Bài kiểm tra cuối năm học môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Vĩnh Hải 1 (Có ma trận và đáp án)

docx 9 trang thungat 4701
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối năm học môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Vĩnh Hải 1 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_nam_hoc_mon_toan_tieng_viet_lop_2_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối năm học môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Vĩnh Hải 1 (Có ma trận và đáp án)

  1. KHUNG MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2017 - 2018 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Chủ đề 30% 30% 30% 10% cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Số 1 1 1 1 1 1 câu Số học Câu 1 7 3 8 5 9 số Số Đại 1 1 lượng câu và Câu đo đại 2 4 số lượng Số Yếu tố 1 câu hình Câu học 6 số Số 1 Giải câu toán Câu 10 số Tổng số câu Tổng số Điểm
  2. Trường tiểu học Vĩnh Hải 1 KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC Họ và tên: NĂM HỌC: 2017-2018 Lớp: 2A MÔN: Toán Ngày tháng 5 năm 2018 Điểm Nhận xét của GV TN TL Tổng cộng Chữ kí của giám thị: I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Số: 647 , đọc là: ( M1 : 1đ ) A. Sáu trăm bốn mươi bảy. B. Sáu bốn bảy. C. Sáu trăm bốn bảy. D. Sáu bốn mười bảy. Câu 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ? ( M1 : 1đ ) A. 3 giờ B. 3 giờ 12 phút C. 12 giờ D. 12 giờ 15 phút Câu 3: Kết quả đúng của phép tính 457 + 322 = ? ( M2 : 1đ ) A. 779 B. 135 C. 677 D. 579 Câu 4: 10m + 20m + 15m = m ? ( M2 : 1đ ) A. 30 B. 35 C. 45 D. 40
  3. Câu 5: Các số 500; 279; 730; 158 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: ( M3 : 1đ ) A. 500; 279; 158; 730 B. 158; 279; 500; 730 C. 730; 500; 279; 158 D. 730; 279; 500; 158 Câu 6: Hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 10cm; 15cm và 2cm. Thì chu vi là:( M3 : 1đ ) A. 25dm B. 35cm 10cm 15 cm C. 30cm D. 45cm 20cm II. Phần tự luận:( 4đ ) Câu 7: Tính nhẩm: ( M1 : 1đ ) 4 x 9 = 24 : 3 = 5 x 7 = 45 : 5 = Câu 8: Đặt tính rồi tính: ( M2 : 1đ ) 748 + 241 486 - 206 Câu 9: Tìm y: ( M3 : 1đ ) y x 4 = 28 y : 3 = 5 Câu 10: Giải bài toán sau: ( M4 : 1đ ) Bể thứ nhất chứa được 865l nước, bể thứ thứ hai chứa được ít hơn bể thứ nhất 210l nước. Hỏi bể thứ hai chứa được bao nhiêu lít nước ? Bài giải
  4. ĐÁP ÁN MÔN TOÁN: I. Phần trắc nghiệm:( 6 điểm ) * Khoanh tròn đúng mỗi câu được 1 điểm: Số câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A A C B D II. Phần tự luận:( 4 điểm ) Câu 7: Tính nhẩm: ( Thực hiện đúng mỗi phép tính chấm 0,25 điểm.) 4 x 9 = 36 24 : 3 = 8 5 x 7 = 35 45 : 5 = 9 Câu 8: Đặt tính rồi tính: ( Tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm.) 748 486 241 206 989 280 Câu 9: Tìm y: ( Tính đúng mỗi bài được 0,5 điểm; HS làm đúng mỗi bước trong bài chấm 0,25 điểm ) y x 4 = 28 y : 3 = 5 y = 28 : 4 y = 5 x 3 y = 7 y = 15 Câu 10: Bài toán: - Học sinh viết đúng câu lời giải cho 0,25 điểm - Học sinh viết đúng phép tính, tính đúng cho 0,5 điểm - Học sinh viết đáp số đúng cho 0,25 điểm. Bài giải: Số lít nước bể thứ hai chứa được là: ( Bể thứ hai chứa được số lít nước là : ) 865 - 210 = 655 ( lít ) Đáp số: 655 lít nước ( HẾT )
  5. KHUNG MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2017 - 2018 Mức1 Mức 2 Mức3 Mức4 TT Chủđề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Số 2 2 1 1 6 Đọc hiểu câu 1 Văn bản Câu 1-2 3-4 5 6 số Số 1 1 1 3 Kiến thức câu 2 tiếng Việt Câu 8 7 9 số Tổng số câu 3 3 2 1 9
  6. Trường tiểu học Vĩnh Hải 1 KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC Họ và tên: NĂM HỌC: 2017-2018 Lớp: 2A MÔN: Tiếng việt (Phần đọc) Ngày tháng 5 năm 2018 Điểm Nhận xét của GV Đọc Đọc Tổng cộng thành tiếng hiểu Chữ kí của giám thị: I. Đọc thành tiếng:( 4 điểm ) ( Cho học sinh bốc thăm và đọc 1 trong 5 bài sau. HS đọc từ 50 đến 60 tiếng trên 1 phút và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc ) 1. Kho báu ( SGK, trang 83 / Tiếng việt 2/tập 2 ) 2. Những quả đào( SGK, Trang 91 / Tiếng việt 2/tập2 ) 3. Ai ngoan sẽ được thưởng( SGK, Trang 100 / Tiếng việt 2/tập2 ) 4. Chiếc rễ đa tròn ( SGK, Trang 107 / Tiếng việt 2/tập2 ) 5. Chuyện quả bầu( SGK, Trang 116 / Tiếng việt 2/tập2 ) II. Đọc hiểu và làm bài tập:( 6 điểm ) KHO BÁU 1 . Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần họ đã gầy dựng được một cơ ngơi đàng hoàng . 2 . Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con: - Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. 3. Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu.Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy, lúa bội thu. Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ lại đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu. Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để.Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha. Theo NGỤ NGÔN Ê-DỐP (Nguyệt Tú dịch)
  7. (Dựa vào nội dung bài tập đọc trên và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.) Câu 1: Hai ông bà thường ra đồng từ lúc nào ?( M1-0,5đ) a. Từ lúc 5 giờ sáng. b. Từ lúc gà gáy sáng. c. Từ lúc mặt trời lên. d. Từ lúc bình minh. Câu 2: Nhờ chăm chỉ làm lụng hai vợ chồng người nông dân đã đạt được gì?(M1-0,5đ) a. Gầy dựng một cơ ngơi đàng hoàng b. Trở thành một người giàu có nhất vùng . c. Trở thành một người buôn bán giỏi giang. d. Trở thành một ông chủ giàu có. Câu 3: Trước khi mất, người cha cho hai con biết điều gì ? ( M2 – 0,5 ) a. Kho báu giấu ở trong nhà, các con hãy tìm mà dùng . b. Kho báu giấu dưới gốc cây,các con đào lên mà dùng . c. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. d. Kho báu giấu sau mảnh vườn, các con đào lên mà dùng . Câu 4: Vì sao mấy vụ lúa liền của hai người con lại bội thu ?( M2 – 0, 5 ) a. Vì đất ruộng vốn là đất tốt, màu mỡ nên trồng lúa trúng . b. Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. c. Vì hai anh em là những người cần cù chịu khó,làm lụng vất vả. d. Vì hai anh em có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt. Câu 5: Các em hãy kể tên một số loài cây lương thực, thực phẩm ở địa phương mà em biết ? (M3 – 1đ) Câu 6: Khi hai anh em có của ăn của để, đã hiểu ra được điều gì trong lời dặn của cha?( M4 - 1đ) Câu 7 : Bộ phận in đậm trong câu “ Người ta trồng cây xoài để ăn quả” trả lời cho câu hỏi nào ? (M2; 0,5 đ) a. Vì sao ? c. Khi nào ? b. Để làm gì ? d. Ở đâu ? Câu 8: Từ “Chăm chỉ” ghép được với từ nào sau: ( M1; 0,5 đ ) a. Trốn học b. Học bài c. Nghỉ học Câu 9: Quan sát hình bên, ảnh Bác Hồ. ( M3; 1 đ) Các em hãy đặt và tự trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì ? ” về việc làm của Bác.
