Bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH Vĩnh Xá

doc 6 trang thungat 4840
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH Vĩnh Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ky_ii_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH Vĩnh Xá

  1. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian: 70 phút) Họ và tên : Lớp 5 Trường Tiểu học vĩnh xá Ngày kiểm tra : tháng 5 năm 2021 Điểm Nhận xét của giáo viên: PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) - GV cho học sinh bốc thăm đọc bài tập đọc, học thuộc lòng trong SGK TV5, tập II (từ tuần 29 - tuần 34 ) tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Lồng ghép kiểm tra đọc thành tiếng trong các tiết ôn tập. II. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm) (30 phút) Đọc thầm và làm bài tập: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! ( Theo: Nguyễn Thị Hoan) - Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất với mỗi câu sau:
  2. Câu 1: (0,5 điểm) Từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: “Phương thương mẹ quá! Nó quyết định .cách ký tên.” để được ý đúng là: A. Chỉ giúp mẹ. B. Nói với mẹ đi học. C. Dạy mẹ. D . Học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ. Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D .Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3: (0,5 điểm) Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ” ? A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 4: (0,5 điểm) Câu tục ngữ nào dưới đây đúng với nội dung của bài? A. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Thương người như thể thương thân. D. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 5: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu : “Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. D. Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 6: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài ( “Lần đầu cách ký tên” )? A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B . Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C .Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D .Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 7: (1điểm) Trong các câu sau câu nào là câu đơn? A. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. B . Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. C . Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. D . Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Câu 8: (1điểm) Chuyển câu sau thành câu kể: “Phương thương mẹ quá!” Viết câu trả lời của em: Câu 9: (1điểm) Tìm một từ đồng nghĩa để thay thế từ “dịu dàng” trong câu sau: “Mẹ dịu dàng dỗ dành.” Viết câu trả lời của em: Câu 10: (1điểm) Tìm bộ phận vị ngữ trong câu: “Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp.” Viết câu trả lời của em:
  3. PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT 1. Viết chính tả:(2 điểm) (15 phút) - Nghe – viết: Bầm ơi. (từ đầu đến tái tê lòng bầm) (SGK TV5, tập 2, trang 130). 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Em hãy tả một người mà em yêu quý.
  4. Đáp án – Biểu điểm Môn Tiếng Việt – Lớp 5 PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC A. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng 1 điểm đọc có biểu cảm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc 1 điểm đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc 1 điểm B. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (1 đ) D. A. B. C. B. D. D. Câu 8:(1 điểm) - Phương thương mẹ. Câu 9: (1 điểm) - Nhẹ nhàng, ân cần, Câu 10: (1 điểm) - Bộ phận vị ngữ trong câu: cũng đưa Phương đến lớp. PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT 1. Viết chính tả:(2 điểm) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn thơ: 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
  5. + Học sinh viết được một bài văn thể loại tả người (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người. Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.