Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Bùi Dục Tài

doc 8 trang thungat 3070
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_na.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Bùi Dục Tài

  1. Sở GD&ĐT Quảng Trị Kiểm tra 1 tiết học kì 1- Năm học 2019-2020 Trường THPT Bùi Dục Tài Môn: GDCD –Lớp 11 – Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên học sinh: Lớp: 11 Mã đề 01 Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Câu 1: Ông C đã chế tạo ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại cho 0,8 ha đất trồng quýt. Vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ông C? A. Hệ thống phun nước. B. Đất. C. Điện thoại. D. Cây quýt. Câu 2: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. người lao động. B. tư liệu lao động. C. tư liệu sản xuất. D. nguyên liệu. Câu 3: Hoạt động của chủ thể nào dưới đây được gọi là lao động? A. Em A đang đọc sách. B. Chị C đang làm ruộng. C. Chị B đang đánh đàn. D. Anh D đang đi xem phim. Câu 4: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân? A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm. B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế. C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe. Câu 5: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để A. thực hiện tốt chức năng kinh tế. B. loại bỏ tệ nạn xã hội. C. đảm bảo ổn định về kinh tế. D. xóa bỏ thất nghiệp. Câu 6: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi A. người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. B. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán. C. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được. D. người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng. Câu 7: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa? A. Điện. B. Nước máy. C. Không khí. D. Rau trồng để bán. Câu 8: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa? A. 5 con. B. 20 con.C. 15 con. D. 3 con. Câu 9: Giá trị sử dụng của hàng hóa là A. công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. B. sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. C. cơ sở của giá trị trao đổi. D. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Câu 10: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có A. giá trị khác nhau. B. giá cả khác nhau. C. giá trị sử dụng khác nhau. D. số lượng khác nhau. Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
  2. A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành. D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. Câu 12: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa. Câu 13: Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm.B. Mọi sản phẩm đều là hàng hóa. C. Mọi sản phẩm đều là kết quả của quá trình sản xuất. D. Không phải mọi sản phẩm đều là hàng hóa. Câu 14: Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ chọn theo phương án nào dưới đây? A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác. B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa. C. Báo cho cơ quan chức năng biết. D. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó. Câu 15: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về cạnh tranh? A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan. B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế. C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản. D. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản. Câu 16: Ba nhà sản xuất A,B,C cùng sản xuất một mặt hàng có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: nhà sản xuất A (8h), nhà sản xuất B (6h), nhà sản xuất C (10h). Thị trường chỉ chấp nhận mua bán hàng hóa của các nhà sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết là 8h. Nhà sản xuất nào dưới đây sẽ thu lợi nhuận từ hàng hóa của mình? A. Nhà sản xuất A và C. B. Nhà sản xuất A và B. C. Nhà sản xuất C. D. Nhà sản xuất A . Câu 17: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 18: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. C. Nền sản xuất hàng hóa. D. Mọi nền sản xuất. Câu 19: Tiền của chủ thể nào dưới đây không liên quan đến hàng hóa? A. Chị H mang tiền ra ngân hàng gửi tiết kiệm.B. Bà M thanh toán tiền mua thuốc ở bệnh viện. C. Ông K đến tiệm cắt tóc và trả tiền cắt tóc.D. Bà Q nộp tiền mua sách ở trường học. Câu 20: Trong lưu thông, để hàng hóa A và hàng hóa B trao đổi được với nhau thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa A và hàng hóa B phải A. bằng nhau. B. không bằng nhau. C. khác nhau. D. lớn hơn nhau. II. Phần tự luận (5 điểm): Câu 1: (2.5 điểm) Nêu khái quát ba tác động của quy luật giá trị ? Ý nghĩa của việc nhấn mạnh tác động tích cực của quy luật giá trị? Câu 2: (2.5 điểm): Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?
