Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12

doc 35 trang thungat 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12

  1. Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1945 (phần 1) Câu 1. Mâu thuẫn cơ bản trong xã Hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)? A. Giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. B. Vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến. C. Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản. D. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ. Câu 2. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, có bao nhiêu công nhân ở Bắc Kì bị thất nghiệp? A. 2.500 B. 5.000 C. 52.000 D. 25.000 Câu 3. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào? A. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã kết thúc, tác động của nó với kinh tế Việt Nam rất lớn. B. Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. C. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nhưng chính trị khá ổn định. D. Nhân dân thế giới đang tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Câu 4. Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, ngày 1/ 5/ 1930 diễn ra sự kiện gì? A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tỉnh quy mô lớn. B. Lần đầu công nhân Việt Nam mít tinh mừng ngày Quốc tế lao động. C. Nhân dân lao động tổ chức cuộc mít tinh khổng lồ (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội). D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong đấu tranh của công nông Việt Nam. Câu 5. Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra ở A. Hà Nội - Hải Phòng. B. Hải Phòng - Quảng Ninh. C. Sài Gòn - Chợ Lớn. D. Nghệ An - Hà Tĩnh. Câu 6. Sự khác biệt giữa phong trào nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930? A. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống. B. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể. C. Nông dân đấu tranh băng lực lượng chính trị. D. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ. Câu 7. Điểm khác biệt của phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) so với các địa phương khác trên cả nước là A. những cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ được công nhân hưởng ứng, phối hợp đấu tranh. B. luôn nêu cao khẩu hiệu Đả đảo đế quốc, Đả đảo phong kiến, Ruộng đất về tay dân cày. C. nông dân biểu tình đòi lật đổ chính quyền phong kiến tay sai. D. không đề cập đến mục tiêu chống thực dân Pháp và tay sai. Câu 8. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã?
  2. A. Lật đổ ách thống trị của đế quốc - phong kiến trên toàn Nghệ - Tĩnh. B. Đảng đã tập hợp được nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất rộn rãi. C. Bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất của nông dân. D. Liên minh công nông đã hình thành. Câu 9. Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh sau ngày 12/ 9/ 1930 đã dẫn đến hiện tượng gì? A. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định nâng mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế lên đấu tranh lật đổ chính quyền đế quốc - phong kiến tay sai. B. Chính quyền tay sai cấp thôn - xã đã tích cực hỗ trợ thực dân Pháp đàn áp, khủng bố phong trào. C. Chính quyền của đế quốc phong kiến bị tế liệt và tan rã nhiều nơi. D. Đảng đã phát động nhân dân đấu tranh vũ trang giành chính quyền thắng lợi. Câu 10. Lực lượng vũ trang được thành lập trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh được gọi là gì? A. Hổng vệ binh. B. Hồng quân. C. Cận vệ đỏ. D. Tự vệ đỏ. Câu 11. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tiến hành các chính sách gì? A. Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đỏ, lấy ruộng đất công chia cho nông dân. B. Lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày, bò thuế thân, thuế rượu, thuế muối. C. Tịch thu ruộng đất đế quốc, phong kiến tay sai chia cho dân cày, giám tô, xoá nợ. D. Tịch thu tài sản của địa chủ, đế quốc chia cho nông dân, xóa nợ cho dân nghèo. Câu 12. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục? A. Mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân. B. Mở lớp dạy tiếng Pháp cho nhân dân. C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân. D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp cho nhân dân. Câu 13. Đảng cộng sản Việt Nam được Quốc tế cộng sản công nhận vào khi nào? A. Tháng 4/1930. B. Tháng 4/1931. C. Tháng 10/1930. D. Tháng 10/1931. Câu 14. Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam được thông qua khi nào? A. Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 3/ 1935. B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 10/ 1930. C. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ I, tháng 10/1930. D. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ II, tháng 10/1930. Câu 15. Điểm khác nhau cơ bản giữa Luận cương chính trị với cương lĩnh chính trị đầu tiên là gì ? A. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng nặng về đấu tranh giai cấp. B. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng lại nặng về đấu tranh dân tộc.
  3. C. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. D. Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu, nhưng không để ra được sách lược liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc. Câu 16. Khối liên minh công - nông được hình thành khi nào? A. Từ trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. B. Từ trong phong trào công nhân năm 1930 - 1931. C. Từ trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. D. Từ trong phong trào dân tộc dân chủ 1926 - 1930. Câu 17. Hạn chế trong Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 của Đảng là A. một số hạn chế mang tính tả khuynh, giáo điều. B. một số hạn chế mang tính hữu khuynh. C. một số hạn chế mang tính cực đoan. D. một số hạn chế mang tính vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh. Câu 18. Tổ chức nào được thành lập trong phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Hội phản đế Đồng minh. B. Hội cày. C. Mặt trận Đồng minh phản đế Đông Dương. D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đồng Dương. Câu 19. Luận cương chính trị xác định động lực chính của cách mạng là ai? A. Giai cấp nông dân, công nhân, trí thức. B. Giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. C. Giai cấp công nhân, nông dân. D. Giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản. Câu 20. Đồng chí Trần Phú quê ở dâu? A. Đức Thọ - Hà Tĩnh. B. Đô Lương - Nghệ An. C. Nghi Xuân - Hà Tĩnh. D. Yên Thành - Nghệ An. Câu 21. Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng của trong các xứ . nhất là các nước phương Đông. A. Quốc tế cộng sản, thuộc địa. B. Quốc tế cộng sản, Đông Dương. C. Cộng sản, thuộc địa. D. Cộng sản, Đông Dương. Câu 22. Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của đồng chí Lê Duẩn: “Không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931, trong đó công nông đã vung ra nghị lực phi thường của mình thì không thể có cao trào ” A. Những năm 1932 - 1935.
  4. B. Những năm 1936 - 1939. C. Những năm. 1939 - 1945. D. Kháng Nhật cứu nước. Câu 23. Điểm khác nhau của cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương của Đảng 10/ 1930 là A. đều nhấn mạnh, đề cao nhiệm vụ dân tộc. B. đều khẳng định công - nông là động lực duy nhất của cách mạng. C. đều khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản. D. trong quá trình đấu tranh chống đế quốc thực dân, cách mạng cần đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ để giành độc lập hoàn toàn. Câu 24. Vì sao nói phong trào 1930 - 1931 là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam A. Lần đầu tiên đấu tranh có quy mô trên cả nước, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có tính thống nhất cao, công - nông cùng đoàn kết đấu tranh quyết liệt chống đế quốc phong kiến B. Lần đầu tiên trong đấu tranh cách mạng, công nông đã giành được chính quyền trên toàn Nghệ - Tĩnh. C. Lần đầu tiên công - nông vùng lên, đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ trên quy mô cả nước. D. Lần đầu tiên phong trào dân tộc do Đảng cộng sản lãnh đạo đã giành được thắng lợi, gây tiếng vang lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đấu tranh của các dân tộc phương Đông. Câu 25. Đại Hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ I đã bầu ai làm Tổng bí thư? A. Trần Phú. B. Lê Hồng Phong. C. Hà Huy Tập. D. Nguyễn Ái Quốc. Câu 26. Hình thức đấu tranh nào mới xuất hiện trong thời kì 1932 - 1935? A. Tổng bãi công chính trị của công nhân phối hợp với nổi dậy của nông dân. B. Biểu tình có vũ trang tự vệ. C. Vận động bầu cử và bút chiến trên lĩnh vực báo chí. D. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân. Câu 27. Điểm giống nhau của Luận cương chính trị và cương lĩnh chính trị đầu tiên? A. Đều khẳng định công - nông là lực lượng cơ bản của cách mạng. B. Đều xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới. C. Đều xác định phản đế và phản phong là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. D. Tất cả các ý trên. Câu 28. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng họp ở đâu? A. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). B. Ma Cao (Trung Quốc). C. Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định). D. Quảng Châu (Trung Quốc). Câu 29. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã để lại những bài học kinh nghiệm gì? A. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. B. Bài học kinh nghiệm về xây dựng khối liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc. C. Bài học kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ chính quyền cách, mạng.
