Bài kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Gung Ré (Có ma trận và đáp án)

doc 3 trang thungat 3130
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Gung Ré (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_truong_th.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Gung Ré (Có ma trận và đáp án)

  1. Trường THCS Gung Ré. Họ và Tên : Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì I Lớp 8 Môn : Ngữ Văn 8 . Thời Gian : 45 phút. Điểm Lời nhận xét của giáo viên A/ Trắc Nghiệm Khách Quan (3 Điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (0,25 đ) Các tác phẩm “Những ngày thơ ấu”; “Tắt đèn”; “Lão Hạc” được sáng tác trong thời kì nào? A, 1920 – 1930 B, 1930 – 1940 C, 1930 -1945 D, 1940-1945 Câu 2: (0,25 đ) Nhận định sau đây đúng với ý nghĩa của văn bản nào? “Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng”. A, Tôi đi học B, Lão Hạc C, Trong lòng mẹ D, Tức nước vỡ bờ Câu 3(0,25 đ): Các từ : hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, rắp tâm, thuộc trường từ vựng nào? A, Trạng thái B,Cảm xúc C, Thái độ D, Hành động. Câu 4: (0,25 đ) Qua sự việc lão Hạc bán “ cậu Vàng” em thấy lão Hạc là người như thế nào? A, Sống trung thực, tình nghĩa, thủy chung. B, Xót xa, ân hận khi bán con Vàng. C, Yêu thương con trai hết mực. D, Yêu thương con, sống trung thực, tình nghĩa, thủy chung, ân hận, xót xa khi bán con Vàng. Câu 5(0,25đ):Trong câu văn sau có mấy từ tượng hình? “Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh” A, Một từ B, Hai từ C, Ba từ D, Bốn từ Câu 6: (0,25 đ) Ý nào sau đây nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” A, Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng được tất cả. B, Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp lực là có đấu tranh. C, Nông dân là lớp người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ. D, Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân. Câu 7(0,25đ): Các từ : này, ơi, vâng, dạ, ừ thuộc : A,Trợ từ. B,Thán từ gọi đáp. C,Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. D, Tình thái từ nghi vấn. Câu 8(0,25đ):Câu ghép sau có mấy vế câu: “ Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung những miền xa lạ kia.” A, Hai vế. B, Ba vế C, Bốn vế D, Năm vế Câu 9(0,25đ):Dấu ngoặc kép trong câu : “ Quả đồi có hai cây phong không biết vì sao làng tôi gọi là “ Trường Đuy-Sen.”” dùng để: A, Đánh dấu lời nhân vật. B, Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. C, Đánh dấu tên tác phẩm. D,Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Câu 10: (0,25 đ) Nhận định sau đây đúng với văn bản nào?
  2. “Bằng việc kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích ; lập luận chặt chẽ; ngôn ngữ khoa học giàu sức thuyết phục, văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại”. A, Thông tin về ngày trái đất năm 2000. C, Bài toán dân số. B, Ôn dịch,thuốc lá. D, Tôi đi học. Câu 11: (0,5 đ) Điền từ thích hợp để hoàn thành khái niệm sau: “ Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày , với nội dung chính của tác phẩm đó( bao gồm các sự việc tiêu biểu, nhân vật và các chi tiết quan trọng) nhằm phục vụ cho việc học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học. A/ Tự luận (7 Điểm) Câu 12: (2 đ) Tóm tắt văn bản “ Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn ngắn. Câu 13: (5 đ) Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích nhất. I/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tổng Thấp Cao cộng Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Truyện kí Việt Nam C1,C4 C2, 0,75đ Văn bản Truyện nước ngoài C12 2đ Văn bản nhật dụng C10 0,25đ Tiếng Từ vựng C7 C3,C5,C6 1 đ Việt Ngữ pháp C8 0,25đ Dấu câu C9 0,25đ Văn tự sự + miêu tả C11 0,5đ Tập làm + biểu cảm văn Văn thuyết minh C13 5đ Tổng số câu 5 6 1 1 13 Tổng số điểm 1,25 1,75 2 5 10đ II /ĐÁP ÁN A/ Trắc Nghiệm: Câu 1 -> câu 10 Mỗi câu đúng được 0,25 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B C D A B B B D C Câu 11: Lần lượt điền các từ sau: ngắn gọn, trung thành. Mỗi từ đúng được 0,25đ. B/ Tự Luận: Câu 12(2đ): Tóm tắt được nội dung chính của văn bản đảm bảo các nội dung sau: - Câu chuyện diễn ra buổi sáng tại nhà chị Dậu.Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng chu đáo.(0,75đ) - Chị Dậu chống lại cai Lệ và người nhà Lý trưởng: - Lúc đầu chị cố tha thiết van xin nhưng bọn chúng không nghe vẫn xông vào định đánh trói anh Dậu.(0,5 đ) - Chị phản kháng lại bị cai Lệ tát vào mặt ,chị quay sang đánh lại cai Lệ và người nhà Lý trưởng. Cuối cùng cả cai Lệ và người nhà Lý trưởng bị đánh ngã nhào ra thềm.(0,5 đ) * Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn, đảm bảo bố cục và trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không viết sai chính tả.(0,25 đ) Câu 13(5đ): 1, Yêu cầu chung: - Kiểu bài : Thuyết minh. -Nội dung: Giới thiệu những hiểu biết chính xác, khách quan về một loài hoa mà em yêu thích.
  3. - Bố cục đầy đủ 3 phần, thực hiện đúng nhiệm vụ từng phần. - Sử dụng các phương pháp thuyết minh trong bài. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, đúng ngữ pháp. 2, Gợi ý đáp án và biểu điểm: a, Mở bài: (0,5 đ)Giới thiệu tên loài hoa mà em yêu thích. b, Thân bài:(4 đ) - Hoa có những đặc điểm nổi bật : Nguồn gốc, các loại hoa; Các đặc điểm nổi bật về hình dáng:thân, lá, nụ, hoa, màu sắc, mùi hương, (2đ) - Vai trò và tác dụng của hoa: làm cành, làm trang trí cho đẹp,làm thuốc , hay còn tác dụng nào khác.(1đ) - Quy trình chăm sóc, uốn tỉa.(1đ) c, Kết bài:(0,5đ)có thể nêu cảm nghĩ của em đối với loài hoa em yêu thích hoặc rút ra bài học về niềm vui sống giữa thiên nhiên, hoa lá