Bài tập môn tập môn Tiếng Việt + Toán Khối 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Hồng An

doc 14 trang thungat 2381
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn tập môn Tiếng Việt + Toán Khối 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Hồng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_tap_mon_tieng_viet_toan_khoi_3_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Bài tập môn tập môn Tiếng Việt + Toán Khối 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Hồng An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG HÀ KẾ HOẠCH ÔN TẬP TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG AN KHỐI 3 - Năm học: 2019- 2020 Trong thời gian học sinh nghỉ học phòng chống dịch COVID - 19 Căn cứ hướng dẫn của Phòng giáo dục và đào tạo Hưng Hà, trường Tiểu học Hồng An, tổ chuyên môn khối 3 xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh tự ôn tập trong thời gian học sinh nghỉ học phòng chống dịch COVID - 19 như sau: I. Mục đích yêu cầu: - Hướng dẫn học sinh tự ôn tậptại nhà nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp các em không bị lãng quên kiến thức trong thời gian nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh. - Giúp phụ huynh và học sinh yên tâm khi các em trở lại trường học. II.Nội dung ôn tập - Ôn tập theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GDĐT. - Ôn tập kiến thức cơ bản, kỹ năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hành của học sinh trong phạm vi môn học. - Ôn tập mở rộng kiến thức dành cho học sinh năng khiếu. - Học sinh có thể tự học qua mạng miễn phí ( Nếu có điều kiện.) * NỘI DUNG ÔN TẬP CỤ THỂ : A/ MÔN TIẾNG VIỆT 1. Tập đọc - Biết đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc (tốc độ đọc khoảng 70- 80 tiếng/phút) đã học và tự đọc từ tuần 19 đến tuần 25. - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. - Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, của cả bài.
  2. 2. Chính tả - Nhớ viết hoặc tập chép đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 70 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng đoạn thơ, đoạn văn. - Bài viết có thể là những bài chính tả, những bài tập đọc đã học trong chương trình hoặc những đoạn văn , đoạn thơ ngoài sách giáo khoa. 3. Luyện từ và câu - Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học : - Nắm được tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy,dấu hai chấm,dấu gạch ngang dấu ngoặc kép, - Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, câu theo mẫu Ai là gì?;Ai làm gì?; Ai thế nào?; các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai?(con gì, cái gì) ; Làm gì?; Thế nào?câu có sử dụng hình ảnh so sánh, từ ngữ dùng để so sánh - Biết sử dụng vốn từ ngữ và các dấu câu đã học đặt được câu theo mẫu Ai là gì?;Ai làm gì?; Ai thế nào?; câu có sử dụng hình ảnh so sánh - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài). - Bước đầu biết tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng, biết đặt câu hỏi theo nội dung, yêu cầu cho trước, biết đặt câu hỏi để tự hỏi mình. 4. Tập làm văn - Biết viết một đoạn văn ngắn theo yêu cầu. - Viết được một bức thư ngắn đúng nội dung thể thức một lá thư với ba phần chính : phần đầu thư, phần chính bức thư, phần cuối thư. ( Phần chính bức thư có thể là nội dung thăm hỏi hoặc kể chuyện, ) - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện, bước đầu viết được mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện.
