Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có ma trận và đáp án)

docx 7 trang thungat 12701
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có ma trận và đáp án)

  1. Ngày kiểm tra: Điểm KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: . NĂM HỌC : 2020– 2021 Lớp: 5 MÔN:TIẾNG VIỆT (Đọc thầm) LỚP 5 Trường THỜI GIAN: 30 PHÚT Nhận xét Giám thị Giám khảo ĐỌC THẦM: 5 điểm Em đọc thầm bài tập đọc “Nhân cách quý hơn tiền bạc” rồi trả lời câu hỏi. Nhân cách quý hơn tiền bạc Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn: - Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không? Viên quan tâu: - Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đính Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông: - Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ. Vua Minh Tông đáp: - Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao? - Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui. Theo Quỳnh Cư /5đ A. Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. /0,5 Câu 1: Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào? A. Thanh bạch, đạm bạc. B. Sung sướng, nhàn hạ. C. Hạnh phúc, giàu có. D. Nhàn hạ, hạnh phúc. /0,5 Câu 2: Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông?
  2. A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông. B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đang đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông. C. Sai người đang đêm bỏ một gói tiền trước nhà ông. D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông. /0,5 Câu 3: Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà? A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai. B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết. C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại. D. Liển đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ. /0,5 Câu 4: Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình? A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.” B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ” C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.” D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông. /0,5 Câu 5: Những từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực “? A. ngay ngắn B. thật thà C. trung tâm D. tham ô. /0,5 Câu 6: Dấu phẩy trong câu sau: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi.” Có tác dụng: A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các vế trong câu ghép. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. D. Ngăn cách lời nói của nhân vật. /0,5 Câu 7: Hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho , đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đầu "liên kết với nhau bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ nổi. B. Thay thế từ ngữ . C. Lặp từ ngữ. D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ. /0,5 Câu 8: Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? A. Nỗi bằng một quan hệ từ . B. Nội trực tiếp (không dùng từ nối). C. Nổi bằng một cặp quan hệ tử. D. Nổi bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ tử. /0,5
  3. /0,5 Câu 9: Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân nói về môi trường /0,5 Câu 10: Qua câu chuyện “Nhân cách quý hơn tiền bạc” em hiểu Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào?
  4. Ngày kiểm tra: Điểm KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- CUỐI HK II Họ và tên: . NĂM HỌC : 2020– 2021 Lớp: 5 MÔN:TIẾNG VIỆT LỚP 5 Trường KIỂM TRA VIẾT Nhận xét Giám thị Giám khảo I / CHÍNH TẢ ( nghe- viết ) : Thời gian 15 phút Bài: Hoa lộc vừng Mùa hoa lộc vừng thường bắt đầu từ tháng sáu cho đến hết tháng chín, đầu tháng mười âm lịch. Lạ một điều là khi vào mùa, hoa nở liên tục hết đợt này đến đợt khác suốt mấy tháng liền. Hoa kết thành những sợi dây dài đến vài chục phân, treo lúc lỉu với vài chục bông nhỏ li ti, tròn như hạt đậu, trên đầu có những cánh hoa nhỏ, mỏng như tơ, bung ra mềm mại trông thật thích mắt. Những dây hoa thường đu mình trên những cành cây nho nhỏ, vươn dài ra phía ngoài thân cây. Hoàng Trọng Muôn Bài viết: - Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm. - Mắc 1 lỗi chính tả: trừ 0,5 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, : trừ 0,5 điểm toán bài.
  5. II/ TẬP LÀM VĂN ( 40 phút) Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý? Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm: - Viết được bài văn miêu tả đủ 3 phần, nội dung đúng yêu cầu đề bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ rang, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2- 1,5-1-0,5
  6. BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI TIẾNG VIỆT CUỐI HKII NĂM HỌC: 2020 – 2021 LỚP: 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu và Mạch kiến thức, kỹ năng T T T T T T T T T số điểm TN L N L N L N L N L Số câu 2 2 1 5 Hiểu nội dung bài Câu số 1,4 2,3 6 Số điểm 1.0 1.0 0.5 2.5 Số câu 1 1 1 1 1 2 3 Câu ghép, các liên kết, dấu Câu số 7 5 8 9 10 phẩy Số điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1 1.5 Số câu 3 0 3 1 1 1 0 1 7 3 Tổng Số điểm 1.5 0 1.5 0.5 0.5 0.5 0 0.5 3.5 1.5 Số câu Đọc thành tiếng Số điểm 5 Số câu Chính tả Số điểm 5 Viết Tập làm Số câu văn Số điểm 5
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ TIẾNG VIỆT CUỐI HKII I. ĐỌC THẦM: (5 điểm) Câu 1 A ; 2 B ; 3 D; 4 C; 5 B; 6 C; 7 B ; 8 B ; Câu 9 HS đặt câu đúng 0.5đ Câu 10: Học sinh trả lời :trung thực,liêm khiết,trọng nhân cách hơn tiền bạc ( HS trả lời có ý đúng vẫn chấm điểm ) 0,5đ. * Nếu sai lỗ chính tả, không có dấu câu trừ 0,5 đ. II/ VIẾT: Tập làm văn: 5 điểm * YÊU CẦU: Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Hình thức: - Bố cục rõ ràng với ba phần cân đối, đúng yêu cầu đã học, chuyển đoạn mạch lạc tự nhiên. - Diễn đạt mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, viết đúng chính tả. Biết dừng từ gợi tả, nghệ thuật tả. Bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thật. - Diễn đạt mạch lạc, câu văn đúng ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, sạch, viết câu không sai ngữ pháp. *BIỂU ĐIỂM: + Đạt loại giỏi: (4,5 5 điểm) - Thực hiện tốt các yêu cầu trên. Bài viết thể hiện rõ kĩ năng viết văn gắn với cảm xúc chân thật khi tả. - Đọ dài bài viết từ 12 câu trở lên. + Đạt loại khá: (3 4điểm) - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của loại giỏi nhưng thấp hơn loại giỏi một chút. + Đạt loại trung bình: (2 2,5 điểm) - Từng yêu cầu đạt trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, các ý liên kết thiếu chặt chẽ. - Bố cục đủ 3 phần nhưng chưa cân đối. + Đạt loại yếu: (1 1,5 điểm) - Chưa đúng yêu cầu về thể loại, các ý miêu tả rời rạc. - Bố cục không cân đối. - Diễn đạt khó hiểu, lủng củng. + Đặt loại kém: viết lan man, lạc đề, hoặc dở dang (chỉ 2, 3 câu).