Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Viết tập làm văn số 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Phụng (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 1910
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Viết tập làm văn số 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Phụng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_viet_tap_lam_van_so_7_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Viết tập làm văn số 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Phụng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG Tiết 137-138: BÀI VIẾT TLV SỐ 7 NĂM HỌC: 2016-2017 NGỮ VĂN 9 Ngày KT: Thời gian: 90 phút Câu 1(4đ) Cho đoạn văn sau : “ Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên khoe cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão.” ( Trích Ngữ văn 9, tập 1) a. Những câu văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Đoạn văn trên nói về nhân vật nào? Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người là tin gì vậy ? Qua đó thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? c. Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm có chứa đoạn trích trên. Câu 2 (6đ) Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1(4đ) a. Tác phẩm Làng của Kim Lân .(0,5đ) b. - Đoạn văn nói về nhân vật ông Hai.(0,5đ - Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người là tin làng ông, nhà ông bị giặc đốt nhẵn mà điều đó có nghĩa rằng làng ông không làm Việt gian, vẫn một lòng theo kháng chiến. Qua đó cho thấy tình yêu làng hòa quện và thống nhất với tình yêu đất nước thật sâu nặng của nhân vật ông Hai.(1đ) c. Nhan đề là một danh từ chung có tính khái quát , điển hình cao. Ở đó tác giả không chỉ muốn ca ngợi một làng Dầu hay một ông Hai cụ thể mà tác giả muốn qua những cái tên cụ thể ấy ca ngợi nhiều làng quê, nhiều con người cũng có tình yêu làng quê, yêu kháng chiến, yêu đất nước, ủng hộ cụ Hồ ; cũng có lòng căm thù Việt gian, tích cực tham gia kháng chiến như ông Hai, như làng Dầu. (2đ) Câu 2 (6đ) Yêu cầu - Hình thức: trình bày thành một bài văn nghị luận có bộ cục rõ ràng, hợp lí; không sai ngữ pháp và chính tả. - Nội dung: Cần phân tích rõ hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ qua các từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu trong toàn bài. + Hỉnh ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc trong nỗi nhớ của đứa cháu đi xa.( 3 câu thơ đầu)
  3. + Hình ảnh bếp lửa trong dòng hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. ( Khổ 2,3) + Hình ảnh bếp lửa trong sự suy ngẫm về bà và bếp lửa. ( Khổ 4,5) + Hình ảnh bếp lửa trong nỗi nhớ của đứa cháu ở hiện tại về bà và mở rộng ra chính là tình yêu quê hương, đát nước. ( Khổ cuối) Biểu điểm: - 5-6: điểm bài văn đảm bảo tốt các yêu cầu trên. - 3-4: điểm bài văn đảm khá tốt các yêu cầu trên có thể mắc 1-2 lỗi nhỏ - 1-2: điểm bài văn đảm bảo khoảng 50% yêu cầu trên và còn mắc lỗi diễn đạt không được lưu loát - 0-1: điểm đảm bảo quá ít những yêu cầu trên hoặc lạc đề.
  4. MA TRẬN BÀI VIẾT TLV SỐ 7 NGỮ VĂN 9 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Bài 1.Làng -Tên tác giả, tác -Đặc điểm tính phẩm và nhân vật cách và phẩm chất trong truyện(1đ) của nhân vật.(1đ) -Giải thích ý nghĩa 4đ nhan đề .(2đ) 2. Bếp lửa Viết bài nghị luận về tác 6đ phẩm thơ.(6đ) Tỉ lệ 10% 30% 60% 10đ(100%)