thất nghiệp, thị trường nội địa kém. C. Đa số dân Anh chuyển sang thuộc địa ở để làm giàu. D. Kĩ thuật lạc hậu - năng suất thấp. Câu 37. Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp, Anh vẫn đứng đầu thế giới về A. tài chính và xuất khẩu tư bản. B. tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa. C. xuất khẩu tư bản và thuộc địa. D. xuất khẩu tư bản, hải quân và thuộc địa. 5
  6. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 38. Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực nào? A. Công nghiệp.B. Nông nghiệp. C. Ngân hàng. D. Giao thông vận tải. Câu 39. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng. Câu 40. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào? A. Mĩ, Đức, Anh. B. Đức, Nga, Mĩ. C. Mĩ, Nga, Trung Quốc. D. Nga, Pháp, Hà Lan. Câu 41. Đặc điểm của tổ chức độc quyền ở Pháp là gì? A. Tập trung tài chính đạt mức độ cao. B. Tập trung ngân hàng đạt mức độ cao. C. Xuất khẩu tư bản tài chính. D. Tập trung tư bản vào sản xuất công nghiệp. Câu 42. Đặc điểm của Chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu43. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu, sau nước nào? A. Đứng thứ hai, sau Mĩ. B. Đứng thứ nhất. C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh. D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp. Câu 44. Sự hình thành các công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tư bản. Câu 45. Các công ti độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào? A. Các ten và tơ - rớt. B. Các ten và xanh - đi - ca. C. Tơ - rớt và Xanh - đi - ca. D. Tơ - rớt và Rốc - phe - lơ. Câu 46. Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là gì? A. Các ten. B. Xanh - đi - ca. C. Rốc - phe - lơ. D. Tơ - rớt. Câu 47. Tại sao quá trình tập trung tư bản và sản xuất ở Đức diễn ra nhanh? A. Do cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp nặng. B. Do khoa học - kĩ thuật phát triển. C. Do tư sản cần nhiều tiền. D. Do có nhiều máy móc tối tân. Câu 48. Nội dung nào sau đây là đúng thể hiện sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp Mĩ? A. Tập trung vùng chuyên canh. B. Phát triển trang trại. C. Vựa lúa và nơi cung cấp, lương thực, thực phẩm cho thị trường châu Âu. D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ tăng. Câu 49. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? A. Đòi ngày làm 8 giờ. B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương. C. Đòi quyền phổ thông đầu phiếu. D. Đòi chính phủ Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử. Câu 50. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước Mĩ. Câu 51. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của giai cấp công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất A. Khởi nghĩa Li - ông (Pháp). B. Phong trào Hiến chương (Anh) (1836 - 1848). C. Khởi nghĩa Sơ - lê - din. D. Khởi nghĩa Li - ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh). Câu 52. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li - ông (Pháp) đấu tranh đòi quyền lợi gì? A. Thiết lập nền cộng hòa. B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương. C. Được tự do bầu cử. D. Tăng lương, giảm giờ làm. 6
  7. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 53. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh , Pháp, Đức bị thất bại? A. Lực lượng công nhân còn ít. B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh. C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân. Câu 54. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tưởng là A. CNTB lúc này đang phát triển mạnh, giành quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. B. Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập. C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt. D. Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó cần phải thay đổi. Câu 55. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời? A. Sự phát triển của phong trào công nhân. B. Sự ra đời và hoạt động của CNXH không tưởng. C. Sự thành lập quốc tế thứ nhất. D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng - ghen. Câu 56. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là A. Xanh - xi - mông, Phu - ri - ê và Crom - oen. B. Phu - ri - ê, Ô - oen và Mông - te - xki - ơ. C. Xanh - xi - mông, Phu - ri - ê và Ru - xô. D. Xanh - xi - mông, Phu - ri - ê và Ô - oen. Câu 57. Nhận xét nào sau đây đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX? A. Đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành. C. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước. D. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân. Câu 58. Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân. B. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. C. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản. D. Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn. Câu 59. Tổ chức “đồng minh những người chính nghĩa” thành lập ở đâu? Vào thời gian nào? A. Ở Pa - ri (Pháp). Vào năm 1836. B. Ở Luân - đôn (Anh). Vào năm 1847. C. Ở Pa - ri (Pháp). Năm 1847. D. Ở Bruc - xen (Bỉ). Vào năm 1836. Câu 60. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản ra đời nhằm mục đích gì? A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”. B. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”. C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”. D. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”. Câu 61. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản là A. cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. B. lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng chuyên chính vô sản. C. lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột. D. lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 62. Tháng 2/1848, một tác phẩm nổi tiếng của Mác, Ăng - ghen ra đời, đó là tác phẩm nào? A. Đồng minh những người vô sản. B. Đồng minh những người cộng sản. 7
  8. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa. Câu 63. Ý nào dưới đây không có trong nội dung của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản? A. Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản tất yếu nổ ra. B. Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi phải có chính đảng tiên phong của mình. C. Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của CN cộng sản. D. Từ đây phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường. Câu 64. Quốc tế thứ nhất có tên gọi đầy đủ là gì? A. Hội Liên hiệp giai cấp công nhân quốc tế. B. Hội Liên hiệp công nhân lao động. C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế. D. Hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Câu 65. Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là ai? A. Xta – lin.B. V.I.Lê nin C. C.Mác. D. Ph.Ăng - ghen. Câu 66. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 (Pháp) được gọi là cuộc cách mạng vô sản? A. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản tiến hành. B. Vì cuộc cách mạng này đã lật đổ được chính quyền giai cấp tư sản. C. Vì giai cấp vô sản đã thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản. D. Vì giai cấp vô sản đánh đuổi được quân Phổ, thiết lập được nền chuyên chính vô sản. Câu 67. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pari đã thành lập các đơn vị A. Vệ quốc quân. B. Quốc dân quân. C. Quân đội nhân dân. D. Đội tự vệ đỏ. Câu 68. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì? A. Chính phủ Vệ quốc B. Chính phủ yêu nước. C. Chính phủ phản quốc D. Chính phủ cứu quốc. Câu 69. Khi quân Phổ tiến sâu vào nước Pháp và bao vây Pari, chính phủ tư sản lâm thời đã A. quyết định đầu hàng và xin đình chiến. B. kiến quyết đứng lên chống Phổ đến cùng. C. kêu gọi nhân dân cứu nguy cho Tổ quốc. D. giải tán lực lượng vũ trang. Câu 70. Khi quần chúng nhân dân Pari nổi dậy (18/3/1871), chính phủ tư sản Chi - e rút chạy về đâu? A. Mông – mác. B. Xơ – đăng. C. Véc - đoong. D. Véc – xai. Câu 71. Ngày 26/3/1871 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Pháp? A. Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các trụ sở của chính phủ tư sản lâm thời. B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính. C. Bầu cử Hội đồng Công xã. D. Hội đồng Công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào. Câu 72. Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới trong Công xã Pari là gì? A. Hội đồng Công xã. B. Hội đồng nhân dân. C. Quốc hội lập pháp. D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân. Câu 73. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Công xã Pari thất bại là A. giai cấp vô sản Pháp còn non yếu. B. giai cấp vô sản Pháp chưa có chính đảng lãnh đạo. C. chưa thực hiện liên minh công nông. D. các thế lực phản động cấu kết với nhau để tiêu diệt cách mạng. Câu 74. Bài học lớn nhất được rút ra từ sự thất bại của Công xã Pari là gì? 8
  9. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö A. Phải thành lập chính đảng lãnh đạo. B. Phải thực hiện liên minh công nông. C. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù. D. Phải thực hiện triệt để chuyên chính vô sản. Câu 75. Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thể hiện tính ưu việt của Công xã? A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học B. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí. C. Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn. D. Quy định về tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt, cấm đánh đập công nhân. Câu 76. Sai lầm của Ủy ban trung ương sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản là A. không chăm lo cải thiện đời sống nhân dân. B. không chú trọng xây dựng quân đội mạnh. C. không chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật. D. chỉ tập trung vào việc bầu cử, không kiên quyết trấn áp kẻ thù. Câu 77. Vì sao nói Công xã Pari là nhà nước kiểu mới? A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh. Câu 78. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã? A. Công xã tách nhà thờ ra khỏi nhà nước. B. Công xã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản. C. Công xã thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đối lập nhà nước tư bản. D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân. QUỐC TẾ THỨ HAI Câu 1. Sự kiện tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX diễn ra ở nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Đức D. Mỹ. Câu 2. Từ thập niên 20 của TK XIX, Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở đâu? A. Tây Âu và Châu Á. B. Tất cả các nước Châu Âu. C. Tây Âu và Bắc Mỹ. D. Châu Âu và châu Mỹ. Câu 3. Ngày 1 - 5 - 1886, công nhân Mỹ đấu tranh đòi quyền lợi gì? A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm. B. Đòi ngày làm 8 giờ. C. Đòi tự do dân chủ. D. Đòi tăng lương, cải thiện đời sống. Câu 4. Ngày 1/5/1886 ở Mỹ diễn ra sự kiện gì ? A. Công nhân Si - ca - gô tổng bãi công. B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Niu - ooc. C. Công nhân Oa - sinh - tơn tổng bãi công. D. Công nhân Caliphocnia tổng bãi công. Câu 5. Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX là gì? A. Chưa liên minh chặt chẽ với nông dân. B. Chưa tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Ăng ghen. C. Chưa có sự thống nhất trong lãnh đạo, sự phối hợp đấu tranh và chưa có đường lối. D. Chưa xây dựng được lực lượng đấu tranh. Câu 6: Quốc tế thứ hai quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động nhằm A. để cho công nhân được làm việc, nghỉ ngơi cho đúng luật lao động quốc tế. B. để cho công nhân được làm việc 8 giờ. C. để cho công nhân được hưởng mọi quyền lợi. D. để đoàn kết và biểu dương lực lượng giai cấp vô sản thế giới. Câu 7. Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối TK XIX là gì? A. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước. B. Giai cấp tư sản phải tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân. 9
  10. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö C. Các tổ chức chính trị của công nhân ở các nước được thành lập. D. Lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động. Câu 8. Vì sao cần phải thành lập một tổ chức quốc tế mới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất? A. Phong trào công nhân phát triển mạnh. B. Các tổ chức chính trị của công nhân ở các nước được thành lập. C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước. D. Chủ nghĩa tư bản đã thành lập một tổ chức Quốc tế để chống lại phong trào công nhân. Câu 9. Người tham gia hoạt động tích cực trong Quốc tế I là ai? A. C.Mác. B. Ph.Ăng - ghen. C. Lênin. D. Rô - da Lúc - xem - bua. Câu 10. Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động gắn liền với tên tuổi của A. C.Mác. B. Ph.Ăng - ghen. C. V.I.Lênin. D. Rô - da Lúc - xem - bua. LÊ - NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 1. Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX tình hình kinh tế nước Nga như thế nào ? A. Kinh tế phong kiến phát triển mạnh mẽ hơn so với kinh tế TBCN. B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ. C. Kinh tế TBCN phát triển , nhưng bị cản trở bởi chế độ chuyên chế Nga hoàng và tàn dư của chế độ nông nô. D. Kinh tế TBCN chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Câu 2. Mùa thu năm 1895 , Lê - nin thống nhất những nhóm macxit ở Xanh Pê - téc - bua thành một tổ chức chính trị duy nhất, lấy tên là A. Liên hiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc Nga. C. Liên hiệp cách mạng Nga. B. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. D. Liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân. Câu 3. Năm 1900, Lê - nin cùng các đồng chí của mình xuất bản tờ báo lấy tên là A. Tia sáng. B. Tia lửa. C.Ánh sáng. D. Phá xiềng xích. Câu 4. Tính tiên phong của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thể hiện như thế nào? A. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ Nga hoàng. B. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản, phong kiến. C. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản. D. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản và Nga hoàng. Câu 5. Tháng 6 - 1905 diễn ra sự kiện lịch sử gì trong cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga ? A. 40 vạn công nhân ở Pê - téc - bua biểu tình. B. Binh lính và nông dân Nga nổi dậy chống Nga hoàng. C. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Mat - xcơ - va. D.Thủy thủ trên chiến hạm Pô - tem - kin khởi nghĩa. Câu 6. Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là cuộc cách mạng A. dân chủ tư sản. B. dân chủ tư sản kiểu mới. C. vô sản. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 7. Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga có tác động mạnh mẽ nhất đối với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào? A. Các nước phương Tây. B. Các nước ở khu vực Mĩ - la - tinh. C. Các nước phương Đông. D. Các nước ở khu vực châu Phi. 10
  11. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 8. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng trong những năm 1905 - 1907 ở Nga là gì ? A. Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng. C. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga - Nhật. D. Tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ. Câu 9. Lực lượng nào tham gia phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga? A. Công nhân, nông dân. B. Công nhân, nông dân, binh lính. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân,tư sản. Câu 10. Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga ? A. Cuộc đấu tranh “Ngày chủ nhật đẫm máu”(9 - 1 - 1905) của 14 vạn công nhân Pê - téc - bua. B. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5 - 1905) của nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô - tem - kin (6 - 1905). D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát –xcơ –va (12 - 1905). Câu 11. Tại sao cách mạng Nga 1905 - 1907 gọi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? A. Vì do giai cấp vô sản lãnh đạo. B. Vì do giai cấp tư sản lãnh đạo. C.Vì nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền chuyên chính vô sản. D. Vì nhằm lật đổ nền chuyên chính tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản. Câu 12. Từ Công xã Pari (1871), một bài hát truyền thống của giai cấp vô sản ra đời. Đó là bài hát nào? A. Mác – xây – e. B. Tiến quân ca. C. Quốc tế ca. D. Ca – chiu – sa. 11
  12. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö LỊCH SỬ 10 – VIỆT NAM Câu 1. Quốc gia Văn Lang ra đời vào A. khoảng thế kỷ VII TCN. B. khoảng thế kỷ VIII TCN. C. khoảng thế kỷ V TCN. D. khoảng thế kỷ VI TCN. Câu 2. Sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Lương, Triệu Quang Phục lên làm vua (năm 550) lấy hiệu là A. Dạ Trạch Vương. B. Nam Việt Vương. C. Triệu Việt Vương. D. Triệu Nam Vương. Câu 3. Nhà nước đầu tiên ở nước ta ra đời do A. nhu cầu về thủy lợi, quản lý xã hội và liên kết chống ngoại xâm. B. nhu cầu liên kết chống ngoại xâm. C. Phân hóa xã hội sâu sắc. D. nhu cầu về thủy lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Câu 4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến công của A. Lý Thường Kiệt. B. Ngô Quyền. C. Lê Hoàn. D. Trần Nhân Tông. Câu 5. Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. các loại quả. B. các loại củ. C. rau củ và sản phẩm của nghề đánh cá. D. gạo nếp, gạo tẻ. Câu 6. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán vào năm 40 là A. Lý Thường Kiệt. B. An Dương Vương. C. Trưng Trắc - Trưng Nhị. D. Triệu Thị Trinh. Câu 7. Vị vua đầu tiên thời Tiền Lê là A. Lê Đại Hành. B. Lê Thái Tổ. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nổ ra vào mùa xuân năm 542 chống lại quân xâm lược A. nhà Hán. B. nhà Lương. C. nhà Triệu. D. nhà Ngô. Câu 9. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế vào năm A. 1787. B. 1789. C. 1786. D. 1788. Câu 10. Người đặt quốc hiệu Vạn Xuân là A. Trưng TrắC. B. Lí Bí. C. Ngô Quyền. D. Lê Hoàn. Câu 11. Khi quyết định tiến quân thẳng ra Đàng Ngoài, Nguyễn Huệ đã nêu khẩu hiệu A. “quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”. B. “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. C. “phò Lê diệt Trịnh”. D. “phò Trịnh diệt Lê”. Câu 12. Vị vua đầu tiên dưới thời Trần là A. Trần Thái Tông. B. Trần Nhân Tông. C. Trần Thánh Tông. D. Trần Anh Tông. Câu 13. Nhà nước Văn Lang chia cả nước làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là A. Lạc tướng. B. Bồ chính. C. Lạc hầu. D. Quan lang. Câu 14. Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước vào năm 967 là A. Đinh Công Trứ. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Ngô Quyền. D. Đinh Điền. Câu 15. Trong lịch sử nước ta nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là triều đại A. nhà tiền Lê. B. nhà Lý. C. nhà Trần. D. nhà hậu Lê. Câu 16. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kỹ thuật tinh xảo của nghề đúc đồng của người Việt xưa là A. các loại vũ khí bằng đồng. B. công cụ sản xuất bằng đồng. C. thạp đồng. D. trống đồng. Câu 17. Chủ nhân của nền văn hoá nào mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam? A. Hoa lộc B. Sa Huỳnh. C. Phùng Nguyên. D. Đồng Nai. Câu 18. Chiến thắng đó ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược nước ta là 12
  13. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö A. Hạ Hồi. B. Ngọc Hồi - Đống Đa. C. Ngọc Hồi. D. Hạ Hồi - Đống Đa. Câu 19. Vị vua đầu tiên dưới thời Trần là A. Trần Nhân Tông. B. Trần Anh Tông. C. Trần Thái Tông. D. Trần Thánh Tông. Câu 20. Vua Hùng vương cho dựng nước Văn Lang ở A. Thăng Long ( Hà Nội). B. Cổ Loa (Hà Nội). C. Bạch Hạc (Phú Thọ). D. Luy Lâu (Bắc Ninh). Câu 21. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân các quốc gia cổ đại trên đất nước ta là A. khai thác lâm, thổ sản. B. làm các nghề thủ công. C. nông nghiệp trồng lúa nước. D. ngoại thương đường biển. Câu 22. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ nổ ra vào năm 905 chống lại quân xâm lược A. nhà Triệu. B. nhà Hán. C. nhà Đường. D. nhà Ngô. Câu 23. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược A. nhà Đường. B. nhà Tùy. C. nhà Ngô. D. nhà Hán. Câu 24. Trong lịch sử nước ta nối tiếp sự nghiệp của triều Ngô là triều đại A. Đinh. B. Trần. C. hậu Lê. D. Lý. Câu 25. Truyền thuyết nào lí giải nguồn gốc dân tộc Việt? A. Tiên Dung – Chử Đổng Tử. B. Mỵ Châu – Trọng Thủy. C. Lạc Long Quân – Âu cơ. D. Thánh Gióng. Câu 26. Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là A. định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam. B. mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam. C. mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam. D. giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Câu 27. Đánh bại quân xâm lược Tần, nhà nước Âu Lạc đã đánh dấu A. bước phát triển mới của lòng yêu nước. B. lòng yêu nước của dân tộc ta hình thành. C. tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc được hình thành. D. nhân dân ta bước vào thời kì độc lập lâu dài. Câu 28. Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào? A. Thống nhất 12 quân của Đinh Bộ Lĩnh. B. Chiến tranh Nam – Bắc triều thời Lê – Mạc. C. Sự phân chia đất nước giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. D. Sự thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành lập nước Âu Lạc. Câu 29. Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta? A. Lao động sáng tạo. B. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. C. Yêu nước và dũng cảm. D. Kiên cường, bất khuất. Câu 30. Ý không phản ánh đúng yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là gì? A. Sự nảy sinh và phát triển tình cảm yêu thương, gắn bó của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. B. Các mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia cổ trên đất nước ta. C. Cuộc đầu tranh chống ngoại xâm đê giữ nước Âu Lạc, nhất là các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc. D. Cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Câu 31. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là gì? A. Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy. C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân. B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc. D. Địa hình, khí hậu nước ta bất lợi cho địch. 13
  14. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 32. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc A. xây dựng nền kinh tế tự chủ. B. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. C. kháng chiến chống ngoại xâm. D. có mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Câu 33. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là A. xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ. B. phát triển nền văn minh Đại Việt. C. chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. D. giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc, đoàn kết, thương dân, . Câu 34. Ý nào không phản ánh đúng bài học về thượng sách giữ nước của Trần Hưng Đạo? A. “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục”. C. “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”. B. Đoàn kết toàn dân, cả nước góp sức, vạn người như một. D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ. Câu 35. Quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta là A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Champa. D. Phù Nam. Câu 36. Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc phát triển nền kinh tế chủ yếu gì? A. Săn bắn, hái lượm. B. Trồng trọt và chăn nuôi. C. Nông nghiệp trồng lúa nước. D. Nông nghiệp đa dạng. Câu 37. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là A. văn minh sông Hồng. B. văn minh sông Hồng, sông Cả, sông Mã. C. văn minh phương Đông. D. văn minh đồ đồng. Câu 38. Thành tựu nào không phải của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? A. Trống Đồng. B. Nông nghiệp trồng lúa nướC. C. Thành Cổ Loa. D. Chữ Nôm. Câu 39. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam? A. Là nền văn minh thứ hai của người Việt. B. Tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa phong phú. C. Là nền văn minh bản địa, tạo tiền đề cho sự phát triển của nên văn minh Đại Việt. D. Tạo tiền đề vững chắc để dân tộc ta không bị đồng hóa trong thời Bắc thuộc, tiến lên đấu tranh giành độc lập, tự chủ. Câu 40. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống phong kiến phương Bắc là A. khởi nghĩa Bà Triệu. B. khởi nghĩa Mai Thúc Loan. C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. khởi nghĩa Lý Bí. Câu 41. Với cuộc khởi nghĩa nào nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Lý Bí. C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. Câu 42. Dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập tự chủ của nước ta là A. năm 905. B. năm 907. C. năm 938. D. năm 968. Câu 43. Bộ máy nhà nước Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ XIII. B. Thế kỉ XV. C. Thế kỉ XVI. D. Thế kỉ XVIII. Câu 44. Bộ máy nhà nước Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? A. Nhà Đinh. B. Nhà Lý. C. Nhà Trần. D. Nhà Lê sơ. Câu 45. Bộ luật thành văn mang tính dân tộc sâu sắc của chế độ phong kiến Việt Nam là A. Hình luật. B. Hình thư. C. Hoàng Việt luật lệ. D. Quốc triều hình luật. 14
  15. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 46. Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì? A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân. B. Duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước. C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã. D. Đề cao Nho giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc để giữ quan hệ hòa hiếu. Câu 47. Ý nào không đúng khi nói về kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV? A. Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp. B. Các triều đại phong kiến đều thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúng tiền, rèn vũ khí. C. Thời Lê, Thăng Long có 36 phố phường. D. Thời Lê, nhà nước khuyến khích ngoại thương phát triển. Câu 48. Nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào? A. Nhà Trần. B. Nhà Lý. C. Nhà Lê sơ. D. Nhà Nguyễn. Câu 49. Nho giáo ở nước ta phát triển nhất ở triều đại nào? A. Lý. B. Trần. C. Lê sơ. D. Tiền Lê. Câu 50. Sự phát triển của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện A. hoàn chỉnh các kì thi năm 1396. B. việc dựng bia Tiến sĩ năm 1484. C. tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075. D. lập Văn miếu năm 1070. Câu 51. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của nền văn minh Đại Việt là A. thế kỉ X. B. thế kỉ XI – XV. C. thế kỉ XV – XVII. D. thế kỉ XVIII. Câu 52. Nhà văn hóa tiêu biểu nhất của nền văn minh Đại Việt là A. Chu Văn An. B. Nguyễn Trãi. C. Trương Hán Siêu. D. Cao Bá Quát. Câu 53. Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta là của A. Khúc Hạo. B. Hồ Quý Ly. C. Lê Thánh Tông. D. Quang Trung. Câu 54. “An Nam tứ đại khí” chính là A. những công trình Phật giáo được xây dựng khắp mọi nơi thời Lý – Trần. B. bốn công trình nghệ thuật bằng đồng, kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng của văn hóa thời Lý – Trần. C. bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Đinh - Tiền Lê. D. bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lê sơ. Câu 55. “An Nam tứ đại khí” bao gồm A. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền. B. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột. C. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Bình Sơn, chuông Quy Điền. D. Vạc Phổ Minh, tượng phật A Di Đà, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền. Câu 56. Người được coi là ông tổ của ngành Sử học Việt Nam là A. Ngô Sĩ Liên. B. Lê Văn Hưu (1230 - 1322). C. Trần Quốc Tuấn. D. Nguyễn Trãi. Câu 57. Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa A. Trung Quốc B. Ấn Độ. C. Champa. D. Dân gian. Câu 58. Để xây dựng nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Vậy, chữ Nôm là A. sự tổng hợp của các chữ viết du nhập nước ta. B. sự cải biến từ chữ Hán. C. sự pha trộn giữa chữ Hán của Trung Hoa và chữ Phạn của Ấn Độ. D. sự độc lập, sáng tạo của dân tộc ta. Câu 59. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào thời gian nào? 15
  16. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö A. Đầu thế kỉ XVI. B. Đầu thế kỉ XVII. C. Đầu thế kỉ XVIII. D. Giữa thế kỉ XVIII. Câu 60. Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là A. Vua Lê, chúa Trịnh. B. Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn. C. Nam triều – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong). D. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn. Câu 61. Đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước sau gần hai thế kỉ bị chia cắt là A. Vua Lê, chúa Trịnh. B. Chúa Nguyễn. C. Phong trào Tây Sơn. D. Nhà Nguyễn. Câu 62. Từ triều địa nào lãnh thổ Việt Nam được mở rộng và hoàn chỉnh như ngày nay? A. Lý – Trần. B. Lê sơ. C. Nguyễn. D. Tây Sơn. Câu 63. Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, dân tộc ta đã bao nhiêu lần phải đương đầu với giặc xâm lược ? A. 3 lần. B. 4 lần. C. 6 lần. D. 8 lần Câu 64. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần và trở thành bài học quan trọng bậc nhất trong công cuộc dựng nước và giữ nước? A. Tích cực chủ động chuẩn bị đối phó với giặc. B.“biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”. C. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. D. Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”. Câu 65. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX? A. Chủ yếu là chống lại sự xâm lược của các triều địa phong kiến phương Bắc. B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đạp tan ý đồ xâm lược của kẻ thù. C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc. D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật. Câu 66. Cư dân văn hoá Đồng Nai và Óc Eo làm nghề gì là chủ yếu? A. Nông nghiệp lúa nước. B. Nông nghiệp lúa nước và cây lương thực khác. C. Khai thác sản vật rừng. D. Săn bắn, hái lượm. 16
  17. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö LỚP 11: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI(TIẾP THEO). A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN - HIỆN ĐẠI Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi. Câu 1. Đặc điểm của phong trào công nhân trong những năm CTTG I ? A. Mục tiêu đấu tranh là đòi các quyền lợi về kinh tế. B. Phong trào thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. C. Phong trào công nhân có sự liên kết với nông dân. D. Phopng trào mang tính tự giác. Câu 2. Thời gian hình thành Trục Béclin – Tôkyô - Rôma ? A. Trong thập niên đầu thế kỉ XX. B. Trong những năm 20 của thế kỉ XX. C. Trong những năm 30 của thế kỉ XX. D. Trong những năm 40 của thế kỉ XX. Câu 3. Kết quả của cuộc tấn công Xta - lin - grat của quân Đức là A. buộc phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô. B. chiếm được sau 2 tháng. C. không thể chiếm được thành phố này. D. chiếm được nhanh chóng. Câu 4. Nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị I - an - ta (2/1945) là của các nước A. Liên Xô, Đức, Mĩ. B. Đức, Italia, Nhật. C. Anh, Pháp Mĩ. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 5. Quân Anh và quân Mĩ phối hợp phản công quét sạch liên quân Đức - Italia khỏi lục địa châu Phi vào thời gian A. tháng 6/1944. B. tháng 7/1943. C. tháng 5/1943. D. tháng 4/1943. Câu 6. Số người bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khoảng A. 50 triệu người. B. 20 triệu người. C. 90 triệu người. D. 60 triệu người. Câu 7. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu vào ngày A. 9/5/1945. B. 9/8/1945. C. 8/8/1945. D. 30/4/1945. Câu 8. Trận đánh tạo ra bước ngoặt ở mặt trận Thái Bình Dương khi Mĩ đánh bại quân Nhật là A. Gu - a - đan - ca - nan. B. Xa - lô - mông. C. Mít - uây. D. Ca - rô - lin. Câu 9. Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939), phát xít Đức đã A. chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. B. thỏa hiệp với Anh, Pháp để chống lại Liên Xô. C. đàm phán với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp. D. gây hấn và chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. Câu 10. Hội nghị Muy - ních (29/9/1938) giữa Anh, Pháp, Đức và Italia họp để A. biến Tiệp Khắc thành bàn đạp tấn công Ba Lan. B. yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy - đét. C. Anh, Pháp đòi lại vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc từ người Đức. D. bàn tính kế hoạch tiến công Liên Xô. Câu 11. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á khi A. phát xít Italia bị sụp đổ. B. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật.D. phát xít Đức bị tiêu diệt. Câu 12. Khối liên minh phát xít bao gồm các nước A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Đức, Italia, Nhật. C. Đức, Áo, Hung. D. Nhật, Mĩ, Anh. Câu 13. Sau khi chiếm được hầu hết các nước tư bản ở Châu Âu, phát xít Đức tấn công vào A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Liên Xô. Câu 14. Mĩ - Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng sự kiện A. tấn công vào Béc - lin. B. đóng quân ở sông En - bơ. C. gặp nhau tại Toóc - gâu. D. đổ bộ tại Noóc - măng - đi. 17
  18. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 15. Trận đánh thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai, làm cho phát xít Đức từ thế chủ động sang phòng ngự bị động trên chiến trường là ở A. Xta - lin - grat. B. Mát - xcơ - va. C. En A - la - men. D. vòng cung Cuốc - xcơ. Câu 16. Để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, Liên Xô A. chủ trương liên kết với các nước tư bản Âu - Mĩ. B. kí với khối phát xít hiệp ước không xâm lược nhau. C. đứng ngoài cuộc , thực hiện chính sách trung lập. D. chuẩn bị lực lượng để đối phó. Câu 17. Khối đồng minh chống phát xít ra "Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc" cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình gồm A. 5 quốc gia. B. 26 quốc gia. C. Mĩ, Trung Quốc, Pháp. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 18. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài bao nhiêu năm? A. 10 năm. B. 13 năm. C. 14 năm. D. 12 năm. Câu 19. Trước thái độ của triều đình phong kiến Mãn Thanh nhân dân Trung Quốc đã có hành động gì? A. Liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại thực dân phong kiến. B. Đầu hàng thực dân phong kiến. C. Thoả hiệp với thực dân, phong kiến. D. Dựa vào đế quốc khác để chống lại thực dân, phong kiến. Câu 20. Nước tư bản phương Tây đầu tiên nào đã tìm cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa? A. Pháp. B. Đức C. Anh. D. Mĩ. Câu 21. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nam Kinh (1842)? A. Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh. B. Trung Quốc phải nhượng Hồng Kông cho Anh. C. Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho thương nhân Anh buôn bán. D. Tất cả các nội dung. Câu 22. Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào? A. Vụ sản. B. Trung lập. C. Dân chủ tư sản. D. Phong kiến. Câu 23. Cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc kết thúc vào thời gian nào? A. Tháng 9 - 1842. B. Tháng 10 - 1842. C. Tháng 7 - 1842. D. Tháng 8 - 1842. Câu 24. Mở đầu cho phong trào chống thực dân phong kiến là cuộc khởi nghĩa nào? A. Cuộc vận động Duy Tân. B. Khởi nghĩa Vũ Xương. C. Cách mạng Tân Hợi. D. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. Câu 25. Những nước đế quốc nào không xâu xé Trung Quốc cuối thế kỉ XIX? A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Bồ Đào Nha. Câu 26. Địa điểm bùng nổ phong trào Nghĩa Hoà Đoàn là? A. Sơn Tây. B. Bắc Kinh. C. Sơn Đông. D. Trực Lệ. Câu 27. Hậu quả của việc kí hiệp ước 1842 giữa triều Mãn Thanh với thực dân Anh? A. Trung Quốc được thực dân Anh công nhận là nước độc lập. B. Trung Quốc thực sự trở thành nước thuộc địa. C. Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc. D. Mở đầu quá trình Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Câu 28. Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản. Câu 29. Trước sự xâm lược của của các đế quốc triều đình Mãn Thanh có thái độ gì? A. Thoả hiệp với các nước đế quốc. B. Bỏ mặc cho nhân dân. C. Trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. D. Kiên quyết chống lại âm mưu xâm lược. 18
  19. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 30. Cuộc Duy Tân diễn ra vào thời gian nào? A. 1905. B. 1901. C. 1899. D. 1898. Câu 31. Lãnh đạo cuộc Duy Tân là ai? A. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. B. Từ Hy Thái Hậu. C. Viên Thế Khải. D. Tôn Trung Sơn. Câu 32. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Binh lính. D. Nông dân. Câu 33. Thực dân Anh đã dựa vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc? A. Chính quyền nhà Thanh bế quan toả cảng. B. Triều đình nhà Mãn Thanh cấm đạo. C. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh. D. Chính quyền nhà Mãn Thanh gây hấn với thực dân Anh. Câu 34. Ngày 6 - 8 - 1945 diễn ra sự kiện lịc sử gì ở Châu Á - Thái Bình Dương? A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phố Hirosima. B. Hồng quân Liên Xô đánh bại 1 triệu quân Quan Đông của Nhật. C. Hít le tự tử dưới hầm chỉ huy. D. Tất cả các nội dung. Câu 35. Cuộc chiến tranh giữa thực dân Anh và Trung Quốc bắt đầu diễn ra vào thời gian nào? A. Tháng 4 - 1840. B. Tháng 3 - 1840. C. Tháng 5 - 1840. D. Tháng 6 - 1840. Câu 36. Hà Lan hoàn thành xâm lược In - đô - nê - xi - a vào thời gian nào? A. Đầu thế kỷ XIX. . B. Cuối thế kỷ XVIII. C. Giữa thế kỷ XVIII. D. Giữa thế kỷ XIX. Câu 37. Kết cục của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc ra sao? A. Hai bên hoà hoãn. B. Chính quyền Mãn Thanh thắng lợi. C. Anh thắng lợi. D. Chính quyền Mãn Thanh phải kí hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh. Câu 38. Từ giữa thế kỷ XVI, Phi - lip - pin trở thành thuộc địa của thực dân nào? A. Tây Ban Nha. B. Pháp. C. Anh. D. Bồ Đào Nha. Câu 39. Nước đế quốc nào không tham gia xâm lược Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Pháp. B. Mĩ. C. Anh . D. Cả 3 nước. Câu 40. Mỹ tiến hành xâm lược Phi - lip - pin vào thời gian nào? A. 1900 - 1902. B. 1898 - 1900. C. 1899 - 1902. D. 1897 - 1898. Câu 41. Hầu hết cư dân Phi - lip - pin theo tôn giáo nào? A. Thiên Chúa giáo. B. Đạo Hồi. C. Phật giáo. D. Nho giáo. Câu 42. Phong trào đấu tranh của nông dân In - đô - nê - xi - a điển hình là cuộc khởi nghĩa diễn ra vào năm nào? A. 1890. B. 1902. C. 1888. D. 1900. Câu 43. Cuối thế kỷ XIX ở Phi - lip - pin xuất hiện xu hướng nào trong phong trào giải phóng dân tộc? A. Cải cách. B. Cải cách và bạo động. C. Thỏa hiệp. D. Không có. Câu 44. Những nước tư bản phương Tây đòi nhà Thanh mở cửa, tự do buôn bán những mặt hàng nào? A. Vũ khí. B. Thuốc phiện. C. Máy móc. D. Len dạ. Câu 45. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với cách mạng Trung Quốc? A. Mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến. B. Giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị. C. Mở ra thời kì chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản cũ sang cách mạng dân chủ mới . 19
  20. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö D. Sau phong trào ngũ tứ, CN Mác - Lênin được truyền bà sâu rộng vào Trung Quốc Câu 46. Nước nào trong khu vực Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược nhưng không được? A. Ma - lai - xi - a. B. In - đô - nê - xi - a. C. Xiêm. D. Việt Nam. Câu 47. Sự kiện nào đánh dấu Cam - pu - chia trở thành thuộc địa của Pháp? A. Pháp buộc Nô - rô - đôm kí hiệp ước 1884. B. Pháp gạt ảnh hưởng của phong kiến Xiêm. C. Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp. D. Cam - pu - chia là một xứ của Đông Dương. Câu 48. Sau cách mạng tháng 2/1917 nước Nga tồn tại mấy chính quyền nào? A. chính quyền của giai cấp tư sản. B. nền chuyên chính của giai cấp vô sản. C. nền quân chủ của quý tộc phong kiến. D. chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết. Câu 49. Kết quả nào sau đây không phải của chính sách ngoại giao mà Liên Xô thực hiện từ sau cách mạng tháng Mười 1917 đến 1921? A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. B. Liên Xô bị cô lập giữa vòng vây chủ nghĩa đế quốc. C. Phá vỡ chính sách bao vây của các nước đế quốc. D.Tất cả các chính sách trên. Câu 50. Sự kiện đánh dấu cách mạng tháng 10/1917 ở Nga giành thắng lợi hoàn toàn là A. đêm 25/10, quân khởi nghĩa đánh chiếm cung điện Mùa Đông. B. đầu năm 1918 cách mạng thành công trên toàn lãnh thổ Nga rộng lớn. C. đêm 24/10, các đội cận vệ đã đánh chiếm vị trí then chốt ở thủ đô. D. đêm 25/10, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu Câu 51. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10/1917 đối với nước Nga quan trọng nhất là A. đưa người dân lên làm chủ đất nước. B. thay đổi cục diện chính trị thế giới. C. mở đường cho phong trào đấu tranh thế giới. D. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại. Câu 52. Nền kinh tế nước Nga đầu thế kỉ XX có biểu hiện là A. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. B. kinh tế tư bản chủ nghĩa chậm phát triển. C. kinh tế nông nghiệp phát triển. D. kinh tế xã hội chủ nghĩa. Câu 53. Ngày 21 - 1 - 1924, ở Liên Xô diễn ra sự kiện gì? A. Lê - nin qua đời. B. Thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết. C. Pu - tin nắm lên quyền. D. Lập quan hệ với Việt Nam. Câu 54. Lênin có báo cáo quan trọng chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa có tên gọi là A. Luận cương tháng tư. B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Luận cương về vai trò của Đảng cộng sản. D. Sắc lện hoà bình. Câu 55. Sau khi thực hiện các kế hoạch 5 năm, thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực xã hội là A. có sức mạnh về quân sự. B. thanh toán được nạn mù chữ. C. xoá bỏ giai cấp bóc lột. D. hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp. Câu 56. Trước cách mạng 1905 - 1907 nước Nga theo thể chế chính trị A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Dân chủ cộng hoà. Câu 57. Nôi dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là A. trưng thu lương thực thừa của nông dân. B. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với mọi công dân. C. xây dựng nền kinh tế nhiều hàng hóa nhiều thành phần. D. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. 20
  21. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 58. Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga nổ ra đầu tiên ở đâu? A. Matx - cơ va. B. Pê - tơ - rô - grát. C. Xanh - pê - téc - bua. D. Xta - lin - grát. Câu 59. Tính chất của cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là A. cách mạng dân chủ tư sản. B. cách mạng xã hội chủ nghĩa C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng vô sản. Câu 60. “NEP” là cụm từ viết tắt của A. kế hoạch 5 năm của Liên Xô. B. chính sách Cộng sản thời chiến. C. chính sách kinh tế mới. D. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. Câu 61. Cộng hoà Liên bang XHCN Xô - viết được thành lập vào thời gian nào? A. 03 - 1923. B. 01 - 1923. C. 12 - 1922. D. 02 - 1923. Câu 62. Lê nin lánh nạn sang nước nào sau cách mạng tháng 2 - 1917? A. Ba Lan. B. Hà Lan. C. Phần Lan. D. Trung Quốc. Câu 63. Khi bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, nước Nga Xô - viết gặp những khó khăn gì? A. Lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá ở nhiều nơi. B. Chính trị không ổn định. C. Kinh tế bị tàn phá. D. Tất cả các khó khăn. Câu 64. Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới? A. Vượt qua được khó khăn về chính trị. B. Hoàn thành được công cuộc khôi phục kinh tế. C. Tác động đến công cuộc xây dựng CNXH ở các nước sau này. D. Tất cả các ý. Câu 65. Các nước thắng trận tổ chức hội nghị Vecxai - Oasinhtơn nhằm mục đích gì? A. Giải quyết hậu quả của chiến tranh. B. Hợp tác kinh tế. C. Kí hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. D. Hợp tác quân sự. Câu 66. Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào xây dựng CNXH với nhiệm vụ trọng tâm gì? A. Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. B. Mở rộng giao lưu buôn bán với bên ngoài. C. Công nghiệp hoá XHCN. D. Đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng. Câu 67. Thái độ của Nga Hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? A. Nhảy vào cuộc chiến khi thấy có lợi. B. Tham gia chiến tranh một cách có điều kiện. C. Đứng ngoài cuộc chiến tranh. D. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc Câu 68. Sự kiện quan trọng nhất trong cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng Mười là? A. Nhân dân các nước nổi dậy khởi nghĩa B. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát - xcơ - va. C. Nga hoàng bị bắt giam. D. Quân khởi nghĩa chiếm được cung điện Mùa Đông. Câu 69. Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện vào thời gian nào? A. 03 - 1921. B. 01 - 1921. C. 02 - 1921. D. 04 - 1921. Câu 70. Thực chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là gì? A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân. B. Thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. C. Tư bản trong nước chi phối nền kinh tế. D. Nhà nước độc quyền về mọi mặt. Câu 71. Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá ưu tiên phát triển những ngành nào sau đây? A. Công nghiệp quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, chế tạo máy móc. B. Công nghiệp khai khoáng. C. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 72. Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga đã tác động như thế nào đến nền kinh tế ? A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. Kìm hãm sự phát triển của CNTB. C. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. 21
  22. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ. Câu 73. Sau cách mạng thành công, nước Nga Xô - viết gặp những khó khăn gì? A. Quân đội đế quốc tấn công vũ trang. B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ. C. Bọn Bạch vệ trong nước nổi dậy chống phá. D. Tất cả các ý. Câu 74. Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào? A. Các nước đế quốc can thiệp. B. Nhiều đảng phái phản động ngóc đầu dậy. C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá. D. Hai chính quyền song song tồn tại. Câu 75. Sau cách mạng 1905 - 1907 nước Nga theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ chuyên chế. B. Xã hội chủ nghĩa. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ đại nghị. Câu 76. Với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, nền kinh tế của nước Nga Xô Viết có sự thay đổi gì? A. Kinh tế quốc dân không có sự thay đổi. B. Kinh tế quốc dân khủng hoảng hơn trước. C.Kinh tế quốc dân có sự chuyển biến rõ rệt. D. Tất cả sai. Câu 77. Nước Nga Xô - viết bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước vào thời gian nào? A. 1919. B. 1918. C. 1921. D. 1917. Câu 78. Trong chính sách kinh tế mới (NEP), nhà nước không nắm những ngành nào sau đây? A. Du lịch. B. Công nghiệp. C. Ngân hàng. D. Giao thông vận tải. Câu 79. Sự kiện nào mở đầu cho cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ? A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. B. Tôn Trung Sơn thông qua cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội. C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. D. Chính quyền Mãn Thanh kí Điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc Câu 80. Trước sự sụp đổ của chính quyền cũ, quần chúng nhân dân Nga có biện pháp gì để thay thế? A. Thành lập chính phủ. B. Bầu các Xô - viết đại biểu công – nông - binh. C. Thành lập quốc hội. D. Tổ chức quân đội để quản lý. Câu 81. Trước những khó khăn của đất nước, Đảng Bôn - sê - vích Nga đã có những biện pháp gì để giải quyết? A. Thực hiện chính sách kinh tế mới. B. Dựa vào sự giúp đỡ của các nước đế quốc C. Kêu gọi nhân dân sản xuất, xây dựng lực lượng quân sự. D. Đàm phán với bọn phản động. Câu 82. Chính sách Cộng sản thời chiến được tiến hành từ khi nào? A. 1921. B. 1922. C. 1920. D. 1919. Câu 83. Thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ vào A. giữa thế kỷ XIX. B. giữa thế kỷ XVIII. C. giữa thế kỷ XVII. D. giữa thế kỷ XX. Câu 84. Mạc Phủ buộc phải ký với Mĩ hiệp ước chấp nhận mở hai cửa biển Simôđa và Hakôđatê cho người Mĩ vào buôn bán vào năm A. 1858. B. 1854. C. 1864. D. 1868. Câu 85. Khởi nghĩa Xipay diễn ra trong những năm A. 1847 - 1849. B. 1857 - 1869. C. 1867 - 1869. D. 1857 - 1859. Câu 86. Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập A. 8/1898. B. 12/1911. C. 8/1905. D. 5/1911. 22
  23. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 87. Chiến tranh Trung - Nhật nổ ra vào những năm A. 1904 - 1905. B. 1894 - 1895. C. 1874 - 1875. D. 1884 - 1885. Câu 88. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bùng nổ ngày A. 1/1/1851. B. 1/1/1861. C. 1/6/1841. D. 1/11/1851. Câu 89. Sự kiện tháng 6 năm 1840 trong lịch sử Trung Quốc đánh dấu A. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bùng nổ. B. mở đầu cách mạng Tân Hợi. C. khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương lãnh đạo. D. chiến tranh thuốc phiện bắt đầu. Câu 90. Học thuyết (Chủ nghĩa) Tam dân là gì ? A. Đánh đuổi đế quốc,xóa bỏ ngôi vua,thiết lập dân quyền. B. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. C. Dân tộc độc lập, dân quyền ấm no, dân sinh tự do. D. Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Câu 91. Quốc tế Cộng sản được thành lập vào thời gian nào? A. 1/ 1919. B. 3/ 1919. C. 3/ 1920. D. 1/1930. Câu 92. Trong khi Hit - le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc(3/1939) thì Mút - xô - li - ni chiếm nước nào ở châu Âu? A. Hung - ga - ri. B. Bun - ga - ri. C. An - ba - ni. D. Ru - ma - ni. Câu 93. Ngày 22 - 6 - 1941, sự kiện quan trọng nào đã diễn ra ở châu Âu? A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. B. Đức hoàn thành việc xâm lược châu Âu. C. Nước Pháp kí văn kiện đầu hàng Đức D. Quân Đức thực hiện kế hoạch “Sư tử biển”. Câu 94. Tuyên ngôn Liên hợp quốc (1 - 1 - 1942) của 26 nước do Liên Xô, Mĩ, Anh đứng đầu đã đề cập đến nội dung chủ yếu nào? A. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế. B. Cam kết tập trung tiềm lực kinh tế tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. C. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế, ủng hộ về quân sự. D. Cam kết sử dụng toàn bộ lực lượng, cùng nhau chiến đấu chống phát xít. Câu 95. Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh? A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. B. Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn. C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. D. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Câu 96. Từ kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, kết luận quan trọng nào được rút ra để giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế hiện nay? A. Cần tập hợp và đoàn kết lực lượng. B. Thắng lợi không thuộc về kẻ phi nghĩa C. Chính nghĩa và thắng lợi luôn thuộc về nhân dân. D. Trong chiến tranh, thắng lợi không thuộc về kẻ mạnh. Câu 97. Từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, kết luận quan trọng nhất nhân loại rút ra cho mình là A. cần ngăn chặn các cuộc chiến tranh. B. cần khắc phục hậu quả các cuộc chiến tranh. C. chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn. D. chiến tranh chỉ đem lại chết chóc và thương đau. Câu 98. Chính sách đối ngoại của Chính phủ Nhật từ năm 1927 trở đi là A. Quan hệ thân thiện với Liên Xô và Trung Quốc B. Dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài. C. Dùng sức mạnh kinh tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng. D. Không tán thành “Chính sách láng giềng thân thiện” của Mĩ đối với các nước Mĩlatinh. 23
  24. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 99. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945? A. Sản xuất vật chất của nhân loại có những chuyển biến quan trọng. B. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới. C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa. D. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới. Câu 100. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945? A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đặt ra đòi hỏi mới cho nhân loại. B. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới. C. Chiến tranh thế giới thứ hai gây tổn hại nhất trong lịch sử nhân loại. D. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất thế giới. Câu 101. Cuộc Chiến tranh Nga - Nhật diễn ra vào thời gian nào? A. Từ năm 1904 đến năm 1905. B. Từ năm 1903 đến năm 1904. C. Từ năm 1903 đến năm 1905. D. Từ năm 1904 đến năm 1906. Câu 102. Đặc điểm của đế quốc Mĩ là A. sự hình thành các Tơ - rơt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh. B. đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân. C. đế quốc cho vay nặng lãi. D. xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ. Câu 103. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là A. mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc. B. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. D. mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước (Anh, Nga, Pháp) với phe Liên minh (Đức, Áo - Hung, I - ta - li - a). Câu 104. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt là vì A. sự tranh chấp giữa các nước đế quốc về thuộc địa. B. sự xâm luợc các thuộc địa của các nước đế quốc C. sự hình thành các tổ chức độc quyền với sự ra đời tầng lơp tư bản tài chính. D. cả A, B, C. Câu 105. Lĩnh vực được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Giáo dục. D. Quân sự. Câu 106. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới là A. giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động. B. phát triển sau nên áp dụng đựơc những thành tựu khoa học – kĩ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước. C. có thị trường rộng lớn. D. thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh. Câu 107. Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào A. ngày 28 tháng 6 năm 1914. B. ngày 28 tháng 7 năm 1914. C. ngày 28 tháng 8 năm 1914. D. ngày 28 tháng 9 năm 1914. Câu 108. Ở Mĩ có hai đảng nắm quyền, đó là A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà. B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. C. Đảng dân chủ và đảng bảo thủ. D. Đảng Dân chủ và Đảng Tự do. Câu 109. Phát xít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc vào thời gian nào ? 24
  25. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö A. Năm 1937. B. Năm 1939. C. Năm 1938. D. Năm 1940. Câu 110. Trước hành động chuẩn bị chiến tranh của phát xít Đức, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào với phát xít Đức ? A. Bắt tay với Anh, Pháp để có lập Đức. B. Kí với Đức hiệp ước Xô - Đức. C. Đối đầu với Đức. D. Không có hành động gì. Câu 111. Liên Xô có chủ trương gì với nước Anh và Pháp trước chiến tranh thế giới thứ 2 ? A. Hợp tác chặt chẽ với Anh, Pháp. B. Đối đầu với các nước Anh, Pháp. C. Khước từ mọi đề nghị của Anh, Pháp. D. Đề nghị Anh, Pháp hợp tác chống Đức. Câu 112. Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì ? A. Đầu tư vốn nhiều nơi trên thế giới. B. Ra sức đầu tư phát triển vũ khí mới chuẩn bị cho chiến tranh. C. Tăng cường hành động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. D. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội chuẩn bị chiến tranh. Câu 113. Ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản nước nào ra đời sớm nhất? A. Inđônêxia. B. Lào. C. Ấn Độ. D. Việt Nam. Câu 114. Lãnh tụ nào của Ấn Độ được nhân dân tôn sùng như vị thánh? A. Ti - lắc. B. Gan - đi. C. A - sô – ka. D. Gô - ta – ma. 25
