Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO Năm học 2018 – 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Ngày thi: 12 tháng 12 năm 2018 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.” (Theo Ngữ Văn 8, Tập I) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của thán từ trong đoạn văn. 3. Theo em, bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ già trong văn bản có đoạn trích trên vẽ có xứng đáng là kiệt tác không? Vì sao? Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả? 4. Từ văn bản có đoạn trích trên và bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi về tình yêu thương con người, trong đó có sử dụng phép nói giảm, nói tránh (gạch chân phép nói giảm, nói tránh). Câu 2: (1.5 điểm) Phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của hai câu thơ: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu (“Ông đồ” - Vũ Đình Liên) Câu 3: (3.5 điểm) Kể lại một kỉ niệm về tình yêu thương mà thầy (cô) giáo đã giành cho em. Hết
  2. HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : NGỮ VĂN 8 Câu 1 (5,0 điểm) Yêu cầu Điểm - Văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. 0,5 1 - Tác giả: O Hen-ri 0,5 (1,0 đ) 2 - Thán từ: ô kìa (Hoặc Ô ) 0,25 (0,5 đ) - Tác dụng: thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật 0,25 - Bức tranh là một kiệt tác nghệ thuật 0,25 - Vì: sinh động, giống như thật; được sáng tác với mục đích cao 0,75 cả và tinh thần lao động quên mình của người nghệ sĩ; có tác 3 dụng như một liều thuốc quý giá đã cứu sống một người đang (1,5 đ) tuyệt vọng. - Hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả: Nghệ thuật là sự lao 0,5 động quên mình của người sáng tác; nghệ thuật phải vì sự sống của con người a. Hình thức: - Đúng đoạn văn, có độ dài phù hợp, diễn đạt rõ ràng, mạch 0,5 lạc; sử dụng phép nói giảm, nói tránh. 4 b. Nội dung: (2,0 đ) - Giá trị nhân văn của truyện 0,5 - Học sinh nêu nhận thức của mình về giá trị nhân văn 0,5 - Liên hệ bản thân: 0,5 Câu 2 (1.5 điểm) Trình bày bằng đoạn văn đơn giản, chỉ ra được: - Nghệ thuật: nhân hoá 0.5 - Giấy, mực, nghiên: những vật vô tri cũng biết sầu, buồn; 0.5 nỗi buồn thấm đẫm cảnh vật - Đó cũng chính là nỗi buồn tê tái, nỗi cô đơn, hiu hắt của 0.5 ông đồ Câu 3 (3.5 điểm) * Hình thức: - HS làm đúng kiểu bài văn tự sự, có sự kết hợp yếu tố miêu tả 0.5 và biểu cảm ; - Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời 0.5 văn rõ ràng, câu văn có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả. Đề 1 * Nội dung: - Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản 1.0 theo định hướng sau: Kể lại được kỉ niệm theo đúng nghĩa là “kỉ niệm” 1.5 Qua câu chuyện học sinh thể hiện được tình cảm, lòng biết ơn thầy cô
  3. (GK căn cứ bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp)