Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 6121
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_nam_mon_doc_hieu_lop_4_nam_hoc_201.doc
  • docMT Đọc Hiểu 4B.doc
  • docTiếng Việt 4B.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN BÀI KIỂM ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM Lớp 4B MÔN ĐỌC HIỂU Năm học 2019 - 2020 Họ tên (Thời gian 35 phút ) Điểm: Lời phê của giáo viên: Em đọc thầm bài “Bé Na” và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bé Na Nhiều buổi sớm tập thể dục trước nhà, tôi thấy một cậu bé khoảng mười tuổi đội chiếc mũ đỏ bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng tới sọt rác trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống nhặt mấy thứ ở sọt rác bỏ vào bao. Khi đứng lên, cậu nhìn một lát vào căn nhà còn đóng cửa. Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa màu hồng, mảnh nhựa, mấy vỏ chai vài thứ lặt vặt khác. Lặng lẽ theo dõi nhiều lần, tôi thấy bé Na làm như vậy vào buổi tối. Lạ thật, sao cô bé này không bán đổi kẹo như bao đứa trẻ khác vẫn làm? Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi. Tôi thân mật hỏi: - Cháu muốn làm “cô tiên” giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả? Bé tròn xoe mắt, ngạc nhiên: - Sao bác biết ạ? - Bác biết hết. Này nhé, hằng đêm, có một “cô tiên” đẹp như bé Na đem những thứ nhặt được đặt vào sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé đến nhặt mang đi. Đúng không nào? Bé Na cười bẽn lẽn nói: - Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ! - À ra thế! Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi: - Bác không được nói với ai đấy nhé! Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào một túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà. Dựa vào nội dung bài tập đọc em hãy thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ để được ý đúng. (0,5 điểm) Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một ra đặt vào Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Bé Na mang những thứ gì bỏ vào sọt rác trước nhà vào buổi tối? (0,5 điểm) A. Mấy túi ni lông, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. B. Chiếc dép da, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. C. Mấy túi ni lông cũ, mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. D. Chiếc dép nhựa, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai.
  2. Câu 3: Đúng điền (Đ) sai điền (S) (0,5 điểm) Vì sao Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi? Vì Na muốn làm “cô tiên” xinh đẹp để được mọi người yêu mến. Vì Na thấy cậu bé chỉ thích nhặt những thứ đồ cũ để bán lấy tiền. Vì Na thương cậu bé mồ côi phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền. Vì Na muốn được góp phần nhỏ để bảo vệ môi trường sạch đẹp. Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Vì sao Na không muốn nói cho ai biết việc mình giúp đỡ cậu bé? (0,5 điểm) A. Vì Na cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ trước mọi người. B. Vì Na sợ cậu bé ngượng ngùng, xấu hổ trước mọi người. C. Vì Na sợ mọi người coi thường cậu bé mồ côi nghèo khổ. D. Vì Na coi đó là việc rất nhỏ, không đáng để khoe khoang. Câu 5: Bài văn trên cho thấy bé Na là người như thế nào? (0,5 điểm) Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Cụm từ nào sao đây có thể dùng để dặt tên khác cho truyện bé Na? (0,5 điểm) A. Cậu bé ve chai. B. Câu chuyện buổi tối. C. Việc nhỏ nghĩa lớn. D. Việc làm nhỏ bé. Câu 7: Qua câu chuyện này, em học tập điều gì từ bé Na? (1 điểm ) Câu 8: Tìm và ghi lại một câu hỏi, một câu khiến có trong bài văn trên. (0,5 điểm) Câu 9: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu: “Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi.” Có chủ ngữ là: (0,5 điểm ) A. Một lần B. Bé Na C. Vào nhà tôi chơi D. Một lần, bé Na Câu 10: Tìm trong bài văn trên một câu kể Ai làm gì? (0,5 điểm) Câu 11: Dấu gạch ngang trong bài văn “Bé Na” trên có tác dụng gì? ( 0,5 điểm ) Câu 12: Từ câu: “Em không vứt rác bừa bãi”. Em hãy viết thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. ( 0,5 điểm ) , em không vứt rác bừa bãi.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (0,5 điểm) Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Câu 2: (0,5 điểm) D. Chiếc dép nhựa, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. Câu 3: Đúng điền (Đ) sai điền (S) (0,5 điểm) Vì sao Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi? S Vì Na muốn làm “cô tiên” xinh đẹp để được mọi người yêu mến. S Vì Na thấy cậu bé chỉ thích nhặt những thứ đồ cũ để bán lấy tiền. Đ Vì Na thương cậu bé mồ côi phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền. Đ Vì Na muốn được góp phần nhỏ để bảo vệ môi trường sạch đẹp. Câu 4: (0,5 điểm) D. Vì Na coi đó là việc rất nhỏ, không đáng để khoe khoang. Câu 5: Bài văn trên cho thấy bé Na là người như thế nào? (0,5 điểm) Câu chuyện ca ngợi bé Na biết quan tâm giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm của Na tuy nhỏ những có ý nghĩa rất lớn. Câu 6: (0,5 điểm) C. Việc nhỏ nghĩa lớn. Câu 7: (1 điểm ) Qua câu chuyện này, em học tập điều gì từ bé Na? Câu chuyện khuyên em biết quan tâm, biết giúp đỡ người khác, góp phần bảo vệ môi trường. Câu 8: Tìm và ghi lại một câu hỏi, một câu khiến có trong bài văn trên. (0,5 điểm) Câu hỏi: Cháu muốn làm “cô tiên” giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả? Câu khiến: Bác không được nói với ai đấy nhé! Câu 9: (0,5 điểm ) Câu: “Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi.” Có chủ ngữ là: (0,5 điểm ) B. Bé Na Câu 10: (0,5 điểm) Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Cậu ngồi xuống nhặt mấy thứ ở sọt rác bỏ vào bao. Câu 11: ( 0,5 điểm ) Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng đánh dấu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. Câu 12: ( 0,5 điểm ) Để bảo vệ môi trường, em không vứt rác bừa bãi.