  3. BÀI LÀM: Phần trắc nghiệm: Chọn và tô kín phương án đúng nhất Câu 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
  4. Sở GD&ĐT Quảng Trị Kiểm tra 1 tiết học kì 1- Năm học 2019-2020 Trường THPT Bùi Dục Tài Môn: GDCD –Lớp 11 – Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên học sinh: Lớp: 11 Mã đề 02 Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình A. tạo ra của cải vật chất để nuôi sống gia đình. B. tạo ra của cải vật chất để đảm bảo xã hội phát triển. C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình. D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất. Câu 2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là A. cơ sở tồn tại của xã hội.B. tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. C. giúp con người có việc làm.D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 3: Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định A. mọi hoạt động của xã hội. B. số lượng hàng hóa trong xã hội C. thu nhập của người lao động. D. việc làm của người lao động. Câu 4: Vật nào dưới đây là tư liệu lao động dùng để bảo quản đối tượng lao động? A. Tủ đông lạnh.B. Cảng cá.C. Máy chế biến cá.D. Thuyền đánh cá. Câu 5: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. B. Sứclao động.C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại. Câu 6: Thông tin của thị trường giúp người bán A. biết được chi phí sản xuất của hàng hóa. B. đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. C. điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận. D. điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận. Câu 7: Ở tỉnh T người nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng dưa xuất khẩu vì loại cây này có giá trị cao trên thị trường. Trường hợp này, người nông dân đã căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng thực hiện giá trị. C. Chức năng thực hiện thước đo giá trị. D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng. Câu 8: Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Mọi đồng tiền là phương tiện cất trữ có hiệu quả. B. Không phải đồng tiền nào cũng là phương tiện cất trữ có hiệu quả. C. Việc cất trữ tiền là một trong những hình thức cất trữ của cải. D. Tiền đúc bằng vàng mới là phương tiện cất trữ hiệu quả. Câu 9: Hàng hóa có hai thuộc tính là A. giá trị và giá cả. B. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. C. giá cả và giá trị sử dụng. D. giá trị và giá trị sử dụng. Câu 10: Giá trị của hàng hóa là A. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. B. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. C. chi phí làm ra hàng hóa.
  5. D. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Câu 11: Hành vi khai thác gổ trái phép làm cho rừng bị tàn phá gây ra hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất là nói đến mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh? A. Chạy theo lợi nhuận, vi phạm quy luật tự nhiên. B. Giành giật khách hàng để thu lợi nhuận tối đa. C. Gian lận, trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước. D. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. Câu 12: Bà M nhờ anh T đăng lên facebook thông tin quảng cáo các mặt hàng dệt may mà bà kinh doanh.Vợ anh T kể lại chuyện này với chị Q là người cũng đang kinh doanh mặt hàng dệt may, Chị Q đã cho vợ anh T một khoản tiền để vợ anh sử dụng trang mạng của chồng đăng tin không chính xác về mặt hàng của bà M, đồng thời quảng cóa tốt cho mặt hàng của mình. Anh T biết chuyện dù không đồng ý nhưng cũng không ngăn cản vợ. Trong trường hợp này, chủ thể kinh tế nào dưới đây đã cạnh tranh không lành mạnh? A. Vợ chồng anh T. B. Vợ anh T và chị Q. C. Chị Q. D. Bà M. Câu 13: Phương án nào dưới đây đúng khi nói về mặt hạn chế của cạnh tranh? A. Làm cho cung lớn hơn cầu. B. Đầu cơ tích lũy gây rối loạn thị trường. C. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường. D. Gây ra hiện tượng lạm phát. Câu 14: Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào dưới đây? A. Vi phạm truyền thống văn hóa và quy định của Nhà nước. B. Vi phạm văn hóa và vi phạm pháp luật. C. Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức. D. Vi phạm truyền thống và văn hóa dân tộc. Câu 15: Bên cạnh những thuận lợi thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp, đó là A. cạnh tranh ngày càng nhiều. B. cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. C. tăng cường quá trình hợp tác. D. nâng cao năng lực cạnh tranh. Câu 16: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa. Câu 17: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường. B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường. C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu của người sản xuất. Câu 18: Nếu em là giám đốc công ty sản xuất tivi có số vốn hạn chế, khi thấy trên thị trường mặt hàng tivi đang bán với giá cả thấp hơn giá trị, để không bị thua lổ em sẽ lựa chọn cách làm nào dưới đây? A. Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.B. Tiếp tục đầu tư vốn công nghệ cao. C. Ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất. D. Thu hẹp sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Câu 19: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa. B. người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ. C. người sản xuất ngày càng giàu có. D. kích thích lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng. Câu 20: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị? A. Phân biệt giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa. B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống. C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên. D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng. II. Phần tự luận (5 điểm):
  6. Câu 1 (2.5 điểm): Nêu khái quát ba tác động của quy luật giá trị ? Ý nghĩa của việc nhấn mạnh tác động tích cực của quy luật giá trị? Câu 2(2.5 điểm): Thị trường là gì? Trình bày các chức năng cơ bản của thị trường? BÀI LÀM: Phần trắc nghiệm: Chọn và tô kín phương án đúng nhất Câu 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