  3. 1. Bài ôn tập Tiếng Việt số 1 Bài 1: Chép lại đoạn thơ sau và gạch chân từ ngữ nhân hoá: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng. Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? a, Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b, Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng. c, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu Ai thế nào? Bài 4: Viết lại các từ và cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa: trần hưng đạo, trường sơn, sông cửu long, việt nam,tỉnh thái bình Bài 3: Viết 1 câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa; 1 câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
  4. 2. Bài ôn tập Tiếng Việt số 2 Bài 1: Hãy chép lại đoạn thơ sau và gạch chân những hình ảnh so sánh tìm được: Lá thông như thể chùm kim Reo lên trong gió một nghìn âm thanh Lá lúa là lưỡi kiếm cong Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng Lá chuối là những con tàu Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng. Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau: Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. - Các từ chỉ sự vật là: - Các từ chỉ hoạt động là: - Các từ chỉ đặc điểm là: Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai là gì? Bài 4: Hãy khoanh một từ viết sai chính tả trong từng dòng sau: a) chạn bát, trạm xá, trách mắng, chông chờ. b) Nhà dông, rung động, chiếc giường, để dành. c) Già dặn, rôm rả, giằng co, dành giật. Bài 5: Điền vào chỗ chấm r/d/gi? a. cá án; gỗ án, con án. Suối chảy óc ách; nước mắt chảy àn ụa. b – Quyển vở này mở a Lật từng trang từng trang Bao nhiêu trang ấy trắng ấy trắng sờ mát ượi Từng òng kẻ ngay ngắn Thơm tho mùi ấy mới Như chúng em xếp hàng Nắn nót bàn tay xinh. Bài 6: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: buồn > <
  5. Bài ôn tập Tiếng Việt số 3 Bài 1: Từ nào viết sai chính tả, em hãy viết lại cho đúng: Sạch sẽ, xanh sao, xang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp sách, sương đêm, xửa chữa, xức khoẻ. Bài 2: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai làm gì? Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau: Những chú gà trống oai vệ. Chú mèo bỗng trở lên rất giữ tợn. Ông mặt trời tỏa ánh nắng gay gắt giữa trưa hè. Sau một buổi cày vất vả, các bác nông dân vui vẻ trở về nhà. Bài 4: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm hội Lim lại được tổ chức tại vùng đất quan họ Bắc Ninh. Các liên anh liền chị trong làng hát đối đáp để du xuân. Có rất nhiều hình thức hát đối đáp như hát trong nhà ngoài sân quanh đồi và cả trên thuyền nữ. Những người đi xem hội sẽ rất vui rất hào hứng với những làn điệu dân ca ngọt ngào tại hội Lim. Bài 5: Tìm các từ cùng nghĩa với “đất nước” và đặt câu với một trong số các từ tìm được. Bài 6: Khoanh từ khác với các từ khác ở mỗi dòng: a, nhà cao tầng, siêu thị, mái đình, khu trung tâm thương mại. b, giữ gìn, non sông, bảo vệ, gìn giữ. c, vui vẻ, cười nói, chạy nhảy, nô đùa.
  6. Phiếu bài tập môn Tiếng Việt lớp 3 - Số 4 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống: a) s hoặc x - Từ khi inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất .inh. - Mẹ đặt vào cặp .ách của bé mấy quyển ách để bé ách cặp đi học b) uôt hoặc uôc Những khi cày c .trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m . 2. Đặt câu với mỗi từ sau: - đất nước - dựng xây 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn: (1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị (2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông . 4. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau: a) Bé ngủ ngon quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa.
  7. (Định Hải) b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. (Tô Hoài) c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa. (Trần Ninh Hồ) 3. Trả lời câu hỏi: a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o ” khi nào? b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em? c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học? 4. Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau: a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? 5. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống: a) l hoặc n - .ên .ớp/ - ên người/ - on .ước/ . - chạy on ton/ 6. Gạch dưới những từ ngữ dùng để so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau: Bế cháu ông thủ thỉ: “ Cháu khỏe hơn ông nhiều! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.” (Phạm Cúc)
  8. B/ MÔN TOÁN 1. Nội dung ôn tập môn Toán Lớp 3 Mạch kiến thức kỹ năng; - Số và phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000; nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần). Chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư) - Đại lượng và đo đại lượng; các đơn vị đo độ dài. - Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông. - Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính. - Giải bài toán bằng hai phép tính. - Học sinh thực hiện được các bài tập từ mức độ 1 đến mức độ 4 - Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học. - Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân. - Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. - Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt. - Cụ thể để giúp học sinh ôn tập trọng tâm chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 3. + Số học và phép tính: - Biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng, phép trừ các số có ba chữ số,bốn chữ số có nhớ không quá một lần. Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Biết đếm, đọc, viết, so sánh số tự nhiên trong phạm vi 10000. - Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia; biết nhân, chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm với (cho) số có một chữ số. - Nhận biết được và biết tìm 1/2; 1/3; .; 1/9 của một đại lượng. - Biết đặt tính và thực hiện phép nhân (phép chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số (phép nhân: có nhớ không quá một lần; phép chia: chia hết và chia có dư). - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính. - Biết mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép nhân, phép chia. + Đại lượng và đo đại lượng: - Biết mối quan hệ của các đơn vị đo bảng đơn vị đo độ dài. - Biết đọc, viết, chuyển đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. - Biết thực hiện các phép tính với các số đo độ dài. - Biết đo ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
  9. - Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị gam (g); quan hệ giữa kg và g. - Biết sử dụng các dụng cụ đo. + Hình học: - Nhận biết, gọi tên và nêu được một số đặc điểm của một số hình: góc vuông, góc không vuông, hình chữ nhật, hình vuông. - Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc) - Biết dùng ê-ke để xác định góc vuông, góc không vuông. + Giải bài toán có lời văn: - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng một phép tính, (áp dụng trực tiếp phép nhân, phép chia; gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn). - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng hai phép tính. + Biết vận dụng giải các bài toán gắn liền với thực tế cuộc sống ở mức độ đơn giản.
  10. 1. Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Toán lớp 3 - Số 1 Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 2017 + 2195 b. 309 – 215 c. 305 x 2 d. 537 : 3 Bài 2: Tính giá trị biểu thức: a. 485 – 342 : 2 b. 257 + 113 x 6 c. 742 – 376 + 128 Bài 3: Bình cao 132cm. Bình cao hơn Huy 7cm. Hỏi tổng chiều cao của 2 bạn là bao nhiêu? 4: Một cửa hàng gạo có 6 bao gạo, mỗi bao nặng 75kg. Cửa hàng đã bán hết 219kg. Hỏi cửa hàng còn bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài 5: Viết tất cả các số có 4 chữ số mà tổng các chữ số là 3.
  11. 2. Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Toán lớp 3 - Số 2 Bài 1: Đặt tính rồi tính: a. 1624 + 3157 b. 517 – 333 c. 214 x 3 d. 533 : 5 . Bài 2: Tìm x: a. X x 8 = 240 x 3 b. X : 7 = 300 – 198 c. X – 271 = 729: 9 Bài 3: Nhà Hoa thu hoạch được 358 kg ngô; nhà Hoa thu hoạch được nhiều hơn nhà Huệ là 85 kg ngô. Hỏi nhà Huệ thu hoạch được nhiêu ki- lô- gam ngô? Bài 4: Trong làn có 15 quả cam, số quýt gấp 3 lần số cam. Hỏi số quýt nhiều hơn số cam bao nhiêu quả? Bài 5: Một mảnh bìa hình vuông có chu vi là 60 cm.hỏi cạnh hình vuông đó dài bao nhiêu xăng - ti- mét?
  12. 3. Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Toán lớp 3 - Số 3 Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 2124 + 4357 c. 124 x 4 b. 751 – 437 d. 565: 7 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức a. 103 x 5 – 243 b. 291 + 117 x 7 c. 210 - 927 : 9 Bài 3: Cô Hồng có 355 quả trứng gà. Cô đã bán đi 1/5 số trứng đó. Hỏi cô còn bao nhiêu quả trứng gà? Bài 4: Tủ sách thư viện của lớp 3A có 6 giá. Mỗi giá có 35 quyển. Các bạn đã mượn 28 quyển. Hỏi trên tủ sách còn bao nhiêu quyển? Bài 5: a. Viết số lớn nhất có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 17. b. Viết số nhỏ nhất có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 10. c. Tìm hiệu của 2 số trên.
  13. 4. Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Toán lớp 3 - Số 4 Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 1226 + 2365 b. 521 – 430 c. 218 x 3 d. 605 : 4 Bài 2: Điền dấu ; = 1kg .913g; 30dm .3000mm; 1/4 giờ .25 phút; 12hm 10km Bài 3: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài là 132m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi sân vận động. Bài 4: Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 128cm. Chiều rộng miếng bìa là 24 cm. Tính chiều dài miếng bìa đó. Bài 5:Tìm X a, X + 2356 = 5648 b, X : 7 = 135 + 15 Bài 6: a. Một số khi nhân với 6 rồi cộng với 157 thì được 769. Tìm số đó. b. Tìm một số khi chia cho 8 rồi cộng với 210 thì được 315.