Đề cương ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 3

docx 3 trang thungat 4410
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_3_de_so_3.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 3

  1. ĐỀ ÔN TOÁN 3: Emkhoanh vào chữ cái đặt trước kết quảđúng( hoặc làm theo yêu cầu) Câu 1:(M1) (1 điểm) a. Chữ số 4 trong số 846 có giá trị là bao nhiêu ? A . 4 B. 40 C. 400 D. 840 b.Giá trị của biểu thức 215 + 30 : 6 là bao nhiêu? A. 41 B.220 C. 310 D. 230 Câu 2: (M1) (1 điểm) Trong phép chia cho 9, số dư lớn nhất có thể được là số nào? A. 10 B. 8 C. 7 D. 1 Câu 3: (M2) ) (1 điểm) a.Trên 1 đĩa cân ta đặt 3 quả cân loại 500g; 200g; 100g. Trên đĩa kia người ta đặt 4 quả táo thì cân thăng bằng. Hỏi 4 quả táo đó nặng bao nhiêu gam ? A. 500g B. 800g C. 600g D. 700g. b. 9m 8cm = . cm . Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là số nào? A. 98 B. 980 C. 908 D . 9080 Câu 4: (M1) (1đ) a. Hình bên có bao nhiêu góc vuông ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b. Một cái sân hình vuông có cạnh là 5m. Hỏi chu vi cái sân đó là bao nhiêu mét? A. 30m B. 20 m C. 15m D . 10m 1 Câu 5: (M3) (1đ) Tuổi mẹ là 36 tuổi, Tuổi con bằng tuổi mẹ. Hỏi con bao nhiêu tuổi? 4 A. 6 tuổi B. 7 tuổi C. 8 tuổi D. 9 tuổi Câu 6: (M3) (1đ)Một đàn gà có 14 con, người ta nhốt mỗi lồng 4 con. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu cái lồng để nhốt gà? A. 3 cái B. 4 cái C. 5 cái D. 6 cái Câu 7 : (M2) ( 1đ) Đặt tính rồi tính: 487 + 204 660 – 251 124 x 3 847 : 7 Câu 8 : (M2) ( 1 điểm) Tìm x : a) x + 86 = 144 b) 570 : x = 5 Câu 9: Tính giá trị của biểu thức: 652- 106 x4 702: ( 154- 145)
  2. Câu 10: ( M3) (1đ) Bao thứ Nhất đựng 104 kg gạo, bao thứ Hai đựng được gấp 5 lần bao thứ Nhất. Hỏi cả hai bao đựng được bao nhiêu ki - lô - gam gạo? Câu 11: (M4) Phép chia có số chia là số lớn nhất có một chữ số, thương là số nhỏ nhất có hai chữ số, số dư là số dư lớn nhất có thể. Tìm số bị chia trong phépchia đó. ĐỀ ÔN TV 3: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam *Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? A. Tả mùa xuân B. Tả cây gạo. C. Tả chim. D. Tả cả cây gạo và chim. Câu 2. Bài văn tả hoa gạo màu gì? A. Màu trắng B. Màu vàng C. Màu đỏ C. Màu tím Câu 3.Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? A. Vào mùa xuân B. Vào mùa hạ C. Vào mùa đông D. Vào hai mùa kế tiếp nhau Câu 4. Nhìn từ xa cây gạo giống như ? A. Một ngôi nhà cao tầng C. Một tháp đèn khổng lồ B. Một cây thông D. Những ngọn lửa hồng tươi. Câu 5. Bài văn có mấy hình ảnh só sánh? A. 1 hình ảnh . Đó là: B. 2 hình ảnh. Đó là: : C. 3 hình ảnh. Đó là: : Câu 6: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì? A. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn. B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. C. Cây gạo cao lớn, hiền lành. D. Cây gạo làm tiêu cho những con đò cập bến. Câu 7: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào?
  3. - Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. - Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: - Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại. - Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Câu 9: Điền dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau: - Trong ánh mặt trời vàng óng rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. - Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ thong minh. - Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. - Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. - Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài Câu 10: Sử dụng biện pháp so sánh để viết câu văn sinh động tả: a.Mặt trời mọc b.Con sông uốn khúc c.Biển phẳng lặng, rộng d.Tiếng mưa rơi