  5. D. Tất cả các ý trên. Câu 30. Điền tiếp từ còn thiếu trong đoạn thơ sau: "Kìa đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi" A. Bến Thuỷ, Hưng Nguyên. B. Yên Dũng, Hưng Nguyên. C. Bến Thuỷ, Hưng Yên. D. Yên Thành, Hưng Nguyên. Câu 31. Vì sao nói Nghệ - Tĩnh là trung tâm của phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Phong trào công - nông ở Nghệ - Tĩnh diễn ra đồng đều, tính chất quyết liệt, lật đổ chính quyền tay sai. B. Vì phong trào đấu tranh nổ bật ở đây là các cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân. C. Phong trào đã khiến cho chính quyền thuộc địa hoảng sợ, phải tổ chức họp bàn cách đối phó. D. Lật đổ chính quyền địch ở địa phương, thành lập nên chính quyền Xô viết. Câu 32. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã đạt được kết quả gì? A. Khẳng định quyền lãnh đạo, năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản Việt Nam. B. Xây dựng một lực lượng chính trị hùng hậu ủng hộ đảng. C. Mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở toàn Đông Dương. D. Tất cả các ý trên. Câu 33. Thực dân Pháp đã có những thay đổi gì về chính sách chính trị sau khi dập tắt phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Thủ tiêu Hội đồng quản hạt Bắc Kì. B. Mở rộng Viện dân biểu Nam Kì cho người Việt. C. Mờ rộng cơ quan lập pháp cấp Kì cho người Việt tham gia. D. Mờ rộng chính quyền cấp tỉnh cho người Việt tham gia. Câu 34. Tình hình Đảng cộng sản Đông Dương trong năm 1931 - 1932 là A. Hoạt động của Đảng hoàn toàn bị tế liệt. B. Toàn bộ Đảng viên thuộc xứ uỷ Trung Kì đều bị bắt. C. Toàn bộ Ban chấp hành trung ương đảng đều bị bắt. D. Các uỷ viên Ban chấp hành trung ương đảng, xứ uỷ 3 kì đểu bị bắt. Câu 35. Hệ thống tổ chức của Đảng đã được phục hồi từ trung ương đến địa phương khi nào? A. Tháng 2/ 1933. B. Tháng 4/ 1934. C. Tháng 3/ 1935. D. Tháng 7/ 1935. Câu 36. Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương từ khi nào? A. Tháng 10/ 1930. B. Tháng 4/ 1931. C. Tháng 3/ 1935.
  6. D. Tháng 7/ 1935. Câu 37. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bổ trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. Câu 38. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào? A. Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày. B. Tự do dân chủ và Cơm áo hòa bình. C. Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian và Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến. D. Chống đế quốc, chống phát xít. Câu 39. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu? A. Trung Kì. B. Bắc Kì. C. Nam Kì. D. Trong cả nước. Câu 40. Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất: A. Riêng trong tháng 5/ 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. B. Riêng trong tháng 5/ 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. C. Riêng trong tháng 5/ 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. D. Riêng trong tháng 5/ 1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học và dân nghèo thành thị. Câu 41. Từ tháng 5 đến tháng 8/ 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu? A. Miền Trung. B. Miền Bắc. C. Miền Nam. D. Trong cả nước. Câu 42. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/ 1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 - 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao? A. Phong trào diễn ra khắp cả nước. B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh. C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để. D. Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc. Câu 43. Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng? A. Tháng 2/ 1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.
  7. B. Ngày 1/ 5/ 1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nôi dậy phá đồn điền Trí Viễn. C. Ngày 12/ 9/ 1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghệ An nổi dậy biểu tình. D. Tất cả các sự kiện trên đều đúng. Câu 44. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào? A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ. B. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuê vô lí. C. Xoá bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới. D. Tất cả đều đúng. Câu 45. Hãy chọn cụm từ thích họp để điền vào chỗ trống trong câu sau: "Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã ". A. Đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến. B. Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc, phong kiến tay sai. C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn. Câu 46. Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng ta được trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/ 1931 Đảng ta được Quốc tế cộng sản công nhận là A. một chi bộ của Quốc tế cộng sản. B. một Đảng trong sạch vững mạnh. C. một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. D. một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Câu 47. Trong thời kì đấu tranh để phục hồi lực lượng cách mạng, tại nhà Hỏa Lò (Hà Nội) các chi bộ đã ra những tờ báo nào để bồi dưỡng lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho đảng viên. A. Ý kiến chung, Đuốc đưa đường. B. Đuốc đưa đường, Con đường chính nghĩa. C. Tiếng dân, Nhành lúa. D. Tất cả các tờ báo trên. Câu 48. Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục từ A. Đầu năm 1932. B. Cuối năm 1935. C. Đầu năm 1933. D. Cuối năm 1934 đầu 1935. Câu 49. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì? A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công- nông. B. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quần chúng. C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh. D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Câu 50. Hai khẩu hiệu Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?
  8. A. 1930 - 1931. B. 1932 - 1935. C. 1936 - 1939. D. 1939 - 1945. Câu 51. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện như thế nào? A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc. B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam. C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến. D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh. Câu 52. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào? A. Từ tháng 2 đến tháng 4/ 1930. B. Từ tháng 5 đến tháng 8/ 1930. C. Từ tháng 9 đến tháng 10/ 1930. D. Từ tháng 1 đến tháng 5/ 1931. Câu 53. Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị phá sản nặng nề. Đó là đặc điểm của tình hình xã hội Việt Nam trong thời kì? A. 1929 - 1930. B. 1930 - 1931. c. 1931 - 1932. D. 1932 - 1933. Câu 54. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? A. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp. B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp. C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp. D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp. Câu 55. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) thực dân Pháp đã làm gì? A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp. B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương. C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa. D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa. Câu 56. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào: A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xuất khẩu. D. Thủ công nghiệp. Câu 57. Lần đâu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào? A. 1/ 5/ 1929.
  9. B. 1/ 5/ 1930. c. 1/ 5/ 1931. D. 1/ 5/ 1933. Câu 58. Năm 1930, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì: A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất. B. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. C. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đông nhất. D. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh. Câu 59. Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam vào thời gian nào? A. Tháng 2/ 1930. B. Tháng 2, 3 ,4/ 1930. C. 1/ 5/ 1930. D. 12/ 9/ 1930. Câu 60. Lần đầu tiên công nhân, nông dân và quần chúng lao động Đông Dương tỏ dâu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình: A. Kéo lá cờ trên chiến hạm Hắc Hải phản đối chính phủ Pháp tấn công nhà nước Xô viết. B. Kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1/ 5/ 1930. C. Phản đối thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). D. Cả 3 ý trên. Câu 61. Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu? A. Anh Sơn. B. Hưng Nguyên. C. Thanh Chương. D. Can Lộc. Câu 62. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bô máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyên làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của minh đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào? A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. B. Biểu tình 1/ 5/ 1930 trên toàn quốc. C. Biểu tình 12/ 9/ 1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân tháng 9 – 10/ 1930. Câu 63. Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì A. Chính quyền của liên minh công nông. B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo. C. Hình thức của chính quyền vô sản. D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.
  10. Câu 64. Tổ chức nào đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh A. Ban chấp hành nông hội. B. Ban chấp hành công hội. C. Hội phụ nữ giải phóng. D. Đoàn thanh niên phản đế. Câu 65. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu? A. Từ 2 đến 3 tháng. B. Từ 3 đến 4 tháng. c. Từ 4 đến 5 tháng. D. Từ 5 đến 6 tháng. Câu 66. Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành một chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn A. 1930 - 1931. B. 1931 - 1932. C. 1933 - 1934. D. 1934 - 1935. Câu 67. Thời kì cách mạng từ 1930 đến 1935 là thời kì A. Đảng ta ra hoạt động công khai. B. Đảng ta hoạt động mạnh mẽ. C. Đảng ta hoạt động nửa công khai, nửa bí mật. D. Đảng ta hoạt động bí mật. Câu 68. Lãnh tụ nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hi sinh trong nhà tù đế quốc trong thời kì 1930 - 1935? A. Trần Phú. B. Nguyễn Đức Cảnh. C. Nguyễn Phong Sắc. D. Ngô Gia Tự. Câu 69. Trong thời kì cách mạng 1930 - 1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị giam trong nhà tù nào? A. Hỏa Lò (Hà Nội). B. Hương Cảng (Trung Quốc). C. Côn Sơn. D. Côn Đảo. Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 Câu 1. Đặc điểm tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX là A. Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong những năm cuối của thập niên 30 đã để lại hậu quá nghiêm trọng. B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện là một xu thế phản động trong đời sông chính trị quốc tế. C. Chiến tranh phát xít đã bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mặt của cách mạng thế giới là gì?
  11. A. Chống chủ nghĩa đế quốc B. Chống chủ nghĩa thực dân C. Chống chủ nghĩa phát xít D. Chống chiến tranh Câu 3. Năm 1937, ai giữ chức Toàn quyền Đông Dương? A. Đờ Cu B. Đờ Gôn C. Lê ông Blum D. Brêviê Câu 4. Tình hình nông nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933? A. Giá nông phẩm giảm mạnh, đất đai bị bỏ hoang. B. Các đồn điền trồng lúa chuyển sang đồn điền trồng cây công nghiệp. C. Tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiếm đất của nông dân, 2/ 3 nông dân không có ruộng đất cày cấy hoặc chỉ có ít ruộng. D. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, gấp 10 lần so với trước khủng hoảng. Câu 5. Tình hình kinh tế Việt Nam những năm sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là A. Kinh tế vẫn trì trệ, công nghiệp gần như tê liệt. B. Thương nghiệp đần được phục hồi, chủ yếu là hoạt động xuất khẩu nông phẩm và khoáng sản. C. Kinh tế từng bước phục hồi và phát triển theo hướng tập trung vào các ngành phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. D. Kinh tế dân tộc phát triển, khả năng độc lập cao, kỹ thuật được cải tiến. Câu 6. Tình hình giai cấp công nhân và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1936 - 1939? A. Lương thấp, nạn thất nghiệp đe dọa. B. Chịu cảnh tô cao, thuế nặng, đời sổng hết sức bấp bênh. C. Bị tư bản Pháp tìm cách chèn ép, cản trở mọi hoạt động kinh doanh. D. Tất cá các ý trên. Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (tháng 7/ 1937) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì? A. Nhiệm vụ phản đế. B. Nhiệm vụ phản phong. C. Nhiệm vụ phản đế, phản phong. D. Nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít. Câu 8. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/ 1936) họp ở đâu, ai chủ trì? A. Thượng Hải (Trung Quốc), Hà Huy Tập. B. Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc. C. Ma Cao (Trung Quốc), Nguyễn Văn Cừ. D. Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong. Câu 9. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương chù trương thành lập mặt trận nào? A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản, đế Đông Dương.
  12. C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh. Câu 10. Phong trào Đông Dương đại hội Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào? A. Công khai, hợp pháp. B. Bất hợp pháp. C. Bán công khai, bán hợp pháp. D. Công khai, bất hợp pháp. Câu 11. Phong trào Đông Dương đại hội khởi đầu ở khu vực nào? A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Trung Kì và Nam Kì. Câu 12. Ngày hội truyền thống của công nhân mỏ xuất phát từ sự kiện gì? A. Ngày 20/1/1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. B. Ngày 13/11/1936, công nhân mỏ than Phấn Mễ, Hòn Gai, Cẩm Phả đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%. C. Ngày 21/3/1936, công nhân mở than Phấn Mễ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc, đấu tranh đòi tăng lương 25 %. D. Ngày 23/11/1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%. Câu 13. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là A. Chống đế quốc, đòi độc lập. B. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh; đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình. C. Chống phong kiến tay sai, tịch thu ruộng đất của địa chủ, đế quốc chai cho dân cày. D. Đòi quyền tự trị cho Đông Dương. Câu 14. Tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được hình thành từ khi nào? A. Tháng 7/1936. B. Tháng 3/1938. C. Tháng 3/1936. D. Tháng 7/1938. Câu 15. Ngày 1/5/1938 có sự kiện gì xảy ra? A. Cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng ngày Quốc tế Lao động của nhân dân tại khu vực nhà Đấu Xảo. B. Cuộc mít tinh khổng lồ có 2,5 vạn người tham gia tại khu vực nhà Đấu Xảo. C. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên quy mô cả nước. D. Cuộc bãi công công nhân xe lửa Nam Đông Dương có sự hỗ trợ của công nhân xe lửa Trường Thi (Hà Nội). Câu 16. Năm 1937, trên cả nước có bao nhiêu cuộc bãi công của công nhân ? A. 370. B. 350. C. 400. D. 361. Câu 17. Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1936 - 1939 có điểm gì khác biệt so với phong trào 1930 - 1931?
