Bài khảo sát kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 6 trang thungat 5750
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_khao_sat_kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_lop_5_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bài khảo sát kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. Mã số: 01 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5 Năm học 2020 - 2021 Bài khảo sát số 1 Chữ kí cán bộ Trường Tiểu học: Số phách khảo sát Lớp: . Họ và tên: . Số báo danh: . KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5 Năm học 2020 – 2021 Mã số: 01 Bài khảo sát số 1(Thời gian làm bài : 60 phút) Điểm Giám khảo Số phách Bằng số Bằng chữ . . Hàm Nghi Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Minh, hiệu là Ưng Lịch, vua thứ 8 triều Nguyễn, con Kiên Thái Vương, em vua Kiến Phúc, được đưa lên làm vua năm 1884, khi mới 13 tuổi. Vào thời điểm Hàm Nghi đăng quang, điều ước Giáp Thân 1884 đã được ký kết, nước ta nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp. Việc triều đình Huế không thông báo lễ đăng quang của Hàm Nghi cho Khâm sứ Trung Kỳ biết làm cho phía Pháp bất bình, không công nhận Hàm Nghi, yêu cầu toàn bộ đại thần triều đình sang tòa Khâm sứ để bàn định, thực chất là đề lừa bắt Tôn Thất Thuyết - người mà Pháp cho là cầm đầu phe chủ chiến. Nhận rõ âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết chủ động hạ lệnh tấn công quân Pháp tại đồn Mang Cá và các đồn quanh tòa Khâm sứ vào đêm 7 tháng 7 năm 1885. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, lập triều đình kháng chiến. Tại đây, Hàm Nghi đã ban chiếu Cần Vương, phát động sĩ phu và nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau 3 năm gian khổ kháng chiến, Hàm Nghi bị Pháp bắt và đầy sang Angiêri (châu Phi) vào cuối năm 1888. Tại Angiêri, lúc đầu Hàm Nghi không chịu học tiếng Pháp, vẫn giữ nguyên quốc phục, sống lặng lẽ và cam chịu. Về sau, nghĩ rằng ngôn ngữ chỉ là phương tiện nên ông cố gắng học tiếng Pháp và chỉ 5 năm, ông đã làm chủ ngôn ngữ mới, thành thạo văn chương, mỹ thuật Pháp và Tây Phương, giao lưu với nhiều chính khách, nhà văn, họa sĩ Pháp. Sống xa Tổ quốc tại một vùng văn hóa khác, thấm nhuần văn chương, mỹ thuật phương Tây nhưng Hàm Nghi vẫn giữ nếp sống quê nhà, tóc búi tó, áo dài the, trước sau giữ trọn tấm lòng với đất nước quê hương. Ông mất năm 1943 tại Angiêri, hưởng thọ 72 tuổi. * Dựa vào câu chuyện trên em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
  2. Câu 1 (M1):Vua Hàm Nghi là ông vua thứ mấy trong triều đại nhà Nguyễn? A. Vua thứ 8 B. Vua thứ 6C. Vua thứ 7 D. Vua thứ 13 Câu 2 (M2):Vì sao Pháp không công nhận Hàm Nghilà vua? A.Vì Pháp không đồng ý để Hàm Nghi lên ngôi. B. Vì triều đình Huế không thông báo lễ đăng quang của vua Hàm Nghi cho Pháp. C. Vì vua Hàm Nghi chống lại Pháp. D.Tất cả các ý trên. Câu 3 (M1): Mục đích của Pháp yêu cầu toàn bộ đại thần sang tòa khâm sứ để bàn việc là gì? A. Để cùng với vua quan nhà Nguyễn xây dựng đất nước. B. Yêu cầu vua quan nhà Nguyễn phế bỏ ngôi vua Hàm Nghi. C. Yêu cầu vua quan nhà Nguyễn công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. D. Để bắt Tôn Thất Thuyết. Câu 4 (M1): Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp vì: A. Tôn Thất Thuyết nhận rõ âm mưu của quân Pháp B. Vì quân Pháp chủ động tấn công nên Tôn Thất Thuyết phải đánh trả C. Vì vua Hàm Nghi ra lệnh cho Tôn Thất Thuyết phải tấn công quân Pháp D. Vì triều đình nhà Nguyễn ra lệnh bắt Tôn Thất Thuyết. Câu 5 (M2): Mục đích của Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên rừng núi Quảng Trị là: A. Vì đó là lệnh của triều đình nhà Nguyễn B. Vì vua Hàm Nghi thích sống ở vùng rừng núi C. Vì cuộc tấn công của Tôn Thất Thuyết thất bại. Vua Hàm Nghi là một ông vua yêu nước nên đã đồng ý đi cùng Tôn Thất Thuyết để cùng nhân dân đánh giặc. D. Vì quân Pháp ráo riết bắt vua Hàm Nghi. Câu 6 (M2): Vua Hàm Nghi sinh năm bao nhiêu? A. 1871 B. 1872 C. 1881 D. 1882 Câu 7 (M2): Dấu phẩy in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì? “Vào thời điểm Hàm Nghi đăng quang, điều ước Giáp Thân 1884 đã được ký kết, nước ta nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp”. A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ B. Ngăn cách các vế trong câu ghép C. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu D. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu Câu 8 (M4):Vua Hàm Nghi là một nhà vua như thế nào? Câu 9 (M4): Đặt một câu ghép có quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về vua Hàm Nghi.
