Bài tập ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 5

doc 12 trang thungat 2410
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_tai_nha_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_5.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 5

  1. Ngày 27;28 tháng 4 Họ và tên: lớp: 3A7. MÔN TOÁN Câu 1. Số chín nghìn tám trăm mười hai viết là: A. 92 B. 902 C. 9812 D.912 Câu 2. Số liền trước số 7895 là: A. 6895 B. 8895 C. 7894 D. 7896 Câu 3. Chu vi hình vuông là 96 cm. Độ dài cạnh hình vuông là: A. 30cm B. 30cm C. 24cm D. 48cm Câu 4. Cho số bé là 5, số lớn là 35. Hỏi số lớn gấp mấy lần số bé? A. 8 lần B. 7 lần C. 9 lần D. 5 lần Câu 5. Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: A. 102 B. 101 C. 123 D. 100 Câu 6. Giá trị của biểu thức 840 : (2 + 2) là:: A. 210 B. 220 C. 120 D. 420 Câu 7: Đặt tính rồi tính: a. 2017+ 2195 b. 4309 – 815 c. 1305 x 7 d. 1537: 4 Câu 8: Tính giá trị các biểu thức sau: (1060 + 151) x 8 1302 x ( 37 - 29) 120 : ( 36 : 6) Câu 9: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 2 dam 4m = m; 7 hm 50 m = m ; 17 hm 5 dam = dam 530 m = hm m; 860m = hm dam; 54 m = dam m Câu 10: Tìm X X - (232+142) = 3241 X + 124 = 351 X x 9 = 981 X : 7 = 143 Câu11: Buổi sáng cửa hàng gạo của bán được 1275 kg gạo, buổi chiều số gạo bán được giảm 3 lần. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu gạo? Bài giải 1
  2. Câu 12: Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 128cm. Chiều rộng miếng bìa là 24 cm. Tính chiều dài miếng bìa đó. Bài giải Câu 13: Tìm một số khi chia cho 8 rồi cộng với 210 thì được 315. Tiếng Việt I. Luyện từ và câu: Câu 1. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? a, Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b, Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng. c, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Câu 2: Đặt 3 câu theo kiểu Ai thế nào? Câu 3: Viết lại các từ và cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa: trần hưng đạo, trường sơn, sông cửu long, việt nam,tỉnh nam định Câu 5: Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau: Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng. - Các từ chỉ sự vật là - Các từ chỉ hoạt động là: - Các từ chỉ đặc điểm là: 2
  3. Câu 4: Viết 1 câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa; 1 câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh. So sánh: Nhân hóa: . Câu 6: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai là gì? Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Chăm chỉ > < II. Đọc hiểu: . Đọc và trả lời câu hỏi bài Trên đường mòn Hồ chí minh trang 18 SGK Tiếng Việt 3 Câu 1: Khoanh vào đáp án đúng: 1. Đường mòn Hồ Chí Minh là con đường như thế nào? a. Là con đường dọc dãy Trường Sơn, đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam đánh giặc Mĩ. b. Là con đường dọc dãy Trường Sơn, đưa bộ đội ra chiến trường miền Bắc đánh giặc Mĩ. c. Là con đường dọc dãy Trường Sa, đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam đánh giặc Mĩ. d. Tất cả các ý trên 2. Đường lên dốc Trường Sơn được diễn tả bằng từ ngữ nào? a. Trơn và lầy b. Êm ru và đẹp c. Thẳng tắp d. Bằng phẳng 3. Hình ảnh đoàn quân vượt dốc được so sánh như thế nào? a. Như đàn kiến đen đang hành quân. b. Như đàn chim vỗ cánh bay về tổ. c. Như một sợi dây kéo thẳng đứng. d. Như những người kéo co đang hăm hở tranh đua. 4.Hình ảnh so sánh sau nói lên điều gì? Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. a. Bộ đội vui vẻ về thăm làng sau chiến thắng. b. Bộ đội đang chiến đấu rất dũng cảm trên chiến trường. c. Bộ đội đang phải vượt qua một cái dốc rất cao. d. Bộ đội đang hăm hở hành quân ra chiến trường. 5. Bài đọc Trên đường mòn Hồ Chí Minh có nội dung gì? a. Niềm vui của người lính thắng trận b. Nỗi khó khăn, vất vả của người lính trên đường mòn c. Sự đồng lòng, đoàn kết của những người lính d. Sự giúp đỡ của nhân dân cho những người lính Câu 2: Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao ? 3
  4. Câu 3: Tìm các chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc. Câu 4: Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ. II. Chính tả: Nghe viết và làm bài tập phía dưới: Nghe viết bài: bài Một nhà thông thái trang 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. 4