  13. A. Lực lượng tham gia phong trào 1936 - 1939 là công nhân, nông dân, binh lính còn phong trào 1930 - 1931 chủ yếu là công nhân. B. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 - 1939 là công nhân, tiểu tư sản còn phong trào 1930 - 1931 chủ yếu là nông nhân. C. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 - 1939 là công nhân, nông dân và học sinh trong các đô thị lớn còn phong trào 1930 - 1931 chủ yếu là công nhân. D. Lực lượng tham gia phong trào 1936 - 1939 là đông đào quần chúng nhân dân lao động, tiểu tư sản, trí thức còn phong trào 1930 - 1931 chủ yếu là công - nông. Câu 18. Vì sao tháng 9/1938, thực dân pháp phải bỏ dự án tăng thuế thân và thuế điền thổ? A. Do Chính phủ Bình dân Pháp không phê chuẩn kế hoạch này. B. Do Chính quyền thuộc địa cần tập trung đối phó với các phong trào đấu tranh liên tục của giai cấp công - nông trên cả nước. C. Do sự phản đối của các nghị viện trong Viện dân biểu và do áp lực phong trào đấu tranh đòi dân chủ dân sinh của đông đảo quần chúng nhân dân. D. Do dự án này có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của một chủ đồn điền người Pháp và bộ phận tư sản Việt Nam thân Pháp. Câu 19. Trong những năm 1937 - 1939, ta đã giành thắng lợi trong các cuộc vận động tranh cử nào? A. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Trung kì, Viện dân biểu Bắc kì Hội đồng quản hạt Nam kì. B. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc kì, Viện dân biểu Trung kì Hội đồng kinh tế - lí tài Đông Dương. C. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Trung kì, Hội đồng kinh tế lí tài Đông Dương. D. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Nam kì, Viện dân biểu Bắc kì, Viện dân biểu Trung Kì. Câu 20. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, chủ nghĩa phát xít đã lên năm chính quyền ở các quốc gia: A. Đức, Pháp, Nhật. B. Đức, Tây Ban Nha, Italia. C. Đức, Italia, Nhật. D. Đức, Áo - Hung. Câu 21. Chủ nghĩa phát xít có đặc điểm nào để phân biệt với chủ nghĩa tư bản? A. Độc tài, tàn bạo nhất, sô vanh nhất. B. Bóc lột thậm tệ đối với công nhân. C. Đế quốc chủ nghĩa nhất của bọn tư bản tài chính. D. Câu A và c đúng. Câu 22. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu? A. Tháng 6/ 1934 tại Ma Cao (Trung Quốc). B. Tháng 7/ 1935 tại Mátxcơva (Liên Xô). C. Tháng 3/ 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). D. Tháng 7/ 1935 tại Ianta (Liên Xô). Câu 23. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là bọn nào? A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân. B. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc.
  14. C. Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít. D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Câu 24. Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự đại hội? A. Nguyễn Ái Quốc. B. Nguyễn Đức Cảnh. C. Nguyễn Văn Cừ. D. Lê Hồng Phong. Câu 25. Trong năm 1936, ở châu Âu, Mặt trận nhân dân thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở nước: A. Đức. B. Pháp. C. Anh. D. Tây Ban Nha. Câu 27. Những sự kiện nào sau đây có liên quan đến cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939? A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản. B. Thực dân đàn áp dã man Xô viết Nghệ - Tĩnh. C. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp năm 1938. D. Câu A và C đúng. Câu 28. Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế cộng sản, Đảng cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn nào? A. Thực dân Pháp. B. Bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai. C. Phong kiến tay sai. D. Phát xít Nhật. Câu 29. Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 - 1939 là A. Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày. C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. D. Chống Phát xít Nhật. Câu 30. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Việt Minh. Câu 31. Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì? A. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương. B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương. C. Mật trận nhân dân phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Minh.
  15. Câu 32. Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 diễn ra như thế nào? A. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khái đối mặt với kẻ thù. D. Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu. Câu 33. Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1936 đến năm 1939. B. Từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937. C. Từ giữa năm 1936 đến tháng 3 năm 1938. D. Từ giữa năm 1936 đến tháng 9 năm 1936. Câu 34. Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? A. Vào ngày 1/ 8/ 1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). B. Vào ngày 1/ 5/ 1938, tại Vinh - Bến Thủy. C. Vào ngày 1/ 5/ 1939 tại Hà Nội. D. Vào ngày 1/ 5/ 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội. Câu 35. Tác phẩm Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình được in và phát hành rộng rãi trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. Vậy Qua Ninh và Vân Đinh là ai? A. Sóng Hồng và Xuân Thủy. B. Nguyễn Ái Quốc và Phạm Văn Đồng. C. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. D. Trần Phú và Hà Huy Tập. Câu 36. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là hai sự kiện nào? A. Phong trào Đại hội Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. B. Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường. C. Phong trào đón Gôđa và đấu tranh nghị trường. D. Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ. Câu 37. Nét nồi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì? A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao. C. Tập họp được một lực lượng công - nông hùng mạnh. D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú. Câu 38. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/ 1935) đã có những chủ trương gì? A. Thành lập Đảng Cộng Sản ở mỗi nước. B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước. C. Thành lập Mặt trận nhân dần ở các nước tư bản. D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa. Câu 39. Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng cộng Sản làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền vào năm nào? A. 1935.
  16. B. 1936 C. 1937 . D. 1938. Câu 40. Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 - 1939 dựa trên cơ sở nào? A. Đường lối nghị quyết của Quốc tế cộng Sản. B. Tình hình thực tiễn của Việt Nam. C. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi. D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh. Câu 41. Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 - 1939 là A. Đánh đổ đế quốc Pháp - Đông Dương hoàn toàn độc lập. B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày. C. Độc lập dân tộc, Người cày có ruộng. D. Chống phát xít chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. Câu 42. Tháng 8/ 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào A. Đông Dương Đại hội. B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ. C. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu. D. Mít tinh diễn thuyết thu thập dân nguyện. Câu 43. Mít tinh biểu tình đưa dân nguyện đó là hình thức đấu tranh của phong trào A. Đông Dương Đại hội. B. Phong trào đón rước Gôđa. C. Phong trào đón rước Gôđa đoàn phái viên của chính phủ Pháp. D. Phong trào đón rước Gôđa đoàn phái viên của chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương. Câu 44. Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 - 1939 thực sự là A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ. B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. C. Một cuộc đấu tranh giai cấp. D. Một cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 45. Điều nào không phải chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936 đối với các thuộc địa? A. Cho phép lập Hội ái hữu. B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. C. Ân xá chính trị phạm. D. Cho phép xuất bản báo chí. Câu 46. Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội vào ngày nào? A. 1/ 5/ 1930. B. 1/ 5/ 1935. C. 1/ 5/ 1938. D. 1/ 5/ 1939. Câu 47. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương đại hội là gì?
  17. A. Tuần hành. B. Mít tinh. C. Đưa dân nguyện. D. Diễn thuyết. Câu 48. Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phân quyên dân sinh, dân chủ. B. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiêu hình thức. C. Thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp. D. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất. Câu 49. Vì sao cao trào dân chủ 1936 - 1939 được xem là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945? A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao. B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phô biên rộng rãi. C. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp xung quanh Đảng. D. Tất cả các vấn đề trên. Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 và cách mạng thánh Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ đã có tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam? A. Các thế lực phản động trong nước đẩy mạnh chính sách khủng bố, dàn áp các phong trào đấu tranh dân chủ dân sình. B. Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh phục vụ lợi ích cho thực dân Pháp. C. Chính quyền thuộc địa đẩy mạnh chính sách bóc lột, vơ vét sức người, sức của. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/ 1940 là gì? A. Việt Nam là thuộc địa của Pháp. B. Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp. C. Pháp đã bị Nhật hất cẳng để độc chiếm Việt Nam. D. Nhật đã ép Pháp kí nhiều điều ước chấp nhận Nhật có những đặc quyền ở Việt Nam. Câu 3. Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á? A. Thúc đẩy quá trình giao lưu, truyền bá văn hóa Nhật Bản - Việt Nam. B. Để nhân dân Đông Dương hiểu và tích cực hợp tác với quân đội Nhật Bản trong cuộc đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của Pháp ở đây. C. Xây dựng cơ sở xã hội cho việc thiết lập một nền thống trị của Nhật Bản ở Việt Nam trong nay mai. D. Nhằm tạo ra một áp lực chính trị - xã hội để buộc Pháp phải phục tùng mọi ý đồ cai trị của Nhật. Câu 4. Tình hình Việt Nam từ sau tháng 3/1945 có chuyển biến quan trọng gì? A. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam. B. Vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu. C. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì đấu tranh mới : chống chiến tranh đế quốc.
  18. D. Nhân dân Việt Nam chịu cảnh áp bức thống trị tàn bạo của phát xít Pháp - Nhật. Câu 5. Sau khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam? A. Chính sách Kinh tế thời chiến. B. Chính sách Thuộc địa thời chiến. C. Chính sách Kinh tế chỉ huy". D. Chính sách Kinh tế mới. Câu 6. Chính sách nào của Nhật - Pháp đã đẩy nồng dân Việt Nam vào nạn đói lớn năm 1945? A. Chính sách thu thóc tạ. B. Nhổ lúa trồng đay. C. Cướp ruộng đất, cưỡng bức mua lương thực với giá rẻ mạt. D. Tất cả các ý trên. Câu 7. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng họp ở đâu, khi nào? A. Tháng 11/ 1940, Đình Bảng (Bắc Ninh). B. Tháng 11/ 1939, Đình Bảng (Bắc Ninh). C. Tháng 11/ 1939, Hóc Môn (Gia Định). D. Tháng 11/ 1940, Hóc Môn (Gia Định). Câu 8. Năm 1939, ai là người giữ chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương? A. Phan Đăng Lưu. B. Lê Hồng Phong. C. Hà Huy Tập. D. Nguyễn Văn Cừ. Câu 9. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 đã khẳng định vấn đề gì? A. Cách mạng Việt Nam phải chuyển sang thời kì đấu tranh vũ trang chống đế quốc. B. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam phải tập trung chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày. C. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải tập trung chổng đế quốc, thực hiện ruộng đất cho dân cày. D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải đấu tranh lật đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Câu 10. Thái độ của Nhật, Pháp như thế nào khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa? A. Nhật câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa. B. Nhật - Pháp hoảng sợ bỏ chạy. C. Pháp hốt hoảng rút chạy, Nhật quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa. D. Nhật tích cực thay chân Pháp, đàn áp khởi nghĩa và thiết lập ách thống trị ở nước ta. Câu 11. Cờ đỏ sao vàng do ai vẽ mẫu, lần đầu tiên xuất hiện ở đâu? A. Nguyễn Văn Tiến; khởi nghĩa Thái Nguyên. B. Nguyễn Hữu Tiến; khởi nghĩa Nam Kì. C. Nguyễn Hữu Định; khởi nghĩa Bắc Sơn. D. Nguyễn Hữu Đang; khởi nghĩa Đô Lương. Câu 12. Lực lượng chính tham gia khởi nghĩa Đô Lương? A. Công nhân.
  19. B. Nông dân. C. Binh lính. D. Công nhân - nông dân - binh lính. Câu 13. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương là A. Các cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường của dân tộc ta chống lại ách thống trị tàn bạo của phát xít Nhật. B. Các cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ mâu thuẫn giữa dân tộc ta với phát xít Nhật đã lên đến cao trào, cách mạng bùng nổ là tất yếu. C. Các cuộc khởi nghĩa đã mở ra một thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: tập trung nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc, tay sai giành độc lập cho dân tộc. D. Cách mạng Việt Nam bước sang một thời kì đấu tranh mới - đấu tranh vũ trang chống đế quốc - tay sai giành độc lập dân tộc. Câu 14. Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 là A. Hội nghị đã đánh dấu sự mở đầu cho việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. B. Hội nghị đã đánh dấu quá trình hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam. C. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam - từ đây cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Hội nghị mở ra một thời kì đấu tranh mới cho cách mạng Việt Nam: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành chính quyền từng phần tiến tới giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Câu 15. Ai là người lãnh đạo khởi nghĩa Đô Lương? A. Đội Cung. B. Đội Quyền. C. Đội Dương. D. Đội Cấn. Câu 16. Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? A. 28/ 2/ 1942. B. 28/ 1/ 1941. C. 21/ 8/ 1941. D. 28/ 1/ 1942. Câu 17. Nhật đã thi hành các chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945? A. Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự; buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than, sắt, cao su, thóc gạo cho chúng với giá rẻ. B. Thực hiện chính sách tổng động viên vơ vét tiền, của, con người, phục vụ nhu cầu cho cuộc chiến tranh phát xít. C. Thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy, vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc. D. Thực hiện chính sách Kinh tế thời chiến, ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính ráo riết. Câu 18. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 họp khi nào, ở đâu? A. Ngày 10 => 19/ 11/ 1941; Lạng Sơn. B. Ngày 11 => 19/ 8/ 1941; Cao Bằng.
  20. C. Ngày 10 => 19/ 5/ 1941; Cao Bằng. D. Ngày 10 => 15/ 9/ 1941; Thái Nguyên. Câu 19. Điền thêm từ còn thiếu trong nhận định của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5/1941: "Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng ". A. Tư sản dân quyển. B. Dân chủ tư sản. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Dân tộc giải phóng. Câu 20. Khẩu hiệu được Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 đưa ra là gì? A. Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày. B. Lập chính quyền Xô Viết công - nông - binh. C. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo. D. Phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo. Câu 21. Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 là gì? A. Là hội nghị đánh dấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng. B. Hội nghị đánh đấu bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam. C. Hội nghị đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam, giai đoạn đấu tranh chính trị giành chính quyền về tay nhân dân. D. Hội nghị đã mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: tập trung giải quyết hoàn thành nhiệm vụ dân chủ. Câu 22. Từ tháng 6/ 1941, ai là người giữ chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương? A. Võ Văn Tần. B. Trường Chinh. C. Phan Đăng Lưu. D. Hà Huy Tập. Câu 23. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 đã đưa ra quyết định gì? A. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước ở Đông Dương. B. Thành lập Đảng cộng sản riêng cho mỗi nước ở Đông Dương. C. Thành lập Đảng dân chù Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh. D. Tất cả các ý trên. chức đoàn thể trong mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là gì? A. Đều được gọi là Hội phản đế. B. Đều được gọi là Hội cứu tế. C. Đều được gọi là Hội ái hữu. D. Đều được gọi là Hội cứu quốc. Câu 25. Trong phong trào xây dựng mặt trận Việt Minh, tỉnh nào là tỉnh hoàn toàn đầu tiên? A. Bắc Giang. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Lạng Sơn.
  21. Câu 26. Trung dội Cứu quốc quân được thành lập dựa trên cơ sở ban dầu là lực lượng nào? A. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì. B. Lực. lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. C. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. D. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương. Câu 27. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được xây dựng ở đâu? A. Bắc Sơn - Võ Nhai. B. Bắc Bó. C. Tân Trào. D. Vũ Lăng. Câu 28. Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cho cách mạng được khẳng định là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân được nêu ra tại hội nghị nào ? A. Hội nghị tháng 7/ 1936. B. Hội nghị tháng 11/ 1939. C. Hội nghị tháng 3/ 1945. D. Hội nghị tháng 5/ 1941. Câu 29. Sự kiện ngày 9/ 3/ 1945 có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam? A. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc, tay sai giành độc lập dân tộc. B. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là tập trung lực lượng đánh đổ nền thống trị của phát xít Nhật. C. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là tập trung lực lượng đánh đổ nền thống trị của bọn phát xít Nhật - Pháp. D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là tập trung lực lượng đánh đổ nền thống trị của bọn phản động thuộc địa Pháp, lực lượng tay sai. Câu 30.Trong chỉ thị ngày 12/ 3/ 1945, Đảng đưa ra khẩu hiệu gì? A. Đánh đuổi Pháp - Nhật. B. Đánh đuổi phát xít Nhật. C. Đánh đuổi đế quốc Pháp. D. Đánh đuổi bọn đế quốc, Việt gian. Câu 31. Lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên ở Trung Bộ là đội nào? A. Cứu quốc quân II. B. Cứu quốc quân III. C. Đội tự vệ đỏ. D. Đội du kích Ba Tơ. Câu 32. Năm 1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập dựa trên lực lượng ban đầu nào? A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội du kích Ba Tơ. B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quán và Đội Cứu quốc quân II. C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội Cứu quốc quân III. D. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và đội Việt Nam Cứu quốc quân. Câu 33. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền khi nào? A. Từ tháng 8/ 1945.
  22. B. Từ tháng 5/ 1941. C. Từ tháng 9/ 1943. D. Từ tháng 11/ 1940. Câu 34. Thủ đô của khu giải phóng Việt Bắc ở đâu? A. Tân Trào - Tuyên Quang. B. Đình Cả - Thái Nguyên. C. Yên Thế - Bắc Giang. D. Bắc Sơn - Lạng Sơn. Câu 35. Tỉnh nào sau đây không thuộc khu giải phóng Việt Bắc? A. Phú Thọ. B. Vĩnh Yên. C. Quảng Ninh. D. Hà Giang. Câu 36. Đến giữa năm 1945. Đảng ta đã xây dựng bao nhiêu chiến khu cấp Trung ương? A. 4. B. 3. C. 5. D. 7. Câu 37. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì đã quyết định những vấn đề gì? A. Đẩy mạnh phát triển lực lượng vũ trang và bán vũ trang. B. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, phát triển căn cứ địa cách mạng. C. Mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ chính trị và quân sự. D. Tất cả các ý trên. Câu 38. Ai là Đội trưởng dầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân? A. Võ Nguyên Giáp. B. Xích Thắng. C. Hoàng Sâm. D. Nguyễn Hữu Kì. Câu 39. Cờ đỏ sao vàng năm cánh chính thức trở thành Quốc kì của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào khi nào? A. Ngày 2/ 9/ 1945. B. Ngày 19/ 8/ 1945. C. Ngày 17/ 8/ 1945. D. Ngày 25/ 8/ 1945. Câu 40. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được cải tổ từ tổ chức nào? A. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. C. Tổng bộ Việt Minh. D. Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc. Câu 41. Những tỉnh nào dưới đây giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước?
  23. A. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Nam Định. B. Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh. C. Bắc Thái, Hải Dương, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh. D. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Câu 42. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã ra quyết định gì? A. Thành lập Đảng riêng ở mỗi nước Đông Dương để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở mỗi nước. B. Thành lập Mặt trận nhân dân chổng phát xít ở Đông Dương. C. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ở mỗi nước Đông Dương để phát huy tinh thẩn dân tộc ở mỗi nước. D. Thành lập Mặt trận chống phát xít Đông Dương để tăng cường khối đoàn kết cách mạng ba nước. Câu 43. Địa phương nào giành được chính quyến muộn nhất trong cả nước? A. Bắc Ninh. B. Bạc Liêu. C. Hà Tiên. D. An Giang. Câu 44. Chế độ phong kiến Việt Nam kết thúc khi nào? A. Ngày 2/ 9/ 1945. B. Ngày 23/ 8/ 1945. C. Ngày 25/ 8/ 1945. D. Ngày 30/ 8/ 1945. Câu 45. Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Hổ Chí Minh viết ở đâu? A. Nhà số 5D, phố Hàm Long. B. Nhà số 43, phố Hàng Ngang. C. Nhà số 45, phố Lý Thái Tổ. D. Nhà số 5, phố Đinh Tiên Hoàng. Câu 46. Điền từ còn thiếu trong câu cuối của Tuyên ngôn độc lập: "Toàn thể Việt Nam quyết đem tất cà tinh thẩn và lực lượng, tính mạng vá của cải để giữ vững ấy". A. Nhân dân, nền độc lập. B. Quốc dân, quyền tự do và độc lập ấy. C. Dân tộc, nền độc lập. D. Dân tộc, quyền tự do, độc lập. Câu 47. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn diễn ra vào thời điểm nào? A.Ngày 23/ 8/ 1945. B. Ngày 25/ 8/ 1945. C. Ngày 22/ 8/ 1945. D. Ngày 24/ 8/ 1945. Câu 48. Tổng khởi nghĩa diễn ra trong khoảng nào? A. 14/ 8 => 25/ 8/ 1945. B. 14/ 8 => 28/ 8/ 1945. C. 5/ 8 => 2/ 9/ 1945. D. 16/ 8 => 28/ 8/ 1945.
