Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Đăng Lễ

doc 5 trang thungat 5930
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Đăng Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_lop_5_nam_h.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Đăng Lễ

  1. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: KHOA HỌC (Thời gian: 40 phút) Họ và tên : Lớp 5 Trường Tiểu học Đặng Lễ Ngày kiểm tra : tháng 5 năm 2021 Điểm Nhận xét của giáo viên: . . . Bài 1.(4,0 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. a/ Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước? A. Bay hơi và ngưng tụ. B. Nóng chảy và bay hơi. C. Nóng chảy và đông đặc. D. Đông đặc và ngưng tụ. b/ Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch? A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng nước chảy. C. Năng lượng than đá, xăng dầu, khí đốt D. Năng lượng gió. c/ Sự biến đổi hóa học xẩy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Hòa tan đường vào nước. B. Thả vôi sống vào nước. C. Dây cao su bị kéo dãn ra. D. Cốc thủy tinh bị rơi vỡ. d/ Tác hại của rác thải đối với môi trường đất ? A. Làm cho đất trở nên có giá trị hơn. B. Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. C. Làm cho môi trường đất trở nên tốt hơn. D. Không ảnh hưởng gì đến môi trường đất.
  2. e/ Dưới đây là một phát biểu về nguồn năng lượng. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm mọi vật trên Trái Đất. B. Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện. C. Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió . D. Than đá và đầu mở là nguồn năng lượng có hạn, vì vậy con người phải sử dụng tiết kiệm. g/ Môi trường bao gồm những gì ? A . Nhà ở, trường học, làng mạc, thành phố, công trường, nhà máy. B. Đất đá, không khí, nước, nhiệt độ, ánh sáng. C. Thực vật, động vật, con người. D. Tất cả những thành phần tự nhiên và những thành phần nhân tạo( kể cả con người.) h) Trong sự sinh sản của thực vật có hoa , bầu nhụy phát triển thành: A. Quả chứa hạt. B. Phôi nằm trong hạt. C. Hạt phấn. D. Noãn. i/ Dòng nào sau đây chỉ kể tên của các động vật đẻ trứng ? A. Trâu, bò, gà , chuột, thỏ, B. Hổ, hươu, cá heo, chó, heo. khỉ. C. Chuột, dơi , chim, rùa, thỏ. D. Chim, bướm, gà, ếch, ruồi. Bài 2. (2,5 điểm): Dùng các từ : Sâu, Bướm cải, Nhộng, Trứng điền vào trong sơ đồ để hoàn thiện chu trình sinh sản của bướm cải :
  3. - Dựa vào sơ đồ trên, kể tên các biện pháp làm giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu: - Nêu ý nghĩa của biện pháp sinh học: Bài 3. (1,5 điểm) Nêu 4 việc cần làm để bảo vệ môi trường Bài 4. (2,0 điểm) Bạn An dùng dây điện để nối pin với bóng đèn nhưng đèn vẫn chưa sáng . Nêu 3 lí do có thể đẫn đến việc đèn không sáng . - Hằng ngày trong quá trình sử dụng năng lượng điện em và gia đình đã làm gì để tránh lãng phí điện ?
  4. - ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC LỚP 5 Bài 1- (4,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. a/ Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước? A. Bay hơi và ngưng tụ. b/ Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch? C. Năng lượng than đá, xăng dầu, khí đốt c/ Sự biến đổi hóa học xẩy ra trong trường hợp nào dưới đây? B. Thả vôi sống vào nước. d/ Tác hại của rác thải đối với môi trường đất ? B. Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. e/ Dưới đây là một phát biểu về nguồn năng lượng. Phát biểu nào sau đây không đúng ? C. Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió . g/ Môi trường bao gồm những gì ? D. Tất cả những thành phần tự nhiên và những thành phần nhân tạo( kể cả con người.) h) Trong sự sinh sản của thực vật có hoa , bầu nhụy phát triển thành: A. Quả chứa hạt. i/ Dòng nào sau đây chỉ kể tên của các động vật đẻ trứng ? D. Chim, bướm, gà, ếch, ruồi. Bài 2 : Hòa thành sơ đồ cho 1 điểm Sâu Trứng Nhộng Bướm cải
  5. - Kể tên ít nhất hai biện pháp (phun thuôc trừ sâu, diệt bướm, bắt sâu, biện pháp sinh học) cho 0,5 điểm - Nêu được ý nghĩa của biện pháp sinh học : góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ cân bàng sinh thái trên đồng ruộng . (1 đ) Bài 3: (1,5 điểm) Các việc cần làm chẳng hạn: - Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. . - Làm ruộng bậc thang để chống việc rửa trôi đất . - Xử lí các chất thải trước khi thải ra môi trường. - Dùng các loại côn trùng để tiêu diệt các loại sâu bệnh. - Thường xuyên dọn dẹp cho môi trường xung quanh sạch sẽ. Bài 4: (2,0 điểm) Các việc cần làm chẳng hạn: - Có thể nêu các nguyên nhân như : bóng đèn bị cháy, dây bị đứt ngầm, hết pin, nối chưa đúng , - Để tránh lãng phí điện, ta cần: + Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi + Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, ủi quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện.