Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

doc 5 trang thungat 4570
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12_bai_1_su_hinh_thanh_t.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

  1. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào gia đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là gì. a. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước Phát xít. b. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. c. Phân chia thành quả chiến trắng giữa các nước thắng trận. d. Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít. Câu 2. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai A. đã hoàn toàn kết thúc. B. bước vào giai đoạn kết thúc. C. đang diễn ra vô cùng ác liệt. D. bùng nổ và ngày càng lan rộng. Câu 3: Nội dung nào không phải quyết định quan trọng của hội nghị Ianta. a. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản. b. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. c. Hình thành đồng minh chống phát xít. d. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng. Câu 4: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực nào sau đây không thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô? A. Đông Đức. B. Đông Nam Á. C. Đông Âu. D. Bắc Triều Tiên. Câu 5. Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào? A. Liên Xô và Mỹ. B. Mỹ và Anh. C. Liên Xô và Anh. D. Liên Xô và Pháp. Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc là thỏa thuận của Hội nghị? A. Hội nghị Ianta (Liên Xô). B. Hội nghị Pốtxđam (Đức). C. Hội nghị XanPhranxixcô (Mĩ). D. Hội nghị Mátxcơva (Liên Xô). Câu 7. Một trong những mục đích hoạt động chính của tổ chức Liên hợp quốc là A. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 8. Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây? A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á. Câu 9. Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã dẫn tới hệ quả gì? A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm hơn 10 vạn dân thường bị chết. B. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối thoại sang đối đầu và dẫn tới chiến tranh lạnh. C. Hình thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng mở rộng. Câu 10. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây? A. Đông Đức. B. Tây Đức. C. Đông Âu. D. Bắc Triều. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. C. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc. 1
  2. D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 12. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là A. Tổ chức Y tế thế giới. B. Toàn án Quốc tế. C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa. D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh vào đầu năm 1945? A. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít. B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia thành quả chiến thắng. D. Ký hóa ước với các nước bại trận. Câu 14. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực là A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Đức. B. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật. C. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Italia, Anh. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp. Câu 15. “Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc” là mục đích hoạt động của tổ chức nào sau đây? A. Liên minh Châu Âu (EU). B. ASEAN. C. Liên hợp quốc. D. Hội Quốc Liên. Câu 16. Văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc là bản Hiến chương vì A. đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. B. nêu rõ mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. C. quy định tổ chức, bộ máy của tổ chức Liên hợp quốc. D. là cơ sở pháp lí để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc. Câu 17. Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Ban thư kí. B. Đại hội đồng. C. Tòa án Quốc tế. D. Hội đồng Bảo an. Câu 18. Nội dung nào không thể hiện vai trò của Liên hợp quốc? A. Giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế. B. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. C. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, y tế, nhân đạo. D. Khuyến khích các vùng lãnh thổ, tổ chức khu vực tự do hành động. Câu 19. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. được thiết lập trên cơ sở của các nước thắng trận với các nước bại trận. B. do các nước tư bản hoàn toàn thao túng. C. không thỏa mãn được yêu cầu của các bên tham chiến. D. phân chia thành hai cực, hai phe do Mỹ và Liên Xô đứng đầu. Câu 20. Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mỹ và Liên Xô. B. sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc. C. nước Đức là trung tâm sự phân chia giữa các cường quốc. D. sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu. Câu 21. Ngày 24/10/1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc A. được bổ sung, hoàn chỉnh. B. chính thức được công bố. C. chính thức có hiệu lực. D. được chính thức thông qua. Câu 22. Khu vực được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta 2/1945? A. Châu Á, châu Âu. B. Châu Á, châu Phi. 2
  3. C. Châu Âu, châu Mĩ. D. Châu Phi, khu vực Mỹ La tinh. Câu 23. Vì sao trật tự Ianta được gọi là trật tự hai cực? A. Vì hình thành các quốc gia đối lập nhau giữa các khu vực. B. Tạo ra những vùng ảnh hưởng của hai cường quốc Xô-Mỹ tại các khu vực trên thế giới. C. Phân chia thành hai khu vực với sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. D. Phân chia thế giới thành hai hệ thống các nước với chế độ chính trị khác nhau. Câu 24. Nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nghĩa là các vấn đề đưa ra biểu quyết phải A. được sự đồng thuận của 4 nước. B. không nước nào bỏ phiếu chống. C. được sự đồng thuận của 2/3 số nước. D. không nước nào bỏ phiếu trắng. Câu 25. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) có hạn chế gì? A. Quá bất công với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa. B. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản. C. Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối. D. Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ. Câu 26. Việc triệu tập Hội nghị Ianta và một trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế? A. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh. B. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh. C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc D. Thái độ coi thường của các nước lớn với các dân tộc nhược tiểu. Câu 27. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội các nước Đồng minh kéo vào nước ta dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật vì A. âm mưu của các nước nhằm xâm lược Việt Nam. B. theo đề nghị giúp đỡ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. theo Hội nghị Ianta (2/1945), Việt Nam vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. D. Hội nghị Pốtxđam (1945) qui định quyền giải giáp quân đội Nhật thuộc về Anh và Trung Hoa Dân quốc. Câu 28. Vấn đề quan trọng nhất khiến Hội nghị Ianta (2/1945) diến ra căng thẳng, quyết liệt là A. trừng phạt đối với các nước phát xít bại trận. B. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. C. thỏa thuận tiêu diệt phát xít Đức và Nhật Bản. D. tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh. Câu 29. Năm 2008 - 2009 Việt Nam có đóng góp quan trọng nào đối với Liên hợp quốc? A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương, các nghị quyết của Liên hiệp quốc. B. Trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. C. Đóng góp trong nhiều lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực. D. Tham gia vào diễn đàn vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 30: Việt Nam từ khi ra nhập tổ chức Liên hợp quốc đã có những đóng góp như thế nào. a.Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc. b. Trở thành uy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008-2009. c. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc. d. Có những đóng góp vào việc thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng. Chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em. Câu 31. Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)? A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước. B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. 3
  4. C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu. D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc. Câu 32. Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã có quyết định nào gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? A. Đồng ý cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. B. Liên Xô không được đưa quân vào Đông Dương. C. Một vài đảng phái người Việt thân Trung Hoa Dân quốc được phép tham gia chính phủ ở Việt Nam. D. Các nước phương Tây vẫn được duy trì phạm vi ảnh hưởng. Câu 33. Cam kết nào sau đây là một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật vào năm 1945 A. Mỹ và các nước Đồng minh ký cam kết không tấn công Liên Xô. B. Khôi phục lại quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). C. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. D. Toàn quyền chiếm đóng nước Đức. Câu 34. Nhận xét nào sau đây thể hiện mối quan hệ hợp tác của Liên hợp quốc với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? A. Hợp tác theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả. B. Giúp đỡ giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh. C. Viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa. D. Thúc đẩy cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Câu 35: Hãy đánh giá về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay. a. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. b. Thúc đấy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực. c. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏa loài người. d. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo Câu 36. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vecsxai - Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta? A. Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc. B. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới. C. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập. D. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập. Câu 37. Liên bang Nga là ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền A. biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. B. phủ quyết những những vẫn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. C. biểu quyết và phủ quyết những những vẫn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. D. can thiệp vào tất cả các vấn đề ở các nước và khu vực khác nhau trên thế giới. Câu 38. Nhận xét nào dưới đây đúng về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay? A. Trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe của loài người. D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo. Câu 39. Nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc dưới đây được Đảng ta vận dụng để giải quyết vấn đề Biến Đông hiện nay? A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau. 4
  5. D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Câu 40. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945? A. Việt Nam không phải chịu tác động của cuộc đối đầu Xô - Mỹ. B. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo điều kiện để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa. C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ của tổ chức Liên hợp quốc. D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. 5