Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập làm văn số 1 - Nguyễn Quốc Khánh

doc 7 trang thungat 3150
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập làm văn số 1 - Nguyễn Quốc Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_bai_tap_lam_van_so_1_nguyen_q.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập làm văn số 1 - Nguyễn Quốc Khánh

  1. KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN – BÀI VIẾT SỐ 1 NV 8 (Thời gian: 90 phút) GV ra đề: Nguyễn Quốc Khánh === I. Mục đích: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản về đoạn văn; bài văn tự sự. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc - hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn tự sự). - Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS. 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của quê hương. - Nhận thức được vai trò của nhà trường, yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè. II. Hình thức: Tự luận. III. Ma trận. Mức độ Vận Thông Vận dụng Nhận biết dụng Cộng hiểu cao NLĐG thấp I. Đọc- hiểu - Nhận biết - Hiểu và - Trình Ngữ liệu: văn bản tự sự. các từ ngữ, xác định bày suy Tiêu chí lựa chọn ngữ hình ảnh đúng cách nghĩ của liệu: thể hiện triển khai bản thân Một văn bản dài khoảng chủ đề. đoạn văn, về một 250 chữ tương đương tìm được vấn đề/ với một đoạn văn bản câu chủ đề. chi tiết được học chính thức trong văn trong chương trình. bản. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% II. Tạo lập văn bản Viết 1 Kể lại Viết đoạn văn/ bài văn đoạn văn những kỷ theo yêu cầu NLXH niệm ngày đầu tiên đi học. Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5 7
  2. Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu 1 1 2 1 5 Số điểm toàn bài 1 1 3 5 10 Tỉ lệ % điểm toàn bài 10% 10% 30% 50% 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng ” (Theo Lưu Khánh Thơ, Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ, Tạp chí sông Hương, Số 141 – tháng 11/2000). Câu 1: Hình ảnh quê hương nhà văn Thanh Tịnh được tái hiện qua các từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 2: Đoạn văn trên được triển khai theo cách nào? Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 3: HS chọn một trong hai câu hỏi sau: a. Theo em, ý nghĩa lớn nhất của quê hương và tình yêu quê hương đối với nhà văn Thanh Tịnh là gì? Vì sao? b. Đọc đoạn văn, em thấy mình “gặp gỡ và đồng cảm” với nhà văn Thanh Tịnh điều gì nhất? II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với mỗi người. Câu 2: Em hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Vẻ đẹp thanh bình êm ả; không hiếm những cảnh đời khổ 1 đau, ngang trái; khung cảnh êm đềm, thơ mộng; Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông; Một làng quê nhỏ bé 1 khung cảnh sông nước ruộng đồng. HS nêu đúng, nêu đủ chấm 1 điểm; nêu được trên 1 nửa số từ ngữ, hình ảnh cho 0,5; Nêu dưới 1 nửa cho 0,25. Nêu sai hoặc không nêu gì cả cho 0 điểm. - Diễn dịch. 0,5 2 - Câu 1: Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình 0,5 sâu lắng. Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân, có lí giải hợp lí. Có thể 1 nêu 1 số ý sau: Đọc - a. Gợi ý: hiểu - Là niềm cảm hứng sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh. - Là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng cho các tác phẩm của Thanh Tịnh. - Là đối tượng để nhà văn gửi gắm tình yêu đất nước sâu 3 nặng. b. Gợi ý: - Tình quê, tình người lai láng trong sáng tác. - Cách thể hiện vẻ đẹp của quê hương thanh bình, yên ả. - Quê hương, tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu nước. - Vẻ buồn man mác, lặng lặng trong các sáng tác. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt thao tác 1,0 lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn một số gợi ý/ hướng sau: + Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, 1. truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. + Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh Phần thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia Tạo đình sâu nặng ).
  4. lập + Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người văn trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích bản hướng về của con người. + Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc. + Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người. + Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 (Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở 0,25 bài, Thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề tự sự (những kỷ niệm ngày đầu tiên 0,25 đi học). c. Triển khai vấn đề: 4.0 2 - Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta. - Cảm xúc, tâm trạng trong đêm trước khi ngày mai đi học. (Chộn rộn, háo hức đến lạ; Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách, sẵn sàng cho ngày mai đi học; Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ - Trên đường đến trường. (Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức tràn đầy niềm vui; Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm. Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại, tất cả đều lạ lẫm; các bạn trên đường ) - Khi tới trường. (Đứng trước cổng trường: Cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay như bị choáng ngợp; Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng). - Bước vào sân trường: Sân trường thật rộng lớn, từng dãy phòng học khang trang, đẹp đẽ khiến tôi thật thích thú. Xếp hàng: Mẹ buông tay tôi và bảo tôi vào xếp hàng với các bạn
  5. theo sự điều động của nhà trường; Cảm xúc lúc này - Trong giờ học. Lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn; sự ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp. Tường, cửa, bảng, bàn ghế như thế nào? Lời thầy cô giảng bài - Giờ ra về: Mẹ hỏi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Kể lại cho mẹ nghe mọi việc. Thấy vui khi đi học về. - Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi. d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa TV.
  6. TRƯỜNG THCS ĐỊNH CÔNG Viết bài Tập làm văn số 1 Họ và tên: . Tiết PPCT: 17 - 18. Lớp: . Thời gian: 90 phút. Điểm Lời phê của thầy, cô giáo Photo 44 bản A3 Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng ” (Theo Lưu Khánh Thơ, Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ, Tạp chí sông Hương, Số 141 – tháng 11/2000). Câu 1: Hình ảnh quê hương nhà văn Thanh Tịnh được tái hiện qua các từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 2: Đoạn văn trên được triển khai theo cách nào? Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 3: HS chọn một trong hai câu hỏi sau: c. Theo em, ý nghĩa lớn nhất của quê hương và tình yêu quê hương đối với nhà văn Thanh Tịnh là gì? Vì sao? d. Đọc đoạn văn, em thấy mình “gặp gỡ và đồng cảm” với nhà văn Thanh Tịnh điều gì nhất? II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với mỗi người. Câu 2: Em hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học. BÀI LÀM
  7. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .