Bài kiểm tra môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4

docx 7 trang thungat 7820
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_mon_toan_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4

  1. Họ - tên: Lớp: 4a2 TIẾNG VIỆT (ĐỀ SỐ 2) A. ĐỌC THẦM BÀI VĂN SAU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI: CÁI LA BÀN THẦN BÍ Anh – xtanh thuở thiếu thời rất lặng lẽ. Trò chơi mà cậu thường chơi là dùng các mẩu gỗ hoặc mẩu giấy chắp thành các hình phức tạp, đơn độc đắm mình triền miên trong mơ ước hoặc suy tư. Nhà vật lí thiên tài tương lai đang nghĩ gì ta không thể đoán được, nhưng có một điều chắc chắc: lòng hiếu kì chính là cái nôi đẻ ra tính sáng tạo của thiên tài Anh – xtanh. Tính hiếu kì của Anh – xtanh ngày càng mạnh mẽ và lóe lên ánh sáng khoa học từ lúc cậu lên 5 tuổi, khi được bố cho một cái la bàn bỏ túi. Hôm đó, Anh - xtanh bị ốm, đang nằm lặng lẽ trên giường. Thấy con nằm im, ông bố đến bên nhìn âu yếm, rồi dúi cái la bàn vào túi con. Cặp mắt lờ đờ của Anh – xtanh bỗng trở nên lanh lợi. Cậu móc túi, nâng cái la bàn lên, thấy mũi kim đỏ chỉ về hướng Bắc. Xoay la bàn, cái kim lắc lư một chốc rồi lại chỉ về hướng Bắc. Anh – xtanh rất kinh ngạc! Lòng hiếu kì mãnh liệt khiến cậu quên mình đang bị ốm. Cậu tháo cái la bàn ra xem. Nhưng trong đó chẳng có gì. Vậy lực thần kì nào đã hút cái kim của la bàn? Cái kim màu đỏ lạ này làm bằng chất gì? Anh – xtanh mở to mắt, như tìm được bí mật trong. Kim nam châm của la bàn đã khơi gợi lòng hiếu kì của nhà vật lí tương lai đó. Tính hiếu kì và óc tưởng tượng chính là động lực mạnh mẽ của Anh – xtanh để có những khám phá kì diệu trong khoa học. Về sau, các vấn đề như đặc tính từ trường, lực hấp dẫn của Trái Đất và vấn đề không gian vũ trụ đã cuốn hút ông mãnh liệt. Đến năm 36 tuổi, trong Thuyết Tương đối, Anh – xtanh đã giải quyết một cách thiên tài những thắc mắc thời thơ ấu. Mầm hiếu kì cuối cùng đã mọc lên cây đại thụ trong khoa học. Có thể nói rằng: Từ sự trải nghiệm về cái la bàn của Anh – xtanh lúc mới 5 tuổi, đến năm 1921 là lúc ông nhận được Giải thưởng Nô – ben, quả thực có một sợi chỉ hồng nào đó xuyên suốt. Theo sách: “An – be Anh – xtanh” CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG: Câu 1: Khi Anh – xtanh ốm nằm trên giường, cậu đã nhận được món quà gì từ tay người bố? A. Một thứ đồ chơi B. Một cái la bàn C. Một gói bánh kẹo. Câu 2: Điều gì đã khiến cho Anh – xtanh kinh ngạc khi xem cái la bàn? A. Dù xoay thế nào, cái kim đỏ trong la bàn vẫn luôn chỉ về hướng Bắc. B. Bên trong cái la bàn không có gì. C. Cái kim màu đỏ của la bàn làm bằng chất gì khiến kim luôn luôn chỉ hướng Bắc. D. Tất cả các ý kiến trên. Câu 3: Điều gì là động lực mạnh mẽ của Anh – xtanh để có những khám phá kì diệu trong khoa học? Chọn ý trả lời đúng nhất. A. Sự say mê khoa học. B. Sự kiên trì, nhẫn nại trong công việc. C. Tính hiếu kì và óc tưởng tượng. Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ láy có trong bài văn trên? A. lặng lẽ, đơn độc, thiếu thời, thắc mắc, lắc lư, lờ đờ. B. lặng lẽ, triền miên, chắc chắn, mạnh mẽ, lờ đờ, lắc lư, thắc mắc. C. lặng lẽ, thắc mắc, triền miên, tưởng tượng, lờ đờ, lắc lư. Câu 5: Dấu hai chấm trong câu sau đây có tác dụng gì? “Nhà vật lí thiên tài tương lai đang nghĩ gì ta không thể đoán được, nhưng có một điều chắc chắn: lòng hiếu kì chính là cái nôi đẻ ra tính sáng tạo của thiên tài Anh – xtanh.” A. Dẫn câu nói trực tiếp của nhân vật. B. Dẫn phần giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Dẫn phần liệt kê. Câu 6: Phân tích cấu tạo của những tiếng có trong câu sau rồi điền vào bảng bên dưới. “Anh – xtanh thuở thiếu thời rất lặng lẽ.” Tiếng Phụ âm đầu Vần Thanh Thuở Thiếu Thời
  2. Rất Lặng Lẽ B. THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP SAU: Câu 1: Tìm các từ có tiếng trung, trong đó trung có nghĩa như sau: “Trung” có nghĩa là trung thành, trước sau “Trung” có nghĩa là ở giữa như một Câu 2: Đặt một câu với một từ chứa tiếng trung, trung có nghĩa là trung thành trước sau như một đã tìm được ở bài tập 1 (tùy chọn). Câu 3: Ghi vào ô trống G: từ ghép; L:từ láy trước các từ cho dưới đây: A) lay lất E) thong dong B) ngật ngưỡng F) lướt thướt C) dẻo dai G) thon gọn D) mong ngóng H) mướt mượt Câu 4: Xếp các từ ghép cho dưới đây vào bảng phân loại bên dưới. đồng hồ, đồng lúa, đồng ruộng, ruộng vườn, vườn tược, sông núi, nhà cửa, mái nhà, đình chùa, chùa chiền, con sông, con cháu, bánh nậm, bánh trái, hoa quả, trái cây, cây cối, cây mận. Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại Câu 5: H·y viÕt th­ cho b¹n kÓ l¹i mét c©u chuyÖn nãi vÒ c«ng ¬n cña cha mÑ ®íi víi em nh­ c©u ca dao sau: C«ng cha nh­ nói Th¸i S¬n NghÜa mÑ nh­ n­íc trong nguån ch¶y ra. Gîi ý VD vÒ ®o¹n v¨n kÓ l¹i kØ niÖm vÒ chiÕc ¸o g¾n víi c«ng ¬n cña cha mÑ(phÇn chÝnh cña bøc th­) S¸ng h«m sau ®i häc vÒ, m×nh dän dÑp nhµ cöa, nÊu c¬m, chê bè mÑ ®i lµm vÒ ¨n. MÑ võa b­íc vµo nhµ, m×nh ®· thÊy trªn tay mÑ nh÷ng bóp len mµu xanh da trêi. Nh×n nÐt mÆt mÑ, m×nh biÕt mÑ rÊt vui. Tõ h«m ®ã, tèi µo còng vËy, bªn ngän ®Ìn lê mê, mÑ lÊy cÆp que ®an, lÊy len ra ®Ó ®an ¸o. M×nh nh­ thÊy mÑ gÇy bít ®i, nÐt mÆt xanh xao. Cã lÏ mÑ thøc khuya dËy sím nªn míi h¹i søc kháe. MÑ võa ®an xong mét chiÕc ¸o th× hÕt len. MÑ gäi hai chÞ em l¹i. C¸i Na võa mÆc xong ¸o véi ch¹y ®i khoe. MÑ nãi víi m×nh: -MÑ kh«ng ®ñ tiÒn ®Ó mua nhiÒu len ®an ¸o cho c¶ hai con. Nh×n thÊy con kh«ng cã ¸o mÆc ®i häc, mÑ rÊt th­¬ng. Nh­ng nhµ m×nh nghÌo. MÑ cã chiÕc ¸o nµy cña bµ ngo¹i cho mÑ. Nã ®· cò l¹i h¬i dµi. Con mÆc t¹m vËy. Khi nµo cã tiÒn, mÑ sÏ mua cho con chiÕc ¸o kh¸c. M×nh rÊ xóc ®éng tr­íc tÊm lßng cña mÑ. ThÕ lµ tõ h«m ®ã, m×nh mÆc chiÕc ¸o len cò kÜ ®Ó ®i häc. ChiÕc ¸o tuy kh«ng Êm l¾m nh­ng m×nh nh­ thÊy cã vßng tay Êm ¸p cña bµ, cña mÑ «m m×nh suèt mïa ®«ng.