  8. Trường tiểu học Vĩnh Hải 1 KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC Họ và tên: NĂM HỌC: 2017-2018 Lớp: 2A MÔN: Tiếng việt (Phần viết) Ngày tháng 5 năm 2018 Điểm Nhận xét của GV Viết Viết Tổng cộng chính tả TLV Chữ kí của giám thị: I. Viết chính tả: Thời gian khoảng 15 phút. ( 4 điểm ) Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn ( khoảng 60 đến 70 chữ ) Bài viết: Bóp nát quả cam ( SGK, Trang 127 / Tiếng việt 2/tập2 ) II. Tập làm văn: ( 6 điểm ) Viết một đoạn văn từ ( 4 đến 5 câu ) nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý sau: a. Đó là cây gì ? b. Cây đó trồng ở đâu ? c. Hình dáng, đặc điểm cây như thế nào ? d. Cây có ít lợi gì ? Bài làm:
  9. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT I. Phần đọc: 1. Đọc thành tiếng: Chuẩn bị 5 phiếu cho học sinh bốc thăm đọc 1 trong 5 bài. * Cách đánh giá cho điểm từng phần như sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm * Lưu ý: Học sinh đọc lưu loát, trôi chảy, không mắc lỗi, diễn cảm chấm tròn điểm - Học sinh đọc chưa lưu loát còn hơi dấp, còn đánh vần trừ 0,5 điểm toàn bài - Học sinh đọc mắc nhiều lỗi, chưa đúng từ 5 lỗi trở lên chấm 1 điểm hoặc 0,5 điểm toàn bài ( căn cứ vào đặc điểm của lớp Gv trừ điểm học sinh cho phù hợp) 2. Đọc hiểu: Học sinh khoanh tròn đúng mỗi bài được 0,5 điểm. Số câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án b a c b b b Câu 5: Học sinh kể được từ 4 loài cây trồng trở lên được 1 điểm Ví dụ: Lúa, bắp (ngô), đậu phọng, đậu xanh, hành tím, khoai lang Câu 6: Khi hai anh em có của ăn của để, đã hiểu ra được điều gì trong lời dặn của cha? -Nhà có ruộng đất, hai con phải chăm chỉ lao động, cuộc sống mới được ấm no, hạnh phút. Câu 9: Chẳng hạn - Hỏi:Bác tưới nước cho cây để làm gì ? - Trả lời:Bác tưới nước cho cây để cây phát triển tốt, xanh tươi. ( hoặc xanh tốt, tươi tốt, mau lớn, ) II. Phần viết: 1. Viết chính tả: 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp chấm tròn điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( Sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng qui định hoặc viết hoa tùy tiện) trừ 0,25 điểm cho mỗi lỗi. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ: tùy theo mức độ để trừ điểm toàn bài. ( HS: viết sai 4 dấu thanh tính một lỗi ) 2. Tập làm văn: 6 điểm - Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên, không sai lỗi chính tả chấm tròn điểm. - Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên, không sai quá 4 lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. trừ 0,5 điểm toàn bài. * Lưu ý: Bài viết học sinh chưa mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chưa tự nhiên, chưa chân thực, dùng từ chưa đúng và sai nhiều lỗi chính tả. Tùy theo bài cụ thể mà giáo viên cho điểm bthích hợp. ( HẾT )