Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tri Thức

docx 38 trang thungat 4190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tri Thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tri Thức

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 1: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Cây xoài của ông em Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông. Xoài thanh ca, xoài tượng đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quà gì ngon bằng. (Theo Đoàn Giỏi) Câu 1: Ông trồng cây xoài cát khi nào ? (0,5đ) a. Khi em học lớp 2. c. Khi em còn đi lẫm chẫm. b. Khi em vừa lọt lòng mẹ. d. Khi em mới vào lớp 1. Câu 2: Ông bạn nhỏ trồng cây xoài này ở đâu ? (0,5đ) a. Đầu hè. b. Đầu sân. c. Trước ngõ. d. Trước sân.
  2. Câu 3: Tại sao mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông ? (0,5đ) a. Muốn ông được ăn xoài. c. Muốn cho bàn thờ đẹp. b. Muốn tưởng nhớ, biết ơn ông. d. Không muốn lãng phí trái cây trong vườn. Câu 4: Ông bạn nhỏ trồng giống cây xoài nào ? (0,5đ) a. Xoài thanh ca. b. Xoài cát. c. Xoài tượng. d. Xoài keo. Câu 5: Hoa của cây xoài cát màu gì ? (0,5đ) a. màu trắng b. màu vàng c. màu đỏ d. màu hồng Câu 6: Hãy viết lại câu miêu tả mùi vị của quả xoài cát khi chín ? (1đ) Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau : (1đ) Cuối đông, hoa nở trắng cành. Câu 8: Từ nào viết đúng chính tả ? (0,5đ) a. núc nỉu b. lúc lỉu c. núc lỉu d. lúc nỉu Câu 9: Viết từ 2 đến 3 câu nói về kỉ niệm của em với ông của em. (1đ)
  3. Đáp án: Câu 1: c. Khi em còn đi lẫm chẫm. Câu 2: d. Trước sân. Câu 3: c. Muốn tưởng nhớ, biết ơn ông. Câu 4: b. Xoài cát. Câu 5: a. màu trắng Câu 6: (Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to.) Câu 7: Cuối đông, hoa nở thế nào ? Câu 8: b. lúc lỉu Câu 9: (HS tự viết)
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 2: Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi: Tìm ngọc 1. Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra mua, rồi thả rắn đi. Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương. Đền ơn chàng trai, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý. 2. Có người thợ kim hoàn biết đó là viên ngọc hiếm, bèn đánh tráo. Chàng trai rất buồn. Thấy vậy, Chó và Mèo xin chủ đi tìm ngọc. 3. Đến nhà người thợ kim hoàn, Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc. Quả nhiên, con chuột tìm được. 4. Ra về, Chó tranh ngậm ngọc. Lúc qua sông, nó làm rơi viên ngọc xuống nước. Một con cá lớn thấy viên ngọc, đớp ngay. Chó nghĩ ra cách rình ở bên sông, chờ ai câu được con cá nuốt ngọc thì lấy lại. Mấy hôm sau, có người đánh được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc. Mèo liền nhảy tới ngoạm ngọc chạy biến. 5. Lần này, Mèo đội ngọc trên đầu. Nào ngờ, vừa đi một quãng thì có con quạ sà xuống đớp ngọc rồi bay lên cây cao. Mèo nghĩ ra một mẹo. Nó nằm phơi bụng vờ chết. Quạ trúng kế, sà xuống toan rỉa thịt Mèo. Mèo nhảy xổ lên vồ. Quạ van lạy, xin trả lại ngọc. 6. Lần này, Chó và Mèo mang ngọc về được đến nhà. Chàng trai vô cùng mừng rỡ, càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa. (Theo Nguyễn Đổng Chi)