  5. Ngày 29;30 tháng 4 Họ và tên: lớp: 3A7. MÔN TOÁN Câu 1. Số tròn chục liền trước của số 39759 A. 39758 B. 39760 C.39770 D. 39750 Câu 2. Tìm số tròn nghìn ở giữa số 9068 và 11982 là A. 10000 và 12000 B. 10000 và 11000 C. 11000 và 9000 D. 12000 và 11000 Câu 3. Đổi 3km 12m = .m. Số điền vào chỗ chấm là A. 312 B. 3012 C. 36 D. 3120 Câu 4. 4 giờ 9 phút = .phút A. 49 phút B. 409 phút C. 249 phút D. 13 phút Câu 5: Giá trị của biểu thức: 210 + 39 : 3 là: A. 213 B. 232 C. 223 D. 214 Câu 6: Đặt tính rồi tính: 254 + 43867 34078 - 1096 2387x5 10914 : 5 Câu 7: Tính giá trị biểu thức: 4835 – 342:2 257 + 113x6 . 7462 – 376 + 128 Câu 8: Điền dấu >;< ; = thích hợp vào chỗ trống: a) 1230 928 + 268 3425 3012 + 413 3217+ 1287 3210 + 1349 b)32 m + 425 cm 40 m; 1 km 287m + 678m ; 1 giờ 12 phút + 45 phút Câu 9: Viết lại các số theo thứ tự từ bé đến lớn: a)8654; 9645; 8564; 8546: b)6097; 6079; 6154; 6275: c) 1098; 1287; 1209; 1412: Câu 10: Toàn có hai túi bi, túi thứ nhất đựng 324 viên. Túi thứ hai có số bi bằng nửa túi thứ nhất. Hỏi khi ấy túi thứ nhất nhiều hơn túi thứ hai bao nhiêu viên bi? Bài giải 5
  6. Câu 11: Có 5 thùng kẹo , mỗi thùng có 6 hộp kẹo, mỗi hộp có 32 viên kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu viên kẹo? Bài giải: Câu 12: Tìm số biết rằng nếu gấp số đó lên 7 lần rồi đem trừ đi 500 thì được 74. Tiếng Việt I. Đọc hiểu: . Đọc và trả lời câu hỏi bài Hội vật trang 58 SGK Tiếng Việt 3 1. Bài đọc miêu tả cảnh tượng gì? A. Cảnh đấu võ. B. Cảnh đấu vật. C. Cảnh đấu trí. D. Cảnh đánh lộn. 2. Cách đánh của ông Cản Ngũ như thế nào ? A. Lớ ngớ, chậm chạp. B. H ai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất. C. Lớ ngớ, chậm chạp, hai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. D. Lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. 3. Cách đánh của Qắm Đen như thế nào ? A. Lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới. B. H ai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất. C. Lớ ngớ, chậm chạp, hai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. D. Lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. 4. Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ? A. Làm keo vật càng thêm chán ngắt. B. Làm ông Cản Ngũ thua cuộc C. Làm keo vật trở nên sôi động, hấp dẫn người xem, không còn vẻ chán ngắt như lúc trước. D. Làm Quắm Đen lúng túng hơn. 5. Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? A. Vì Quắm Đen nóng nảy và thiếu mưu trí. B. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ sức khoẻ. C. Ông nhờ kinh nghiệm và mưu trí. D. Tất cả các ý trên. 6. Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật. A. Tiếng trống dồn dập, người tứ xứ đến xem đông như nước chảy vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, người ta chen lấn nhau, quây kín sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao xem cho rõ. 6
  7. B. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. C. Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ D. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. 6.Trong đoạn 4 và 5 của bài có mấy hình ảnh so sánh? Viết lại các hình ảnh so sánh đó. A. 1 hình ảnh B. 2 hình ảnh C. 3 hình ảnh 4 hình ảnh 7 Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau ? II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Đặt có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau? a, Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh. b, Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c, Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữ những ngọn cây hè phố. 2. Viết dấu câu thích hợp cho mỗi câu văn dưới đây: - Mẹ em nấu ăn rất ngon - Bà ơi bà đang làm gì đấy ạ - Ôi chú cún con đáng yêu quá - Bố em là người cao lớn nhất nhà - Bạn vẽ đẹp thế - Bạn có thể đừng nói chuyện nữa được không 3. Bộ phận in đậm trong câu: “Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh”. trả lời câu hỏi nào? A. Thế nào? B. Khi nào? C.Ở đâu? D. Làm gì? 7
  8. 4. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một bông hoa. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì?). Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Thế nào? 5. Đặt một câu theo mẫu: Ai làm gì? để nói về một người thân của em. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì?). Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Làm gì? 6. Đặt một câu theo mẫu: Ai là gì? để nói về một người bạn cùng lớp em. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì?). Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: là gì? 7. Trong thời gian nghỉ học dài ngày vừa qua, ở nhà em đã làm những công việc gì giúp đỡ ông bà cha mẹ? Hãy kể lại những việc mà em đã làm. a) Em đã làm những công việc gì để phụ giúp ông bà cha mẹ ? b) Khi làm những công việc ấy em cảm thấy có gì thú vị ? c) Trong số những công việc ấy, em thích nhất công việc nào? Vì sao ? d) Kết quả sau khi em làm những công việc ấy là gì ? 8
  9. Ngày 1;2 tháng 5 Họ và tên: lớp: 3A7. MÔN TOÁN Câu 1: Một cái sân hình vuông có cạnh là 5m. Hỏi chu vi cái sân đó là bao nhiêu mét? A. 30m B. 20 m C. 15m D. 10m Câu 2: 7m 3 cm = cm: A. 73 B. 703 C. 10 D. 4 Câu 3 : Kết quả phép chia 575 : 5 là: A. 125 B. 215 C. 511 D. 115 Câu 4: Hình bên có góc vuông: A. 4 B. 5 C. 8 D. 6 Câu 5: Số lớn là 54; số bé là 6. Số lớn gấp mấy lần số bé ? A. 9 C. 8 B. 7 D. 6 Câu 6: Hình chữ nhật có chu vi là 54cm, chiều dài là 16cm. Hỏi chiều rộng dài bao nhiêu xăng-ti-mét ? A. 38 cm. B: 70 cm. C. 11 cm. D. 140 cm Câu 7. Cho hình chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Diện tích hình chữ nhật là: A. 60cm² B. 60cm C. 200cm² D.200cm Câu 8: Đặt tính rồi tính: a. 2124 + 43578 b. 7521 – 437 c. 1244 x4 d. 5645: 7 Câu 9: Tính giá trị biểu thức: a. 549–(384–135) 123x(51–45) 1224:(2x4) Câu 10: Tìm X X – 2932 = 4169 X x ( 207 – 199) = 144 X : 7 = 213 + 349 Câu11: Điền >,<,= 6m 4cm .7m 7m 12cm 721cm 5km 23m 523m 46cm .5dm 1giờ 55 phút 3giờ 2 giờ 60phút 9
  10. Câu12: Hình chữ nhật dưới đây gồm 2 hình vuông có cạnh là 18cm ghép lại. Tính chu vi hình chữ nhật: 18cm Bài giải Câu13: Có hai kho đựng gạo, kho thứ nhất đựng 7062kg gạo và đựng gấp 3 lần kho thứ hai. Hỏi kho thứ nhất đựng nhiều hơn kho thứ hai bao nhiêu ki lô gam gạo? Bài giải Câu14. Lan rót 323 l nước vào các can 3 lít. Hỏi Lan cần ít nhất bao nhiêu can để rót đủ số nước đó? Bài giải Tiếng Việt I. Đọc hiểu: Đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên trang 60 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Câu 1: Khoanh vào đáp án đúng nhất. 1. Ngày hội đua voi diễn ra ở đâu? A. Thái Nguyên B. Tây Tạng C. Tây Nguyên D. Cao Nguyên 2. Hội đua voi ở Tây Nguyên được tổ chức ở địa điểm nào? A. Đường quốc lộ B. Công viên C. Trường đua D. Nhà hàng 3. Từ nào sau đây miêu tả đàn voi trong cuộc đua? A. Hăng máu phóng như bay B. Ghìm đà, huơ vòi chào khán giả. C. Đi lầm lì, chậm chạp. D. Gan dạ và khéo léo. 10
  11. 4. Các chàng man-gat trong cuộc đua được miêu tả bằng những từ ngữ nào? A. Lầm lì, chậm chạp. B. Ăn mặc đẹp đẽ, bình tĩnh. C. Gan dạ và khéo léo. D. Nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi. 5. Vì sao các chàng man-gát lại có dáng vẻ bình tĩnh trước khi tham gia cuộc đua? A. Vì họ đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. B. Vì họ là những người giỏi nhất và đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. C. Vì họ là những người (phi ngựa) giỏi nhất. D. Tất cả các ý trên 6. Những chú voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? A. Cả mười con đều lao đầu chạy khi có hiệu lệnh. B. Cái dáng vẻ lầm lì chậm chạp thay bằng sự hăng máu. C. Huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng. D. Cả bầy hăng máu phóng như bay, bụi cuốn mù mịt. Câu 2: Cuộc đua diễn ra thế nào ? Câu 3: Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương ? II. Luyện từ và câu: Câu 1. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai( cái gì, con gì )? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì?” - Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. - Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc. - Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam. Câu 2. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai ( cái gì, con gì )? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” - Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. - Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. - Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. Câu 3. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” - Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. - Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê. - Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. 11
  12. Câu 4. Gạch chân từ ngữ nhân hoá trong khổ thơ sao: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng. Phần 3: Chính tả: Em hãy nghe viết bài chính tả: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”. SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 63 Câu 2Điền vào chỗ trống : a) tr hay ch ? Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em ông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò ớp ắng ên sông Kinh Thầy. b) ưt hay ưc ? - Chỉ còn dòng suối lượn quanh Th nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm. - Gió đừng làm đ dây tơ Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều. 12