  3. Họ - tên: Lớp: 4a1 TOÁN (ĐỀ SỐ 1) A. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng. Câu 1: Số 2568024 đọc là: A. Hai trăm năm mươi sáu nghìn tám trăm hai mươi bốn. B. Hai triệu năm trăm sáu mươi tám nghìn không trăm hai mươi bốn. C. Hai triệu năm trăm sáu mươi tám nghìn hai trăm mươi bốn mươi. Câu 2: Mười triệu không trăm hai mươi tám nghìn không trăm ba mươi hai viết là: A. 10028320 C. 10280320 B. 10280032 D. 10028032 Câu 3: Giá trị của biểu thức α x 5 với α = 204 là: A. 1020 B. 102 C. 1002 D. 120 Câu 4: Dãy số nào sau đây là dãy số tự nhiên: A. 1; 3; 5; 7; 9; C. 0; 1; 2; 3; 4; 5; B. 1; 2; 3; 4; 5; D. 0; 2; 4; 6; 8; Câu 5: Số trung bình cộng của các số: 36, 57, 25, 18 là: A. 32 B. 34 C. 42 D. 36 B. PHẦN II: TRÌNH BÀY BÀI GIẢI. Câu 1: Đặt tính rồi tính: a) 256078 + 1258089 b) 1000950 – 405768 Câu 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 458 + 785 + 542 b) 635 + 179 + 65 Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 250kg = tạ .yến b) 7500kg = tấn . .tạ c) 15 phút = . giây d) 1 giờ 25 phút = phút e) 1 thế kỉ = năm g) 34 tấn = . kg 5 Câu 4: Tính giá trị của biểu thức. a) (m + n) × 4 với m = 15; n = 6
  4. b) 12549 × 3 – 1058 = Câu 5: Một cửa hàng bán cả gạo tẻ và gạo nếp với khối lượng tổng cộng là 875kg. Trong đó, số gạo tẻ bán nhiều hơn số gạo nếp là 123kg. Tính số ki – lô – gam gạo mỗi loại đã bán? Bài giải Câu 6: Chu vi của một hình chữ nhật là 84dm. Chiều dài hơn chiều rộng 12dm. Tính diện tích hình chữ nhật đó? Bài giải Câu7. Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 7652. Hiệu lớn hơn số trừ 798 đơn vị. Hãy tìm phép trừ đó Câu 8: Bố hơn mẹ 6 tuổi. Trung bình cộng tuổi của bố và tuổi của mẹ hiện nay là 39. Tính tuổi của mỗi người sau 2 năm nữa.
  5. Họ - tên: Lớp: 4a2 TOÁN (ĐỀ SỐ 2) A. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng. Câu 1: Chữ số 6 trong số 56005428 có giá trị là: A. 60000 B. 600000 C. 6000000 D. 60000000 Câu 2: Số điền vào chỗ chấm của 24 tấn 15kg = .kg là: A. 2415 B. 24150 C. 24015 D. 24105 Câu 3: × là số nào dưới đây để 25 × 34 < 24334. A. 0 B. 1 C. 2 D. 0; 1; 2 Câu 4: Trong hình H, góc MON là góc gì? M A. Góc vuông B. Góc bẹt C. Góc nhọn D. Góc tù O N Hình H Câu 5: Số trung bình cộng của các số: 37; 64; 28; 36; 70 là: A. 47 B. 45 C. 40 D. 35 B. PHẦN II: TRÌNH BÀY BÀI GIẢI. Câu 1: Đặt tính rồi tính: a) 50000000 - 154873 b) 398025 + 15452016 Câu 2: Tìm x. a) 957 : x = 3 b) 4503 – x = 986 Câu 3: Tính giá trị biểu thức a + b × c. a) với a = 14; b = 9; c = 21 b) với a = 58; b = 4; c = 32
  6. Câu 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 457 + 714 + 543 + 86 b) 613 + 94 + 287 + 116 Câu 5: Một ô tô chạy trong 3 giờ. Giờ thứ nhất ô tô đi được 65km; giờ thứ hai ô tô đi được 63km; giờ thứ ba đi đoạn đường bằng trung bình cộng đoạn đường đã đi trong hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? Bài giải Câu 6: Để phát thưởng cho học sinh, một trường tiểu học mua về trong hai đợt là 400 quyển vở. Đợt đầu mua ít hơn đợt sau 100 quyển vở. Hỏi tiền mua vở của mỗi đợt là bao nhiêu biết giá tiền một quyển vở trong cả hai đợt mua đều là 7000 đồng một quyển? Bài giải Bài 6: Trung bình cộng số thóc của hai kho là 115 tấn. Biết số thóc của kho thứ nhất nhiều hơn số thóc của kho thứ hai là 20 tấn. Hỏi mỗi kho có bao nhiêu tấn thóc? Bài giải