  5. Câu 1: Chàng trai bỏ tiền ra mua khi thấy bọn trẻ định giết con vật nào ? (0,5đ) a. Con rắn nước. b. Con chó. c. Con mèo. d. Con cá. Câu 2: Con rắn nước ấy là con của ai ? (0,5đ) a. Con của Ngọc Hoàng. c. Con của Thần sông. b. Con của Long Vương. d. Con của Thần núi. Câu 3: Trong bài con rắn nước sống ở đâu ? (0,5đ) a. Trên rừng b. Dưới nước c. Bờ sông d. Hang đá Câu 4: Đền ơn chàng trai, Long Vương tặng cho chàng trai vật gì ? (0,5đ) a. Tiền, vàng, bạc. c. Ba điều ước. b. Thanh kiếm bạc. d. Viên ngọc quý. Câu 5: Ai định giết con rắn nước ? (0,5đ) a. Người lớn b. Bọn trẻ c. Chàng trai d. Người già Câu 6: Trong bài có nhắc tới mấy con vật ? (0,5đ) a. 3 con vật b. 4 con vật c. 5 con vật d. 6 con vật Câu 7: Viết lại những từ chỉ hoạt động có trong câu sau : (1đ) Chó nghĩ ra cách rình ở bên sông, chờ ai câu được con cá thì lấy lại. Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau : (1đ) Mèo nhảy xổ lên vồ Câu 9: Viết một đoạn văn ngắn (2 – 3 câu) nói về một con vật mà em yêu thích. (1đ)
  6. Đáp án: Câu 1: a. Con rắn nước. Câu 2: b. Con của Long Vương. Câu 3: b. Dưới nước Câu 4: d. Viên ngọc quý. Câu 5: b. Bọn trẻ Câu 6: d. 6 con vật Câu 7: (nghĩ, rình, chờ, câu, lấy) Câu 8: Mèo làm gì ? Câu 9: (HS tự viết)
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 3: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Sự tích cây vú sữa 1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. 2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. 3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. (Theo Ngọc Châu) Câu 1: Cậu bé trong bài như thế nào? (0,5đ) a. Ngoan ngoãn b. Chăm học c. Ham chơi d. Hỗn láo Câu 2: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ? (0,5đ) a. Vì bị mẹ mắng. c. Vì cậu không muốn đi học. b. Vì cậu mải chơi. d. Vì người xấu rủ rê. Câu 3: Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ? (0,5đ) a. Chạy đi tìm mẹ. b. Khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
  8. c. Lại bỏ nhà ra đi. d. Ra vườn bứt quả lạ ăn thử. Câu 4: Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ? Em hãy tìm và ghi lại câu đó. (0,5đ) Câu 5: Cây vú sữa được ví như người mẹ, đúng hay sai ? (0,5đ) a. Đúng b. Sai Câu 6: Hãy tưởng tượng em là cậu bé trong câu chuyện. Nếu được gặp lại mẹ, em sẽ nói gì ? (1đ) Câu 7: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào câu sau: ( 1đ) Thấy mẹ đi chợ về Hà nhanh nhảu hỏi: - Mẹ có mua quà cho con không Mẹ trả lời: - Có! Mẹ mua rất nhiều quà cho chị em con .Thế con làm xong việc mẹ giao chưa . Hà buồn thiu: - Con chưa làm xong mẹ ạ . Câu 8: Từ nào sau đây viết đúng chính tả: .(0,5đ) a. Vui vẻ b. vui vẽ c. dui dẻ d. vui dẻ Câu 9: Viết 2 đến 3 câu nói về tình cảm của mẹ dành cho em.(1đ)
  9. Đáp án: Câu 1: c. Ham chơi Câu 2: a. Vì bị mẹ mắng. Câu 3: b. Khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Câu 4: (Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.) Câu 5: a. Đúng Câu 6: Xin lỗi mẹ. Từ nay con sẽ ngoan và nghe lời mẹ. Câu 7: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào câu sau: ( 1đ) Thấy mẹ đi chợ về Hà nhanh nhảu hỏi: - Mẹ có mua quà cho con không ? Mẹ trả lời: - Có! Mẹ mua rất nhiều quà cho chị em con .Thế con làm xong việc mẹ giao chưa ? . Hà buồn thiu: - Con chưa làm xong mẹ ạ . Câu 8: a. Vui vẻ . Câu 9: Học sinh tự viết.
  10. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 4: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Con chó nhà hàng xóm 1. Bé rất thích chó nhưng nhà Bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bác hàng xóm. Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn. 2. Một hôm, mải chạy theo Cún, Bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn Bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của Bé sưng to, vết thương khá nặng nên Bé phải bó bột, nằm bất động trên giường. 3. Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho Bé. Nhưng các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi: - Con muốn mẹ giúp gì nào? - Con nhớ Cún, mẹ ạ ! 4. Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, Cún muốn chạy nhảy và nô đùa. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc chạy đi chơi được. 5. Ngày tháo bột đã đến. bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của Bé đã lành hẳn. Nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành. (Theo Thúy Hà) Câu 1: Bạn của Bé ở nhà là ai ? (0,5đ) a. Gấu bông. b. Cún Bông. c. Mèo bông. d. Thú nhồi bông Câu 2: Cún Bông là con vật nuôi của nhà ai ? (0,5đ) a. Nhà Bé b. Nhà bác hàng xóm c. Không ai nuôi d. Bé Na nuôi
  11. Câu 3: Khi Bé bị thương, Cún đã giúp Bé như thế nào ? (0,5đ) a. Chạy đi tìm người giúp. c. Bỏ mặc Bé và đi về nhà. b. Đỡ Bé dậy. d. Sủa inh ỏi vì hoảng sợ. Câu 4: Ai là người đến thăm Bé ? (0,5đ) a. Bác hàng xóm. b. Cô giáo. c. Bạn bè. d. Tất cả đều đúng. Câu 5: Em hãy viết lại những việc làm của Cún giúp cho Bé vui: (1đ) Câu 6: Bé mau lành bệnh là nhờ Cún, đúng hay sai ? (0,5đ) a. Đúng b. Sai Câu 7: Gạch chân dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau : (0,5đ) Cái túi mẹ cho con đựng gương lược, cái hộp mẹ cho con đựng kim chỉ đâu rồi? Câu 8: “ Bác nông dân đang gặt lúa ngoài cánh đồng.” thuộc câu kiểu ? (0,5đ) a. Ai làm gì ? c. Ai thế nào ? b. Ai là gì ? d. Không thuộc kiểu câu nào. Câu 9: Điền vào chỗ trống tr hay ch ? (0,5đ) Cây .e, đi .ợ, .ốn tìm, con .im Câu 10: Viết 2 đến 3 câu kể về con vật mà em yêu thích. (1đ)
  12. Đáp án: Câu 1: b. Cún Bông. Câu 2: b. Nhà bác hàng xóm Câu 3: a. Chạy đi tìm người giúp. Câu 4: c. Bạn bè. Câu 5: (Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê ) Câu 6: a. Đúng Câu 7: Cái túi, mẹ, con, gương lược, cái hộp, kim chỉ. Câu 8: a. Ai làm gì ? Câu 9: Cây tre, đi chợ, trốn tìm, con chim Câu 10: Học sinh tự viết.
  13. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 5: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Bé Hoa Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ. Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Em ngồi trên ghế, nắn nót viết chữ: Bố ạ, Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em cũng ngủ ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé! (Theo Việt Tâm) Câu 1: Gia đình Hoa gồm có những ai ? (0,5đ) a. Ba, mẹ, Hoa c. Ba, Mẹ, Hoa, Em Nụ b. Mẹ, Hoa, Em Nụ d. Bà, mẹ, Hoa, em Nụ Câu 2: Em Nụ đáng yêu như thế nào ? (0,5đ) a. Môi đỏ hồng. c. Da em trắng. b. Mắt mở to, tròn và đen láy. d. Cả hai câu a, b đều đúng.
  14. Câu 3: Trong thư gửi bố, Hoa mong muốn điều gì ? (0,5đ) a. Hát cho em ngủ. c. Bố về ru em ngủ. b. Bố dạy thêm bài hát khác để ru em ngủ. d. Bố về chơi với Hoa. Câu 4: Trong thư gửi bố, Hoa kể về em Nụ như thế nào ? (0,5đ) a. Em Nụ không chịu ngủ b. Em Nụ ở nhà ngoan lắm c. Em Nụ đã lớn hơn d. Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em cũng ngủ ngoan nữa Câu 5: Hoa đã làm gì giúp mẹ ? (0,5đ) a. Hát cho em ngủ c. Cả hai câu trên đều đúng b. Đưa võng cho em ngủ d. Cả hai câu trên đều sai Câu 6: Bé Hoa là người như thế nào ? (0,5đ) a. Yêu thương em và biết giúp đỡ ba mẹ. c. Thích ca hát. b. Ham chơi, lười học. d. Thông minh, dũng cảm. Câu 7: Tìm các từ chỉ hoạt động trong câu sau: “Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố”. (1đ) Câu 8: Trong các từ dưới đây, từ nào viết sai chính tả ? (0,5đ) a. Cái thang b. Hoa lan c. Nhút nhác d. Chim sẻ Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm? (0,5đ) Em đã làm những việc gì giúp mẹ Câu 10: Gạch chân bộ phận làm gì? trong các câu sau: (1đ) a) Em cứ nhìn Hoa mãi. b) Em ngồi trên ghế, nắn nót viết chữ.
  15. Đáp án Câu 1: c. Ba, Mẹ, Hoa, Em Nụ Câu 2: d. Cả hai câu a, b đều đúng. Câu 3: b. Bố dạy thêm bài hát khác để ru em ngủ. Câu 4: d. Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em cũng ngủ ngoan nữa Câu 5: c. Cả hai câu trên đều đúng Câu 6: a. Yêu thương em và biết giúp đỡ ba mẹ. Câu 7: ( lấy, viết) Câu 8: c. Nhút nhác Câu 9: ? Câu 10: ( cứ nhìn Hoa mãi - ngồi trên ghế, nắn nót viết chữ)
  16. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 6: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Bím tóc đuôi sam 1. Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ. 2. Khi Hà đến trường, mấy bạn gái cùng lớp reo lên: “ Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!”. Điều đó làm Hà rất vui. Nhưng Tuấn bỗng sấn tới, nắm bím tóc và nói: - Tớ mệt quá. Cho tớ vịn vào nó một lúc. Tuấn lớn hơn Hà. Vì vậy, mỗi lần cậu kéo bím tóc, cô bé lại loạng choạng và cuối cùng ngã phịch xuống đất.Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo. Hà òa khóc. Rồi vừa khóc, em vừa chạy đi mách thầy. 3. Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói: - Đừng khóc, tóc em đẹp lắm! Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên, hỏi: - Thật không ạ? - Thật chứ ! Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn: - Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa. Thầy giáo cười. Hà cũng cười. 4. Tan học, Tuấn đến trước mặt Hà, gãi đầu ngượng nghịu: - Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn, thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái. (Phỏng theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI) (Phí Văn Gừng dịch)
  17. Câu 1: Các bạn gái khen Hà thế nào ? (0,5đ) a, Khen Hà có bím tóc dễ thương c, Khen Hà có bím tóc rất xinh b, Khen Hà có bím tóc rất đẹp d, Khen Hà có bím tóc rất dài Câu 2: Vì sao Hà khóc ? (0,5đ) a, Vì Tuấn kéo tóc làm Hà bị thương b, Vì Tuấn kéo tóc làm Hà xấu hổ c, Vì Tuấn kéo tóc làm Hà bị ngã và Tuấn còn đùa dai. d, Vì Tuấn chê tóc Hà xấu Câu 3: Hà đã làm gì ? (0,5đ) a, Hà đánh lại Tuấn c, Hà chạy đi mách thầy b, Hà ngồi khóc d, Hà bỏ chạy vào lớp Câu 4: Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ? (0,5đ) a, Thầy khen bím tóc Hà đẹp. c, Thầy cho Hà viên kẹo b, Thầy la bạn Tuấn d, Thầy bắt Tuấn xin lỗi Hà Câu 5: Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ? (0,5đ) a, Mua bánh cho Hà ăn c, Khen tóc Hà đẹp b, Rủ Hà đi chơi d, Xin lỗi Hà Câu 6: Câu chuyện khuyên em điều gì? (1đ) Câu 7: Trong các từ dưới đây, từ nào viết đúng chính tả? (0,5đ) a, vương vai b, vương vải c, vươn vải d,vương vãi Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: (1đ) Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo. Câu 9: Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ sự vật? (0,5đ) a. Hà, thầy giáo, xinh xinh b. Xin lỗi, Tuấn, bạn c. Thầy giáo, lớp học, nhờ d. Thầy giáo, bạn, cái nơ Câu 10: Tìm 2 từ nói về tình cảm bạn bè (0,5đ)
  18. Đáp án: Câu 1: b, Khen Hà có bím tóc rất đẹp Câu 2: c, Vì Tuấn kéo tóc làm Hà bị ngã và Tuấn còn đùa dai. Câu 3: c, Hà chạy đi mách thầy Câu 4: a, Thầy khen bím tóc Hà đẹp. Câu 5: d, Xin lỗi Hà Câu 6: ( Phải luôn yêu thương, giúp đỡ và nhường nhịn bạn bè. Khi biết mình sai phải biết chân thành nhận lỗi) Câu 7: d. vương vãi Câu 8: ( Ai vẫn đùa dai,cứ cầm bím tóc mà kéo ? ) Câu 9: d. Thầy giáo, bạn, cái nơ Câu 10: (yêu thương, quý mến)
  19. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 7: Cò và Vạc Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. (Truyện cổ Việt Nam) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật ? (0,5đ) a. Một nhân vật: Cò c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo b. Hai nhân vật: Cò và Vạc d. Một nhân vật: Vạc Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào ? (0,5đ) a. Lười biếng. c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ. b. Chăm làm. d. Ham chơi, lười học. Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò ? (0,5đ) a. Học kém nhất lớp. c. Hay đi chơi. b. Không chịu học hành. d. Cả a, b,c.