  26. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö B. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1. Thực dân Pháp dựa vào giai cấp nào để thống trị nhân dân ta? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Địa chủ phong kiến. Câu 2. Người dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải Cách duy tân bị vua Tự Đức khép tội chết là A. Nguyễn Lộ Trạch. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Nguyễn Quyền. D. Lê Văn Khôi. Câu 3. Người được nhân dân 3 tỉnh miền Đông phong Bình Tây Đại nguyên soái là A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung TrựC. C. Trương Định. D. Phạm Bành. Câu 4. Người được xem là đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế là ai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Văn Tường. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 5. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của Cách mạng Việt Nam? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến. D. Giai cấp tư sản dân tộc. Câu 6. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào? A. Có thái độ kiên định với Pháp. B. Sợ thực dân Pháp. C. Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh. D. Có tinh thần đấu tranh Các h mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Câu 7. Lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc. Câu 8. Thực dân Pháp dựa vào giai cấp tay sai nào để thống trị nhân dân ta? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Đại địa chủ phong kiến. Câu 9. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo quân dân thành Hà Nội chống Pháp lần thứ hai là A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Tá Viêm. C. Nguyễn Trung Trực. D. Hoàng Diệu. Câu 10. Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì lần thứ hai vào thời gian nào? A. Năm 1883. B. Năm 1884. C. Năm 1882. D. Năm 1881. Câu 11. Hiệp ước Hác - măng được kí vào thời gian nào ? A. 05/08/1883. B. 28/05/1883. C. 25/08/1883. D. 08/05/1883. Câu 12. Các tỉnh, thành phố ở miền Bắc bị Pháp chiếm trong cuộc xâm lược lần thứ hai là A. Hà Nội, Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định. B. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. C. Hà Nội, Nam Định, Phủ Lí. D. Hà Nội, Hưng Yên, Hòn Gai. Câu 13. Lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình là ai ? A. Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật. B. Phạm Bành, Đinh Công Tráng. C. Đinh Công Tráng. D. Phan Đình Phùng. Câu 14. Giai cấp công nhân tập trung đông vào những ngành nào ? A. Khai mỏ - đồn điền. B. Thương nghiệp. C. Đóng tàu. D. Đồn điền. Câu 15. Cuộc khai thác lần 1 thực dân Pháp tập trung vào khai mỏ vì A. không có đối thủ cạnh tranh. B. nhanh chóng đem lại lợi nhuận lớn. C. nhằm phát triển công nghiệp khai khoáng cho Việt Nam. D. dễ khai thác. Câu 16. Nội dung cơ bản của hiệp ước Hác – măng (1883) là gì ? A. Việt Nam trở thành nước thuộc địa. B. Nới rộng vùng đất Trung kì cho triều đình Huế cai quản. 26
  27. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö C. Đặt Việt Nam dưới quyền “bảo hộ” của Pháp. D. Bắc kì được tự do. Câu 17. Trận Cầu Giấy 21/12/1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào ? A. Triều đình lâm vào thế lúng túng. B. Nhân dân tin tưởng vào triều đình hơn. C. Thực dân Pháp tích cực chuẩn bị lực lượng. D. Cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta: Pháp lúng túng, nhân dân tích cực đánh giặc. Câu 18. Chiếu Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì A. nhân dân oán hận triều đình. B. đó là chiếu chỉ của nhà vua. C. đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân ta. D. tất cả các ý trên. Câu 19. Căn cứ Bãi Sậy thuộc tỉnh nào ? A. Hưng Yên. B. Sơn Tây. C. Thanh Hoá. D. Nam Định. Câu 20. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần I (năm 1873 )vì A. thái độ nhu nhược của nhà Nguyễn. B. yêu cầu tìm kiếm thị trường cấp bách. C. pháp có điều kiện tăng viện binh. D. có quân triều đình phối hợp. Câu 21. Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương ở đâu ? A. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). B. Đồn Mang Cá. C. Căn cứ Ba Đình. D. Huế. Câu 22. Sau khi mất 6 tỉnh Nam kì, triều đình nhà Nguyễn đã A. chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ. B. mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp, không nghĩ đến việc giành lại. C. tổ chức cho nhân dân phản công để lấy lại. D. thương lượngvới Pháp để xin chuộc lại. Câu 23. Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất 1874 là muốn A. muốn Pháp nhanh chóng rút khỏi Bắc kì. B. rảnh tay đàn áp phong trào nông dân. C. bảo vệ quyền lợi ích kỉ của dòng họ. D. tất cả các ý. Câu 24. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai ? A. Đốc Tít.B. Đinh Công Tráng. C. Phan Đình Phùng.D. Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít. Câu 25. Phong trào Yên Thế là do A. phong trào Cần Vương khởi xương. B. triều đình tổ chức. C. nông dân tự động đứng lên kháng chiến. D. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại. Câu 26. Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở đâu? A. Sơn Tây. B. Hà Nội. C. Hưng Yên. D. Thanh Hoá. Câu 27. Thực dân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội lần I vào thời gian nào ? A. 19/11/1873. B. 16/11/1873. C. 23/11/1873. D. 20/11/1873. Câu 28. Thái độ của nhân dân Bắc kì đối với thực dân Pháp khi chiến tranh xâm lược bùng nổ? A. Bỏ qua các hành động của thực dân Pháp. B. Coi thực dân Pháp là đồng minh. C. Không để ý đến tình hình thế giới. D. Coi thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm. Câu 29. Thái độ của Các sĩ phu yêu nước đối với thực dân Pháp như thế nào? A. Liên kết với thực dân Pháp. B. Hợp tác với thực dân Pháp. C. Kiên quyết chống thực dân Pháp. D. Không tỏ thái độ gì. Câu 30. Câu nói “Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam chống Tây” là của ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Nguyễn Trung Trực. D. Phan Thanh Giản. Câu 31. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ 2 (1883) là chiến công của A. quân cờ đen. B. quân Hoàng Tá Viêm. C. dân binh Hà Nội. D. dân binh Hà Nội kết hợp với quân cờ đen và quân của Hoàng Tá Viêm. Câu 32. Lãnh tụ phong trào Yên Thế là ai ? A. Nguyễn Thiện Thuật. B. Cao Thắng. C. Hoàng Hoa Thám. D. Phan Đình Phùng. 27
  28. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 33. Quân triều đình nhanh chóng thất thủ tại Hà Nội 1873 vì ? A. Triều đình ra lệnh đầu hàng. B. Chống cự yếu ớt. C. Lo đàn áp nhân dân. D. Thực hiện phòng thủ, chưa kết hợp với nhân dân để kháng chiến. Câu 34. Tại trận Cầu Giấy lần 1 (21/12/1873), tướng giặc bị tiêu diệt là ai ? A. Hác măng. B. Gácniê. C. Đuy - puy. D. Rivie. Câu 35. Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần Vương là gì ? A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp. B. Khôi phục quốc gia phong kiến. C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập. D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Câu 36. Căn cứ Yên Thế được xây dựng ở đâu ? A. Bắc Giang. B. Hưng Yên. C. Sơn Tây. D. Hà Nội. Câu 37. Lực lượng tham gia phong trào Cần Vương gồm A. Các tầng lớp trong xã hội. B. nông dân. C. sĩ phu, nông dân. D. văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân lao động. Câu 38. Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến bị thất bại là do đâu? A. Nhân dân chưa sẵn sàng đấu tranh. B. Thực dân Pháp mạnh. C. Lực lượng chưa được chuẩn bị chu đáo, vội vã, vũ khí thô sơ. D. Triều đình chủ quan lơ là. Câu 39. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia ? A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc. B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. C. Thực dân Pháp còn mạnh. D. Không được nhân dân ủng hộ. Câu 40. Việc kí hiệp ước Nhâm Tuất (1874) giữa nhà Nguyễn và Pháp là A. triều đình nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi dòng họ là sáng suốt. B. quyết định đúng của nhà Nguyễn để quân Pháp rút khỏi Bắc kì. C. để cho quân Pháp có điều kiện xâm lược Việt Nam. D. vi phạm nghiêm trọng chủ quyền dân tộc và lãnh thổ quốc gia. Câu 41. Thái độ của triều Nguyễn khi thực dân Pháp tấn công ? A. Không để ý đến cuộc tấn công. B. Không kiên quyết chống Pháp. C. Đầu hàng ngay từ đầu. D. Bỏ qua các hành động xâm lược của thực dân Pháp. Câu 42. Việt Nam Quang phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào? A. Chiến tranh TG I bùng nổ. B. CTTG I bước vào giai đoạn quyết liệt. C. Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh. D. Khi CTTG I kết thúc. Câu 43. Sau khi ba tỉnh miền Tây rơi vào tay thực dân Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân ở đây diễn ra như thế nào? A. Tạm thời lắng xuống. B. Diễn ra sôi nổi, bền bỉ và rộng khắp. C. Liên kết chặt chẽ với triều đình đánh giặc. D. Phát triển cao hơn. Câu 44. Tôn Thất Thuyết mượn lời vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương vào thời gian nào? Ở đâu ? A. Ngày 13/07/1885 tại căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). B. Ngày 17/03/1885 tại căn cứ Tân Sở (Quảng Bình). C. Ngày 13/07/1885 tại căn cứ Ba Đình. D. Ngày 03/07/1885 tại Hưng Yên. Câu 45. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nào ? A. Trong quá trình khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp ở Việt Nam. B. Trong CTTG I. C. Sau CTTG I. D. Trong quá trình khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp ở Việt Nam. 28
  29. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 46. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam là ? A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. B. Bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm. C. Bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại cai kí, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công. D. Từ bãi công đến tổng bãi công để đòi quyền lợi về kinh tế. Câu 47. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) phong trào Cần Vương đã diễn ra như thế nào? A. Thu hẹp vào Nam Trung bộ. B. Tiếp tục hoạt động, quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu. C. Chấm dứt hoạt động. D. Hoạt động cầm chừng. Câu 48. Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào A. công nghiệp, nông nghiệp, quân sự. B. công - thương nghiệp. C. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế. D. tất cả các chính sách. Câu 49. Lãnh đạo phong trào Cần Vương là thành phần nào ? A. Gồm văn thân sĩ phu yêu nước. B. Địa chủ. C. Nông dân. D. Quan lại. Câu 50. Đặc điểm chiến thuật của khởi nghĩa Ba Đình là gì ? A. Kết hợp du kích và luồn sâu vào hang ổ địch. B. Tất cả các chiến thuật. C. Đánh du kích. D. Phòng ngự. Câu 51. Sau khi mất 6 tỉnh Nam kì, triều đình nhà Nguyễn đã A. chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ. B. tổ chức cho nhân dân phản công để lấy lại. C. mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp, không nghĩ đến việc giành lại. D. thương lượng với Pháp để xin chuộc lại. Câu 52. Người bất chấp lệnh bãi binh của triều đình tiếp tục chống Pháp ở Nam kì là ai ? A. Trương Định. B. Nguyễn Trị Phương. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 53. Thực dân Pháp bàn việc tấn công nước ta vào thời gian nào ? A. Năm 1787. B. Năm 1857. C. Năm 1858. D. Năm 1884. Câu 54. Quân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam kì vào thời gian nào ? A. Năm 1861. B. Năm 1862. C. Năm 1873. D. Năm 1882. Câu 55. Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm lược Việt Nam bằng con đường nào ? A. Khai hoá văn minh. B. Truyền bá chữ quốc ngữ. C. Buôn bán và truyền đạo. D. Tấn công quân sự. Câu 56. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất(1862) trong hoàn cảnh nào ? A. Phong trào của nhân dân suy yếu. B. Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ngày một dâng cao. C. Phong trào phản đối chiến tranh lên cao. D. Tất cả các hoàn cảnh. Câu 57. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại sau lần Pháp tấn công ở A. Miền Tây. B. Miền Đông. C. Chí Hòa. D. Gia Định. Câu 58. Thời gian liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà là A. 7 tháng. B. 4 tháng. C. 6 tháng. D. 5 tháng. Câu 59. Thực dân Pháp bắt đầu kéo quân vào Sài Gòn thời gian nào? A. 1859. B. 1860. C. 1873. D. 1882. Câu 60. Số quân Pháp còn lại ở Nam kì năm 1860 là bao nhiêu ? A. 1 000 tên. B. 10. 000 tên. C. 12. 000 tên. D. 3 000 tên. Câu 61. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là gì ? A. Truyền đạo. B. Mở rộng thị trường. C. Khai hoá văn minh cho triều Nguyễn. D. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. Câu 62. Thể chế chính trị của nước ta trước khi bị xâm lược là 29
  30. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö A. Quân chủ chuyên chế. B. CH quý tộc. C. Quân chủ lập hiến. D. CH liên bang. Câu 63. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công nước ta từ khi nào ? A. 01/09/1895. B. Cuối năm 1858. C. Đầu năm 1859. D. 01/09/1858. Câu 64. Tây Ban Nha rút ra khỏi nước ta vào năm nào? A. Năm 1859. B. Năm 1860. C. Năm 1882. D. Năm 1873. Câu 65. Cuộc khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp tại Việt Nam diễn ra vào thời gian A. từ 1897 đến 1914. B. từ 1883 đến 1896. C. từ 1884 đến 1913. D. từ 1885 đến 1914. Câu 66. Lãnh đạo nhân dân chống Pháp tại Đông Nam kì là lực lượng nào ? A. Tư sản. B. Địa chủ. C. Nông dân. D. Văn thân sĩ phu yêu nước. Câu 67. Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỷ XIX là A. nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên. B. nông nghiệp phát triển. C. nhà nước đầu tư vào thuỷ lợi. D. nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp. Câu 68. Ba tỉnh miền Tây Nam kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào ? A. Trong vòng 6 ngày (19 - 24/6/1867) mà không tốn một viên đạn. B. Trong vòng 5 ngày (20 - 24/6/1867) mà không tốn một viên đạn. C. Trong vòng 5 ngày chật vật với quân ta. D. Quân Pháp bị thiệt hại nặng nề. Câu 69. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào ? A. Cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao. B. Pháp bị thiệt hại nặng nề. C. Đại đồn Chí Hoà bị phá vỡ. D. Pháp đang đánh chiếm Gia Định. Câu 70. Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Étpêrăng trên sông Vàm Cỏ Đông là ai ? A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Thông. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 71. Từ sau 1862 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Đông Nam kì có sự kiện tiêu biểu nào ? A. Cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền. B. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân. C. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tri Phương. D. Cuộc khởi nghĩa của Trương Định. Câu 72. Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển sang đánh chiếm A. Huế. B. Gia Định. C. Biên Hoà. D. Vĩnh Long. Câu 73. Quân Pháp tấn công Gia Định ngày nào? A. 22/06/1859. B. 10/12/1859. C. 16/02/1859. D. 17/02/1859. Câu 74. Nguyên nhân trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do A. vương triều Tây Sơn sụp đổ. B. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa. C. vua Tự Đức mất. D. lực lượng giáo dân ủng hộ. Câu 75. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí vào thời gian nào ? A. 23/03/1862. B. 22/06/1861. C. 10/12/1861. D. 05/06/1862. Câu 76. Tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn như thế nào ? A. Cùng quân dân cả nước chống Pháp. B. Kiên quyết đến cùng. C. Thiếu kiên quyết đến cùng. D. Đầu hàng Pháp ngay từ đầu. Câu 77. Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc. B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh. C. có sự ủng hộ của binh lính. D. có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại phái chủ chiến. Câu 78. Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế diễn ra vào A. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 5 năm 1885. B. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 6 năm 1885. 30
  31. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö C. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885. D. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 8 năm 1885. Câu 79. Trước khi trở thành lãnh tụ của khởi nghĩa, Phan Đình Phùng có làm quan trong triều đình hay không? A. Có. B. Không. Câu 80. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế? A. Muốn giúp vua cứu nước. B. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do. C. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn. D. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề. Câu 81. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương? A. Muốn giúp vua cứu nước. B. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do. C. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn. D. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề. Câu 82. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 83. Trong Các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, phong trào nào diễn ra lâu nhất ? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 84. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được xem là tiêu biểu phong trào Cần Vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 85. Phong trào Cần Vương diễn ra trong thời gian A. 1885 - 1895. B. 1880 - 1895. C. 1885 - 1896. D. 1884 - 1895. Câu 86. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) là A. Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật B. Phan Đình Phùng. C. Hoàng Hoa Thám. D. Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Câu 87. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là A. Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật. B. Phan Đình Phùng. C. Hoàng Hoa Thám. D. Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Câu 88. Chương trình khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp được tiến hành ở Việt Nam từ năm A. 1895. B. 1896. C. 1897. D. 1898. Câu 89. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phân hóa thành những giai tầng nào? A. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tư sản, công nhân. B. Địa chủ, nông dân, tư sản, công nhân. C. Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân. D. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tiểu tư sản, công nhân. Câu 90. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là A. nông dân. B. tiểu tư sản. C. công nhân. D. tư sản. Câu 91. Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào A. phát triển kinh tế nông nghiệp - công thương nghiệp. B. nông nghiệp - công nghiệp - quân sự. C. ngoại thương - quân sự - giao thông thuỷ bộ. D. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế. Câu 92. Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. nền kinh tế phong kiến. B. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. 31
  32. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö C. nền kinh tế thuộc địa . D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Câu 93. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX là A. vì quyền lợi về kinh tế. B. vì quyền lợi về chính trị. C. vì quyền lợi về kinh tế và chính trị. D. vì căm thù thực dân Pháp. Câu 94. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX là A. bãi công. B. lập ra tổ chức Đảng để lãnh đạo đấu tranh. C. đấu tranh tự phát đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc. D. liên hiệp với giai cấp vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức Câu 95. Đến năm 1914, công nhân ngành than Việt Nam có khoảng A. 1 vạn. B. 1,5 vạn. C. 2 vạn. D. 2,5 vạn. Câu 96. Nét nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp là A. chính sách cướp đoạt ruộng đất, khai thác than. B. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ việc khai thác thuộc địa. C. khai thác các mỏ kim loại lấy nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Pháp. D. mở mang một số cảng biển, cảng sông để chuyên chở hàng hóa. Câu 97. Lực lượng cách mạng to lớn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là A. nông dân. B. công nhân. C. tư sản. D. tiểu tư sản. Câu 98. Vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản vì A. Nhật bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. B. sau cải cách Minh Trị (1868) Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh. C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905), là quốc gia duy nhất ở châu Á thắng đế quốc phương Tây. D. cả ba ý trên đều đúng. Câu 99. Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục thực sự là A. cuộc vận động văn hoá lớn đầu thế kỷ XX . B. cuộc cải cách kinh tế lớn đầu thế kỷ XX. C. cuộc cải cách xã hội lớn đầu thế kỷ XX. D. cuộc cải cách toàn diện kinh tế - văn hoá - xã hội đầu thế kỷ XX. Câu 100. Đường lối cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là A. chống Pháp và phong kiến. B. dựa vào Pháp xây dựng nước Việt Nam Cộng hoà. C. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. D. dùng bạo lực giành độc lập. Câu 101. Đường lối cứu nước của cụ Phan Bội Châu là A. chống Pháp và phong kiến. B. dùng bạo lực giành độc lập. C. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. D. dựa vào Pháp xây dựng nước Việt Nam Cộng hoà. Câu 102. Ai là người sáng lập hội Duy Tân vào tháng 5/1904? A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. D. Huỳnh thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Câu 103. Thái độ của nhà Nguyễn với Trương Định sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Hạ lệnh bãi binh. B. Thăng chức cho ông. C. Khuyến khích đánh Pháp. D. Ra lệnh chém đầu. Câu 104. Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam? A. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn. B. Than là năng lượng chủ yếu phục vụ cho công nghiệp. 32
  33. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö C. Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc. D. Tất cả cùng đúng. Câu 105. Việt Nam Quang Phục Hội tan rã và rơi vào tay Pháp vào năm nào? A. 1915. B. 1916. C. 1917. D. 1918. Câu 106. Sau khi Thái Nguyên được độc lập, đặt quốc hiệu là gì? A. Đại Hùng. B. Đại La. C. Quốc Hùng. D. Đại Ngu. Câu 107. Ở vùng núi Đông Bắc, dân tộc ít người nào tham gia đấu tranh trong phong trào đấu tranh của dân tộc thiểu số? A. Hán, Nùng, Thái. B. Mông, Thái, Dao. C. Dao, Nùng Thái. D. Hán, Nùng, Dao. Câu 108. Vào giữa thế kỷ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào? A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành. B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng C. Chế độ phong kiến Việt Nam được cũng cố vững chắc. D. Một lực lượng sản xuất mới –tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Câu 109. Sự khác nhau về quyền dân tộc cơ bản giữa Hiệp ước Hác măng (1883) và Hiệp ước Giáp Tuất(1874) là A. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. B. Pháp toàn quyền xử lí đội quân Cờ đen. C. Triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam kì là đất thuộc Pháp. D. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các quyền lợi trong nước. Câu 110. Quân Tây Ban Nha cùng với quân Pháp xâm lược Việt Nam, vì A. muốn có thị trường tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam. B. muốn chia quyền lợi với Pháp sau khi chiếm xong Việt Nam làm thuộc địa. C. có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình giam giữ, giết hại. D. cả A, B, C. Câu 111. Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì A. quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng B. nhân dân cả nước kiên cường chống giặc đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. C. quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. D. quân ít, thiếu viện binh, thời tiết không thuận lợi. Câu 112. Tháng 2/1859 Pháp đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia định là vì A. muốn làm chủ lưu vực sông Mê - công. B. muốn chiếm vùng đất Nam kỳ. C. muốn cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. D. cả A, B, C. Câu 113. Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), Pháp rơi vào tình thế A. bị nghĩa quân bao vây, quấy rối liên tục. B. bị thương vong gần hết. C. bị bệnh dịch hoành hành. D. bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch và thương vong. Câu 114. Từ đầu năm 1860, Pháp cho rút toàn bộ số quân từ Đà Nẵng vào Gia định, vì A. Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung quốc và Italia. B. chuẩn bị cho việc xâm lược Campuchia . C. bệnh dịch ở Đà Nẵng đang hoành hành. D. cả A, B, C. Câu 115. Năm 1860, quân triều đình không giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia định là do A. không chủ động tấn công giặc. B. thiếu sự ủng hộ của nhân dân. C. quân ít. D. cả A, B, C. 33
  34. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 116. Với hiệp ước Nhâm Tuất (ký ngày 5 - 6 - 1862) , triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp A. ba tỉnh : Biên hòa, Gia định, Định Tường và đảo Côn lôn. B. ba tỉnh : Biên hòa, Gia định,Vĩnh Long và đảo Côn lôn. C. ba tỉnh : Biên hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn lôn. D. ba tỉnh : An giang, Gia định, Định Tường và đảo Côn lôn. Câu 117. Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Định Tường, Biên Hòa là A. khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp. B. ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp. C. yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp . D. cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp. Câu 118. Thực dân Pháp chiếm được toàn bộ Nam kỳ vào thời gian nào? A. 24 - 6 - 1865. B. 24 - 6 - 1866. C. 24 - 6 - 1867. D. 24 - 6 - 1868. 34
  35. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö LỚP 12: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY. Chương I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. Câu 1. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh (từ ngày 4 đến ngày 12 - 2 – 1945) được tổ chức tại đâu? A. Tại Oa - sinh - tơn (Mĩ). B. Tại I - an – ta (Liên Xô). C. Tại Pốt - xđam (Đức.). D. Tại Luân Đôn (Anh). Câu 2. Vấn đề không phải là quyết định của Hội nghị Ianta là gì? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghía phát xít Đức và quân phiệt Nhật. B. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau chiến tranh. C. Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 3. Lý do chủ yếu nào chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân của các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế? A. Cải thiện một bước đời sống cho nhân dân. B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân. C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta? A. Thành lập tòa án quốc tế Nuy - răm - be để xét xử tội phạm chiến tranh. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm gải giáp quân đội phát xít. Câu 5. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì? A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật. B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec - lin. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghía phát xít Đức và quân phiệt Nhật. D. Tất cả các mục đích trên. Câu 6. Được quyền đóng quân ở Nhật Bản và Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên là A. Liên Xô, Trung Quốc B. Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ. D. Trung Quốc Câu 7. Theo quyết định của Hội nghị I - an - ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, Nam Triều Tiên sau CTTG II? A. Liên Xô. B. Anh. C. Mĩ.D. Pháp. Câu 8. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây ra tình trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ? A. 6 - 1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan. B. 5 - 1955, Cộng hòa Liên bang Đức được kết nạp vào khối NATO. C. 3 - 1947, bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gửi đến Quốc hội. D. 4 - 1949, Mĩ cùng các nước Tậy Âu thành lập NATO. Câu 9. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc tại Hội nghị nào? A. Hội nghị I - an - ta (Liên Xô): 2 - 1945. B. Hội nghị Xan - phơ - ran - xi - cô (Mĩ): 6 - 1945. C. Hội nghị Pôt - xđam (Đức.): 8 - 1945 . D. A, B đúng. 35
  36. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö Câu 10. Mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc là A. tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. chung sống hòa bình và có sự nhất trí giữa 5 cường quốc lớn. C. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 11. Mọi quyết định của Hội đồng bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là A. Liên Xô (LB Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật. B. Liên Xô (LB Nga), Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc. C. Mĩ, Anh, Nhật, Pháp, Đức. D. Liên Xô (LB Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp. Câu 12. Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiêm vụ chính của A. Liên minh châu Âu. B. Hội nghị I - an – ta. C. ASEAN. D. Liên hợp quốc. Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau Chiến tranh lạnh là A. mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ. B. do vấn đề năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. C. sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lập trật tự thế giới mới. D. do tác đông của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Câu 14. Nội dung cơ bản của học thuyết Truman là A. củng cố chính quyền và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì B. sự tập hợp lực lượng và phản ứng của Mĩ trước những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. C. biến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. D. gạt bỏ ảnh hưởng của Anh và xác lập ảnh hưởng của Mĩ ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Câu 15. Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ thỏa thuận I - an - ta của những nước nào ? A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ. B. Liên Xô, Mĩ, Anh. C. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 16. Tháng 3 - 1947, Tổng thống Tơ - ru - man của Mĩ chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm mục đích gì ? A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa D. Chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh. Câu 17. Thế nào là “chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất? A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. B. Dùng sức mạnh quân sự đế đe dọa đối phương. C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh". D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước. Câu 18. Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ? A. Sự hình thành hệ thống XHCN sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 36
  37. TuyÓn chän c©u hái TN ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019-2020 m«n LÞch sö B. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ - ru - man" và "chiến tranh lạnh" (3 - 1947). C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). D. Sự ra đời của khối NATO (9 - 1949). Câu 19. Hội nghị Pốt - xđam được triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu? A. Tháng 7 năm 1945. Ở Liên Xô. B. Tháng 8 năm 1945. ở Mĩ. C. Tháng 10 năm 1945. Ở Đức D. Tháng 7 năm 1945. ở Đức. Câu 20. Theo quyết định của Hội nghị Pốt - xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức.? A. Vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức. B. Vùng lãnh thổ phía Tây nước Đức. C. Vùng lãnh thổ phía Nam nước Đức. D. Vùng lãnh thổ phía Bắc nước Đức. Câu 21. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực vào ngày A. 25/10/1945.B. 26/6/1945. C. 24/9/1945. D. 24/10/1945. . Câu 22. Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 10 năm 1949. B. Tháng 9 năm 1949. C. Tháng 12 năm 1948. D. Tháng 8 năm 1948. Câu 23. Sự kiện nào dẫn đến thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức.(9/1949)? A. Nước Đức được hoàn toàn thống nhất. B. Nước Đức đã tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. Mĩ, Anh, Pháp hợp nhất các vùng chiếm đóng. D. Tất cả các sự kiện trên. Câu 24. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 9 - 1949. B. Tháng 12 năm 1949. C. Tháng l0 - 1949. D. Tháng 1 năm 1950. Câu 25. Nội dung cơ bản của học thuyết Tơruman là A. củng cố chính quyền và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì. B. sự tập hợp lực lượng và phản ứng của Mĩ trước những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. C. biến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. D. gạt bỏ ảnh hưởng của Anh và xác lập ảnh hưởng của Mĩ ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Câu 26. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh lạnh kết thúc? A. Hiệp định về những cơ sở của những quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972). B. Goocbachop và Bus (cha) gặp nhau tại Manta (1989). C. Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972). D. Định ước Henxenki (1975). 37