  3. Câu 10 (M3): Em hiểu “thấm nhuần” nghĩa là gì? A. Thấu hiểu điều gì đó một cách sâu sắc, nhuần nhuyễn B. Thấu hiểu điều gì đó một cách sâu sắc C. Thấm thía điều gì đó một cách sâu sắc D. Làm một việc gì đó thật tốt Câu 11 (M1): Từ nào sau đây không trái nghĩa với từ “gian khổ” A. Sung sướng B. An nhàn C. Khổ cực D. Hạnh phúc Câu 12 (M1): Cây cầu bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc là: A. Cầu Ninh Bình B. Cầu Hàm Rồng C. Cầu Hiền Lương D. Cầu Trường Tiền Câu 13 (M2): Năm 1973 sau khi thất bại tại hai miền Nam Bắc, Mỹ buộc phải ký hiệp định gì với ta? A. Hiệp định Giơ-ne-vơ B. Hiệp định thương mại tự do C. Hiệp định Paris D. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Câu 14 (M1): Nước ta chung đường biên giới với những nước nào? A. Trung Quốc, Lào, Campuchia B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan C. Trung Quốc, Campuchia, Indonesia D. Lào, Campuchia, Brunei Câu 15 (M3): Đỉnh núi cao nhất thế giới là: Câu 16: Circle the best word to complete the sentences. a) (M2) The main in this story is Snow White. A. man B. character C. woman D. person b) (M3) My brother reading fairy tales very much. A. like B. liking C. likes D. liked Câu 17 (M3): Chọn 1 trong 2 đề bài sau: - Đề 1: Dựa vào câu mở đoạn sau, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu Sau cơn mưa mùa xuân, khu vườn bỗng trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống - Đề 2: Vừa qua, trường em có tổ chức nhiều hoạt động để tăng cường chống dịch covid và tăng cường nâng cao sức khỏe cho học sinh. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu kể lại các hoạt động đó đồng thời nói lên những suy nghĩ của em về ý thức của một học sinh đối với đất nước trong đại dịch này.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm Câu 1 A 0,5 Câu 2 B 0,5 Câu 3 D 0,5 Câu 4 A 0,5 Câu 5 C 0,5 Câu 6 A 0,5 Câu 7 B 0,5 Câu 8 Là một nhà vua có hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước, thương 0,5 dân. Câu 9 Sử dụng cặp từ không những mà còn hoặc không chỉ . mà 0,5 còn v.v . viết thành câu nói về vua Hàm Nghi. Câu 10 A 0,5 Câu 11 C 0,5 Câu 12 B 0,5 Câu 13 C 0,5
  5. Câu 14 A 0,5 Câu 15 Đỉnh núi Ê - vơ – rét 0,5 Câu 16 a. A 0,5 b. C 0,5 Câu 17 - HS chọn một trong hai để bài để viết thành đoạn văn hoàn 1,5 chỉnh khoảng 10 câu theo đúng yêu cầu của đề bài. Đề 1: HS chọn tả các nét tiêu biểu của khu vườn sau cơn mưa mùa xuân + Viết đúng thể loại văn miêu tả + Xác định đúng trọng tâm: cảnh khu vườn sau cơn mưa mùa xuân, chọn được những nét tiêu biểu làm nổi bật sự trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống của cảnh vật + Câu văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa + Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc tự nhiên. + Bố cục rõ ràng, đảm bảo số lượng câu văn theo yêu cầu Đề 2: HS kể các biện pháp phòng chống dịch + Sát khuẩn, khẩu trang, giữ khoảng cách + Vệ sinh lớp học, bàn ghế, tập thể dục thể thao + Có trách nhiệm với cộng đồng, thấy rõ tầm quan trọng của việc chống dịch: chống dịch như chống giặc.v.v + Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc tự nhiên. + Bố cục rõ ràng, đảm bảo số lượng câu văn theo yêu cầu Mỗi câu đúng được 0,5 đ 1. A 2. B 3. D 4. A 5. C 6. A 7. B 8. Là một nhà vua có hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước, thương dân. 9. Cặp từ không những mà còn hoặc không chỉ . mà còn v.v . 10. A 11. C Câu 12. B Câu 13. C Câu 14. A (0,5đ). Câu 15. Đỉnh núi Ê - vơ – rét Câu 16 (1,5đ) Đề 1: HS chọn tả các nét tiêu biểu của khu vườn sau cơn mưa mùa xuân
  6. Đề 2: HS kể các biện pháp phòng chống dịch - Sát khuẩn, khẩu trang, giữ khoảng cách - Vệ sinh lớp học, bàn ghế, tập thể dục thể thao - Có trách nhiệm với cộng đồng, thấy rõ tầm quan trọng của việc chống dịch: chống dịch như chống giặc.v.v