  20. Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày ? (0,5đ) a. Sợ trời mưa. c. Sợ Cò. b. Sợ chúng bạn chê cười. d. Lười biếng. Câu 5: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa ? (0,5đ) a. Chăm chỉ - Siêng năng c. Chăm chỉ - Lười biếng b. Chăm chỉ - Ngoan ngoãn d. Chăm ngoan – chăm chỉ Câu 6: Câu "Cò ngoan ngoãn" được viết theo mẫu câu nào dưới đây ? (0,5đ) a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 7: Em hãy gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì? ” (1đ) Cò và Vạc là hai anh em. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Câu 8: Em hãy viết một câu nhận xét về Vạc ? (1đ) Câu 9: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì ? (1đ)
  21. Đáp án: Đáp án Điểm Câu 1 B. Hai nhân vật: Cò và Vạc 0,5 Câu 2 C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ. 0,5 Câu 3 B. Không chịu học hành. 0,5 Câu 4 B. Sợ chúng bạn chê cười. 0,5 Câu 5 C. Chăm chỉ - Lười biếng 0,5 Câu 6 C. Ai thế nào? 0,5 Câu 7. Em hãy gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì? ”:(1đ) Cò và Vạc là hai anh em. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Câu 8 . Vạc lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. (1 đ) Câu 9. Phải chăm chỉ học tập không nên lười biếng.(1đ)
  22. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 8: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Sư tử và kiến càng Sư Tử chỉ kết bạn với các con vật to khỏe như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi. Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm, Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, đều không làm gì được để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử. Kiến Càng bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến Càng. Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến Càng và từ đó coi Kiến Càng là người bạn thân nhất. ( Theo Truyện cổ dân tộc Lào ) Câu 1: Sư Tử chỉ kết bạn với loài nào ? (0,5đ) a. Loài vật có ích c. Loài vật to khỏe b. Loài vật nhanh nhẹn thông minh d. Loài vật bé nhỏ
  23. Câu 2: Sư Tử đánh giá thế nào về những con vật nhỏ bé ? (0,5đ) a. Yếu ớt c. Không làm được việc gì b. Chẳng có ích gì d. Dơ bẩn Câu 3: Khi Sư Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào ? (0,5đ) a. Không đến thăm hỏi lần nào b. Đến thăm hỏi và tìm cách chữa chạy cho Sư Tử nhưng không giúp gì được c. Đến thăm nhưng không giúp chữa chạy cho Sư Tử d. Đến thăm và chữa khỏi Câu 4: Ai đã giúp Sư Tử khỏi đau ? (0,5đ) a. Bác sĩ b. Kiến Càng c. Voi d. Hổ, Gấu Câu 5: Ai mới là người bạn tốt của Sư Tử ? (0,5đ) a. Kiến Càng c. Những con vật to khỏe b. Những con vật bé nhỏ d. Không ai cả Câu 6: Dòng nào chỉ gồm các từ chỉ sự vật ? (0,5đ) a. Kiến, Sư Tử, Voi, Hổ, Gấu, Rệp c. Kết bạn, xua đuổi, thăm, chữa chạy b. To khỏe, nhỏ bé, vội vàng, tốt d. Cả a và b Câu 7: Đặt một câu theo mẫu Ai là gì ? (1đ) . Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: (1đ) Đen / Mạnh / . To / Thấp / Câu 9: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách đối xử với bạn bè ? (1đ) .
  24. Đáp án: Đáp án Điểm Câu 1 c. Loài vật to khỏe 0,5 Câu 2 b. Chẳng có ích gì 0,5 Câu 3 b. Đến thăm hỏi và tìm cách chữa chạy cho Sư Tử nhưng không 0,5 giúp gì được. Câu 4 b. Kiến Càng 0,5 Câu 5 a. Kiến Càng 0,5 Câu 6 a. Kiến, Sư Tử, Voi, Hổ, Gấu, Rệp 0,5 Câu 7. Đặt một câu theo mẫu Ai là gì ?(1đ) HS tự đặt theo ý. Câu 8. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: (1 đ) Đen /Trắng Mạnh /Yếu To /Nhỏ Thấp /Cao Câu 9. Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách đối xử với bạn bè ?(1 đ) Phải quý trọng bạn bè và không nên coi thường bạn bè.
  25. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 9: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: Chú gà trống ưa dậy sớm Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu: “Rét! Rét!” Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch, rồi gáy vang: Ò ó o o !” Câu 1: Bác mèo mướp nằm ngủ ở đâu ? (0,5đ) a. Bên đống tro ấm b. Trong bếp c. Cả hai ý trên d.Trong nhà Câu 2: Mới sớm tinh mơ, con gì đã chạy tót ra giữa sân ? (0,5đ) a. Mèo mướp b. Chuột c. Chú gà trống d. Chú chim Câu 3: Chú gà trống chạy tót ra giữa sân để làm gì ? (0,5đ) a. Gáy vang: Ò ó o o !” c. Tìm thức ăn b. Rửa đôi cánh to, khỏe d. Gọi bạn
  26. Câu 4: Những từ chỉ hoạt động trong câu: “Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt” là: (0,5đ) a. Vươn mình, dang đôi cánh c. Vươn, dang, khỏe b. Vươn, dang d. Vươn, vỗ cánh Câu 5: Câu: ‘‘Bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm’’ thuộc kiểu câu gì ? (0,5đ) a. Ai là gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai làm gì ? d. Ai đi đâu ? Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: (0,5đ) Cò ngoan ngoãn chăm chỉ học tập. Câu 7: Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ cùng nghĩa ? (0,5đ) a.Chăm chỉ - siêng năng c.Thầy yêu - bạn mến b.Chăm chỉ - ngoan ngoãn d. Chăm chỉ - lười biếng Câu 8: Điền vào chỗ trống s hoặc x ? (0,5đ) ớm nắng chiều mưa. ai một li, đi một dặm. Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau: (1đ) Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Câu 10: Viết 2 – 3 câu nói về một con vật mà em yêu thích. (1đ)
  27. Đáp án: Câu 1: a. Bên đống tro ấm Câu 2: c. Chú gà trống Câu 3: a. Gáy vang: Ò ó o o !” Câu 4: a. Vươn mình, dang đôi cánh Câu 5: c. Ai làm gì? Câu 6: a) Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Câu 7: a.Chăm chỉ - siêng năng Câu 8: Sớm nắng chiều mưa. Sai một li, đi một dặm. Câu 9: Trong bếp, bác mèo mướp làm gì? Câu 10: HS tự viết.
  28. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ MỘT TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 10: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: THỎ THẺ Hôm nào ông tiếp khách Để cháu đun nước cho Nhưng cái siêu nó to Cháu nhờ ông xách nhé! Cháu ra sân rút rạ Ông phải ôm vào cơ Ngọn lửa nó bùng to Cháu nhờ ông dập bớt. Khói nó chui ra bếp Ông thổi hết khói đi Ông cười xòa: “Thế thì Lấy ai ngồi tiếp khách?” Hoàng Tá Câu 1: Bài thơ có tên là gì? (0,5đ) a. Cháu và ông b. Ông và cháu c. Thỏ thẻ d. Ông cháu Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm (0,5đ) (Hoàng Tá, Hoàng Ngân, Hoàng Lân, Hoàng Hoa Thám) Bài thơ của tác giả
  29. Câu 3: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động ? (0,5đ) a. khách, khói, rạ c. cái siêu, bếp, ngọn lửa b. đun nước, thổi, xách d. hôm nào, nhưng, lấy Câu 4: Bài thơ được chia thành mấy khổ? (0,5đ) a. 1 khổ b. 2 khổ c. 3 khổ d. 4 khổ Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm. (0,5đ) (ông, cháu, khách, bà) Bài thơ là cuộc nói chuyện giữa với Câu 6: Câu thơ “Cháu ra sân rút rạ ” được viết theo mẫu câu nào ? (0,5đ) a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì? d. Khi nào? Câu 7: Điền vào chỗ trống s/x – ut/uc ? (1đ) a, - ay sưa , ay lúa b, - ch . mừng, chăm ch Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: (1đ) Lan đang nhặt rau giúp mẹ . Câu 9: Qua bài thơ em thấy cần học hỏi bạn nhỏ điều gì ? (1đ)
  30. Đáp án: Câu 1: c Câu 2: Hoàng Tá Câu 3: b Câu 4: c Câu 5: Cháu – ông hoặc Ông - cháu Câu 6: b Câu 7: Điền vào chỗ trống s/x – ut/uc a, - say sưa , xay lúa b, - chúc mừng, chăm chút Câu 8: Lan làm gì ? Câu 9: HS tự viết.
  31. ĐỌC THÀNH TIẾNG PHẦN II: ĐỌC THÀNH TIẾNG 1/ Bài “Quà của bố” (STV tập một, trang 106) - Quà cùa bố đi câu về có những gì ? TL: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái, hoa sen, cá sộp, cá chuối. - Quà cùa bố đi cắt tóc về có những gì ? TL: con xập xành, con muỗm, con dế. 2/ Bài “Bé Hoa” (STV tập một, trang 121) - Gia đình Hoa gồm có mấy người ? Đó là những ai ? TL: Có 4 người, đó là bố mẹ Hoa, Hoa và em Nụ. - Hoa đã làm gì để giúp mẹ ? TL: Hoa đưa võng và hát ru cho em ngủ. 3/ Bài “Bà cháu” (STV tập một, trang 86) - Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào ? TL: Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. - Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao ? TL: Sống trong giàu sang, sung sướng nhưng luôn buồn bã. 4/ Bài “Sáng kiến của bé Hà” (STV tập một, trang78) - Bé Hà có sáng kiến gì ? TL: Tìm ra ngày của ông bà. - Hà tặng ông bà món quà gì ? TL: Chùm điểm mười. 5/ Bài “Ngôi trường mới” (STV tập một, trang 50) - Tìm đoạn văn tả ngôi trường từ xa ? TL: Trường mới của em lấp ló trong cây. - Tìm đoạn văn tả lớp học ? TL: Em bước vào lớp thơm tho trong nắng mùa thu. 6/ Bài “Người thầy cũ” (STV tập một, trang 56) - Bố Dũng đến trường làm gì ? TL: Bố Dũng đến trường để chào thầy giáo cũ. - Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
  32. TL: Bố của Dũng bỏ mũ, lễ phép chào thầy. ĐÁP ÁN ĐỌC THÀNH TIẾNG Đọc thành tiếng 4 điểm. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1đ. - Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1đ. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ.
  33. CHÍNH TẢ 1. Tìm ngọc Chó và Mèo là những con vật rất tình nghĩa. Thấy chủ buồn vì mất viên ngọc được Long Vương tặng, chúng xin đi tìm. Nhờ nhiều mưu mẹo, chúng đã lấy lại được viên ngọc. Từ đó, người chủ càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa. 2. Bé Hoa Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ. 3. Bạn của Nai Nhỏ Nai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn. Biết bạn của con khoẻ mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai Nhỏ vẫn lo. Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác, cha Nai Nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn. 4. Chiếc bút mực Trong lớp, chỉ có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng oà lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn. 5. Gấu trắng là chúa tò mò Ở Bắc Cực, hầu hết các con vật đều có bộ lông trắng: chim ưng trắng, cú trắng, thỏ trắng, đến gấu cũng trắng nốt. Gấu trắng là con vật to khỏe nhất. Nó cao gần 3 mét và nặng tới 800 ki-lô- gam. Đặc biệt gấu trắng rất tò mò.
  34. 6. Voi trả nghĩa Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy. Tôi nhờ năm quản tượng đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ chưa làm được việc. Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng. 7. Quyển sổ liên lạc Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. 8. Bàn tay dịu dàng Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang bà, An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn. Thế là chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt ve 9. Trăng trên biển Mùa thu, bầu trời cao lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều oi bức. 10. Con chó nhà hàng xóm Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. ĐÁP ÁN CHÍNH TẢ Viết chính tả: 4đ - Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ.
  35. TẬP LÀM VĂN 1. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về con vật mà em yêu thích. Gợi ý: - Con vật em yêu thích đó là con gì? Do ai nuôi nó? Nuôi nó bao lâu? (1đ) - Tên gọi của nó là gì? (1đ) - Hãy tả hình dáng của nó: màu lông, mắt, mũi (1đ) - Thức ăn mà nó thích nhất là gì? (1đ) - Hoạt động mà nó thường hay làm là gì? (1đ) - Em yêu quý , chăm sóc con vật đó như thế nào? (1đ) 2. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về cô giáo lớp 1 của em. Gợi ý: - Cô giáo lớp 1 của em tên gì? Năm nay cô bao nhiêu tuổi? (1đ) - Hình dáng cô như thế nào? ( Dáng người, làn da, mái tóc, ) (1đ) - Tính tình của cô như thế nào? (1đ) - Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? (1đ) - Em nhớ nhất điều gì ở cô? Em muốn hứa với cô điều gì? (1đ) - Tình cảm của em đối với cô như thế nào? (1đ) 3. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về bạn thân của em. Gợi ý: - Bạn của em tên gì? Học lớp nào, trường nào? (1đ) - Hình dáng của bạn như thế nào? ( Dáng người, làn da, mái tóc, ) (1đ) - Tính tình của bạn như thế nào? (1đ) - Sở thích của bạn là gì? (1đ)
  36. - Bạn có ước mơ gì? (1đ) - Tình cảm của em đối với bạn như thế nào? (1đ) 4. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình của em. Gợi ý: - Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? (1đ) - Nói về từng người trong gia đình em? (tên, tuổi, nghề nghiệp) (3đ) - Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? (2đ) 5. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về bản thân em. Gợi ý: - Tên em là gì? (1đ) - Em học lớp nào, trường nào? (1đ) - Món ăn (món đồ hoặc môn học) mà em yêu thích nhất là gì? (1đ) - Em có những sở thích gì? (1đ) - Em có ước mơ gì? (1đ) - Lời hứa của em. (1đ) 6. Viết bảng tự thuật theo mẫu dưới đây: - Họ và tên : (0,5đ) - Nam, nữ : (0,5đ) - Ngày sinh : (0,5đ) - Nơi sinh : (0,5đ) - Quê quán: (0,5đ) - Nơi ở hiện nay : (0,5đ) - Học sinh lớp : (0,5đ)
  37. - Trường: (0,5đ) - Sở thích của em: (1đ) - Ước mơ của em: (1đ) 7. Viết một đoạn văn ngắn kể về trường em. Gợi ý: - Trường của em tên gì? (1đ) - Kể một vài đặc điểm của trường (tường, mái, hàng cây ) (2đ) - Những hoạt động của em ở trường là gì? (2đ) - Tình cảm của em với ngôi trường như thế nào? (1đ) 8. Viết một đoạn văn ngắn kể về cô giáo chủ nhiệm của em. Gợi ý: - Cô giáo chủ nhiệm của em tên gì? Năm nay cô bao nhiêu tuổi? (1đ) - Hình dáng cô như thế nào? ( Dáng người, làn da, mái tóc, ) (1đ) - Tính tình của cô như thế nào? (1đ) - Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? (1đ) - Em nhớ nhất điều gì ở cô? Em muốn hứa với cô điều gì? (1đ) - Tình cảm của em đối với cô như thế nào? (1đ) 9. Em hãy viết một tấm bưu thiếp gửi cho ông bà nhân dịp năm mới. Gợi ý: - Thời gian, địa điểm viết thư. (1đ) - Lý do viết thư. (1đ) - Lời chúc mừng năm mới. (2đ) - Lời hứa. (1đ) - Người viết thư (Ký tên). (1đ)
  38. 10. Viết một đoạn ngắn kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ). Gợi ý: - Anh/chị/em của em tên gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? (1đ) - Hình dáng anh/chị/em của em như thế nào (Dáng người, làn da, mái tóc, )? (1đ) - Tính tình anh/chị/em của em như thế nào? (1đ) - Sở thích của anh/chị/em của em. (1đ) - Ước mơ của anh/chị/em của em. (1đ) - Tình cảm của em đối với anh/chị/em của em? (1đ)