  24. Câu 49. Những dấu hiệu nào chứng tỏ đến ngày 13/ 8/ 1945, thời cơ cách mạng Việt Nam đã chín muồi ? A. Nhật đầu hàng Đồng minh, bọn tay sai hoang mang rệu rã. B. Từ cao trào kháng Nhật, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy. C. Lực lượng Đồng minh chưa vào nước ta, Pháp chưa kịp trở tay để chiếm lại Đông Dương. D. Tất cả các ý trên. Câu 50. Điền thêm từ còn thiếu trong lời phát biểu sau của Bảo Đại: “Tôi thà làm một nước tự do, còn hơn làm của một nước nô lệ ” ? A. cố vấn cho chính phủ, vua B. lính, vua C. công dân, vua D. dân, vua Câu 51. Thời cơ để cách mạng Việt Nam giành chính quyền được trung ương Đảng xác định trong khoảng thời gian nào? A. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng đến khi quân Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ quân quản. B. Từ khi Nhật kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh đến khi quân Đông minh vào Việt Nam. C. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh đến trước khi quân đội Đồng minh vào Việt Nam. D. Từ khi Nhật kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh đến khi rút vê nước. Câu 52. Vì sao từ ngày 14/ 8/ 1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã? A. Do lệnh Tổng khởi nghĩa về đây sớm. B. Do các tỉnh này được chọn thí điểm khởi nghĩa giành chính quyền. C. Do các tỉnh này đã chuẩn bị chu đáo cho Tổng khởi nghĩa. D. Do cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng đúng tinh thần chỉ thị 12/ 3/ 1945 của Trung ương. Câu 53. Trong bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khăng định kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng Việt Nam là ai? A. Nhật B. Nhật - Pháp C. Pháp D. Quân đội Tưởng Giới Thạch Câu 54. Ý nghĩa của Quốc dân đại hội ngày 16 - 17/ 8/ 1945? A. Khẳng định tinh thần thống nhất, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc của toàn Đảng ta. B. Khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thế quốc dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. C. Khẳng định đây là thời cơ ngàn năm có một đê dân tộc ta giành lại độc lập. D. Khẳng định sự ra đời của một chính quyền cách mạng: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Câu 55. Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là A. Các thế lực phản động thuộc địa và tay sai của chúng. B. Đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
  25. C. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai. D. Phát xít Nhật. Câu 56. Hội nghị lần 6 (11/ 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là: A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh. C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. D. Tất cả các nhiệm vụ trên. Câu 57. Đến tháng 11/ 1939. Tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận phản đế, phản phong. D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Câu 58. Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: Độc lập dân tộc và Ruộng đất cho dân cày được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945? A. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. B. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc. C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ. D. Tạm gác lại việc thực hiện hai khẩu hiệu trên. Câu 59. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng có ý nghĩa A. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật. C. Mờ rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương. D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 60. Việc nêu khẩu hiệu thành lập "Chính phủ Cộng hoà dân chủ là khẩu hiệu của Nghị quyết hội nghị nào trong thời kì cách mạng 1939 - 1945? A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI. B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII. C. Hội nghị quân sự Bắc Kì. D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII. Câu 61. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa A. Bắc Sơn. B. Nam Kì. C. Ba Tơ. D. Binh biến Đô Lương. Câu 62. Với Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương giữa Pháp và Nhật kí vào ngày 23/ 7/ 1941, Pháp đã thừa nhận Nhật có quyền gì ở Đông Dương? A. Có quyền chỉ huy kinh tế. B. Có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.
  26. C. Có quyền độc chiếm ba sân bay Cát Bi, Gia Lâm, Phủ Lạng Thương. D. Có quyền đưa 6000 quân đóng ở phía Bắc sông Hồng. Câu 63. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì? A. Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy. B. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu. C.Ngăn chặn không cho vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc. D. Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 64. Từ ngày 10 đến 19/ 5/ 1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám? A. Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô. B. Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tố quốc. C. Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII. D. Câu A và C đúng. Câu 65. Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào? "Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được. A. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11/ 1939). B.Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/ 1941). C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII. D. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 66. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận A. Liên Việt. B. Đồng minh. C. Việt Minh. D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Câu 67. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945? A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ VI. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. Câu 68. Trình bày xuất xứ của đoạn văn sau đây: Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đô bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng. A. Trong thư của Nguyễn Ái Quốc gởi đồng bào cả nước. B. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII. C. Trong lời hịch của Mặt trận Việt Minh. D. Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh. Câu 69. Đội Cứu Quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa hai tổ chức vũ trang nào? A. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ.
  27. B. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. C. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân. D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên. Câu 70. Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào? A. Đội du kích Bắc Sơn. B. Đội Cứu quốc quân. C. Đội du kích Thái Nguyên. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 71. Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc quân trong mặt trận Việt Minh? A. Cao Bằng. B. Bắc Cạn. C. Lạng Sơn. D. Tuyên Quang. Câu 72. Những sách báo nào của Đảng trong thời kì 1939 - 1945 đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng? A. Tiếng dân, Tin tức, Thời mới. B. Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam Độc lập, Kèn gọi lính. C. Tin tức, Thời mới, Nhành lúa. D. Câu A và C đúng. Câu 73. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người? A. Đồng chí Võ Nguyên Giáp - có 36 người. B. Đồng chí Trường Chinh - có 34 người. C. Đồng chí Phạm Hùng - có 35 người. D. Đồng chí Hoàng Sâm - có 34 người. Câu 74. Việt Nam giải phóng quân ra đời, đó là sự hợp nhất của của các tổ chức nào? A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn. B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ. D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên. Câu 75. Ngay trong đêm 9/ 3/ 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ ương Đảng họp và nhận định tình hình như thế nào? A. Cuộc đảo chính Nhật - Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện. B. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. C. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật. D. Tất cả đều đúng.
  28. Câu 76. Khẩu hiệu Đánh đuổi Nhật - Pháp được thay bằng khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật được nêu ra trong: A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/ 3/ 1945). B. Chỉ thị "Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/ 8/ 1945). D. Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Câu 77. Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đông minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng? A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. B. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13 đến 15/ 8/ 1945). C. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào. D. Nghị quyết của Ban thường vụ trung ương Đảng họp ngay trong đêm 9/ 3/ 1945. Câu 78. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Đấu tranh vũ trang. B. Đấu tranh bạo lực cách mạng. C. Đấu tranh chính trị. D. Đấu tranh ngoai giao. Câu 79. Tháng 6/ 1945 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu nhất ở Việt Nam? A. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. B. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. C. Nhật kéo vào Lạng Sơn - Việt Nam. D. Nhật đánh chiếm Trung Quốc. Câu 80. Năm 1940 ở Đông Dương thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ nào? A. Đầu hàng Nhật đàn áp nhân dân Đông Dương. B. Đánh bại Nhật đàn áp nhân dân Đông Dương. C. Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nô, phát xít Nhật vào Đông Dương hất cẳng Pháp. D. Cấu kết với Nhật khủng bố nhân dân Đông Dương. Câu 81. Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo, tập hợp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng Pháp. Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kì A. 1930 - 1931. B. 1932 - 1933. C. 1936 - 1939. D. 1939 - 1940. Câu 82. Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để: A. Biến Đòng Dương thành thuộc địa của Nhật. B. Độc quyền chiếm Đông Dương. C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật. D. Làm bàn đạp tấn công nước khác.
  29. Câu 83. Để đối phó với tình hình mới, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách: A. Mở cửa cho Nhật vào Đông Dương. B. Thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thỏa hiệp với Nhật để đàn áp nhân dân ta. C. Thi hành chính sách "Kinh tế chỉ huy". D. Tăng các loại thuế gấp 3 lần. Câu 84. Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944 - 1945? A. Trong tổng số hai triệu người chết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đa số là nông dân. B. Trong tổng số hai triệu người chết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đa số là công dân. C. Trong tổng số hai triệu người chết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đa số là thợ thủ công. D. Trong tổng số hai triệu người chết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đa số là thợ mỏ. Câu 85. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23/ 7/ 1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt. B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương. C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. D. Pháp phải đảm bảo hậu phương an toàn cho người Nhật. Câu 86. Nguyên nhân trực tiếp làm hơn hai triệu người miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 ? A. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay B. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta. C. Thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt. D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét nhân dân ta cung đốn cho Nhật. Câu 87. Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật - Pháp đã dẫn đến hậu quả gì ? A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc. B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, với thực dân Pháp sâu sắc. C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật - Pháp sâu sắc. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc. Câu 88. Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì? A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta. B. Phát triển trồng cây công nghiệp. C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh. D. Phát triển công nghiệp. Câu 89. Tình hình thế giới tháng 6/ 1941 diễn ra như thế nào? A. Chiến tranh thế giới bùng nổ. B. Phát xít Đức tân công Liên Xô. C. Phát xít Đức tấn công Pháp. D. Phát xít Đức tấn công Bỉ Hà Lan. Câu 90. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tổ chức tại đâu? A. Pắc Bó (Cao Bằng). B. Bắc Cạn. C. Bắc Son (Lạng Sơn).
  30. D. Tân Trào (Tuyên Quang). Câu 91. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức trong khoảng thời gian nào? A. Từ 10 đến 15/ 5/ 1941. B. Từ 10 đến 19/ 5/ 1941. C. Từ 10 đến 25/ 5/ 1941. D. Từ 10 đến 29/ 5/ 1941. Câu 92. Từ 10 đến 19/ 5/ 1941, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử nào? A. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. B. Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tổ quốc. C. Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. D. Câu A và C đúng. Câu 93. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì? A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai. Câu 94. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào? A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày. B. Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày. C. Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng đất. D. Thực hiện Người cày có ruộng. Câu 95. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần 8 đề ra khẩu hiệu A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo. B. Người cày có ruộng. C. Giảm tô, giảm tức. D. Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày. Câu 96. Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giảo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn, đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập: A. Mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương. C. Mặt trăn dân chủ thống nhất Đông Dương. D. Mặt trận Việt minh. Câu 97. Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày nào? A. 10/ 5/ 1941. B. 15/ 5/ 1941. C. 19/ 5/ 1941.
  31. D. 29/ 5/ 1941. Câu 98. Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam có tên gọi là: A. Đội du kích Bắc Sơn. B. Đội du kích Ba Tơ. C. Đội du kích Võ Nhai. D. Đội du kích Đình Bảng. Câu 99. Đội du kích Bắc Sơn - Vũ Nhai hợp nhất với đội du kích Thái Nguyên thành A. Việt Nam giải phóng quân. B. Cứu quốc quân. C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Quân đội nhân dân. Câu 100. Đội Cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa A. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ. B. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, C. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân. D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên. Câu 101. Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức cách mạng nào? A. Đội du kích Bắc Sơn. B. Đội Cứu quốc quân. C. Đội du kích Thái Nguyên. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 102. Bản chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân Sắm vũ khí đuổi thù chung là của A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Hồ Chí Minh. C. Tổng bộ Việt Minh. D. Cứu quốc quân. Câu 103. Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản là A. Tiền phong, Dân chúng, Lao động. B. Bạn dân, Tin tức. C. Thanh niên, Nhành lúa. D. Giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam Độc lập. Câu 104. Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9/ 3/ 1945? A. Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh - Mĩ. B. Phe phát xít đang thua to. C. Để độc chiếm Đông Dương. D. Nước Pháp đã được giải phóng. Câu 105. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta là của A. Tổng bộ Việt Minh. B. Hồ Chí Minh.
  32. C. Ban thường vụ Trung ương Đảng. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 106. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là A. Thực dân Pháp. B. Phát xít Nhật. C. Phát xít Pháp - Nhật. D. Phát xít Nhật và đồng minh của Nhật. Câu 107. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta có nội dung cơ bản là gì? A. Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa. B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa. C. Phát động cao trào Kháng Nhật cứu nước. D. Khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 108. Hội nghị quân sự Bắc Kì (15/ 4/ 1945) quyết định những vấn đề gì? A. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. B. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. Câu 109. Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập có nhiệm vụ cơ bản là A. Chỉ huy các chiến khu mật miền Bắc và giúp đỡ toàn quốc về quân sự. B. Thành lập Việt Nam giải phóng quân. C. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. D. Chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh. Câu 110. Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra trong khoảng thời gian A. Từ 9/ 3/ 1945 đến 13/ 8/ 1945. B. Từ 9/ 3/ 1945 đến 30/ 8/ 1945. C. Từ 9/ 3/ 1945 đến 2/ 9/ 1945. D. Từ 14/ 8/ 1945 đến 2/ 9/ 1945. Câu 111. Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì Cao trào kháng Nhật cứu nước? A. Khởi nghĩa Ba Tơ. B. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. C. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói. D. Chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh. Câu 112. Sự kiện nào có liên quan đến việc quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam giải phóng quân A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/ 1941). B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (15/ 4/ 1945). C. Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh (7/ 5/ 1944). D. Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh (12/ 1944).
  33. Câu 113. Ở châu Âu, phát xít Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn và buộc phải đầu hàng không điều kiện với Đồng minh vào ngày A. 8/ 4/ 1945. B. 8/ 5/ 1945. C. 8/ 6/ 1945. D. 8/ 7/ 1945. Câu 114. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày A. 13/ 8/ 1945. B. 14/ 8/ 1945. C. 15/ 8/ 1945. D. 16/ 8/ 1945. Câu 115. Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tế liệt, chính phủ tay sai thân Nhật - Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho A. Hưởng ửng chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói. C. Cao trào kháng nhật cứu nước. D. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Câu 116. Tháng 8/ 1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập đó là A. Sự thất bại của phe phát xít trên chiến trường châu Âu. B. Sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức. C. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. D. Sự thắng lợi của phe Đồng Minh. Câu 117. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15/ 8/ 1945 ở A. Pắc Bó (Cao Bằng). B. Tân Trào (Tuyên Quang). B. Bắc Sơn (Vũ Nhai). D. Phai Khắt (Cao Bằng). Câu 118. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/ 8/ 1945 đã quyết định vấn đề gì? A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Câu 119. Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (Ngày 16/ 8/ 1945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào? A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân. B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân. C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước. D. Các đảng phái đoàn thể tổ chức mặt trận trong cả nước.
  34. Câu 120. Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15/ 8/ 1945). B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16/ 8/ 1945). C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935. D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4/ 1945). Câu 121. Chiều ngày 16/ 8/ 1945 theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chí huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng địa phương nào? A. Giải phóng thị xã Cao Bằng. B. Giải phóng thị xã Thái Nguyên. C. Giải phóng thị xã Tuyên Quang. D. Giải phóng thị xã Lào Cai. Câu 122. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đèn, toàn quốc đồng bào hay đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta ”. Đó là lời kêu gọi của A. Hội nghị toàn quốc của Đáng họp ở Tân Trào (15/ 8 1945). B. Quân lệnh sổ 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa. C. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16/ 8/ 1945). D. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng nghĩa giành chính quyền. Câu 123. “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở A. Hà Nội (19/ 8/ 1945). B. Huế (23/ 8/ 1945). C. Sài Gòn (25/ 8/ 1945). D. Bắc Giang, Hải Dương (18/ 8/ 1945). Câu 124. Bốn địa phương giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cách mạng tháng Tám là A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế. D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Câu 125. "Pháp chạy Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa" được trích trong A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Bản Quân lệnh số 1. C. Tuyên ngôn Độc lập. D. Chỉ thị: Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Câu 126. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?
  35. A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất. B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất. C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ II: Hồng quân Liên Xô và quân Đông minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật.