Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Tuần 31

doc 6 trang thungat 8100
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12_tuan_31.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Tuần 31

  1. BÀI TẬP MÔN LỊCH SỬ 12 (TUẦN 31) Câu 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam ra đời sau: A. thất bại của Chiến tranh đặc biệt. B. cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu ở Sài Gòn. C. phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam Việt Nam. D. khi Kennơđi bị ám sát và Giônxơn lên làm Tổng thống Mĩ. Câu 2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được Mĩ tiến hành ở miền Nam đồng thời A. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. B. mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. C. tăng cường chiến tranh xâm lược sang Lào. D. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Campuchia. Câu 3. Lực lượng giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là A. quân đội Sài Gòn. B. quân viễn chinh Mĩ. C. quân đồng minh Mĩ. D. quân đội Sài Gòn và quân đồng minh của Mĩ. Câu 4. Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” diễn ra ở Vạn Tường - Quãng Ngãi (1965) nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? A. Đơn phương. B. Đặc biệt. C. Cục bộ. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 5. Cuộc hành quân lớn nhất của Mĩ trong đợt phản công chiến lược mùa khô 1966-1967 vào Đông Nam Bộ có tên là A. Atơnbôrơ. B. Xêđanphôn. C. Gian Xơnxiti. D. Ánh sáo sao. Câu 6. Chiến thắng nào của quân và dân miền Nam Việt Nam trong 1965 đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Vạn Tường. B. Ấp Bắc. C. Bình Giã. D. Ba Gia. Câu 7. Thực hiện “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ hướng tới mục tiêu A. giành lại thế chủ động. B. ngăn chặn chi viện từ miền Bắc. C. thay dần quân đội Sài Gòn D. tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh. Câu 8. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở màn sự thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ? A. Ấp Bắc (2/1/1963).
  2. B. Vạn Tường (18/8/1965). C. Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968. D. Cuộc tiến công chiến lược 1972. Câu 9. Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) ở miền Nam Việt Nam là A. quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ. B. quân đội Sài Gòn, quân một số nước đồng minh của Mĩ. C. quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ. D. quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Câu 10. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải A. hoàn toàn rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. B. kí vào bản dự thảo do phái đoàn Việt Nam đưa ra tại hội nghị Pải. C. chuyển giao toàn bộ quyền chỉ huy quân đội cho chính quyền Sài Gòn. D. ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Câu 11. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là A. đều được tiến hành bằng quân đội Mỹ. B. đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. D. đều tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ? A. chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới. C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. D. lực lượng quân đội để tiến hành các chiến lược chiến tranh. Câu 13. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 là gì? A. Do sự bỏ rơi của Mỹ. B. Do mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn. C. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình. D. Mỹ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các lĩnh vực. Câu 14. Sau năm 1954, âm mưu của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là A. biến miền Nam Việt Nam thành thị trường của Mỹ. B. biến miền Nam Việt Nam thành “ sân sau" của Mỹ. C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. D. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Câu 15. Từ năm 19961 -1965, ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược A. “Chiến tranh một phía”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Chiến tranh cục bộ”.
  3. D. “Việt Nam hoá chiến tranh”. Câu 16. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. “dùng người Việt đánh người Việt”. B.dùng người Mỹ để tiến hành chiến tranh. C. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. D. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Câu 17. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn vì A. Mỹ-Diệm ra luật 10/59, đẩy mạnh “diệt cộng”, “tố cộng”. B. lực lượng cách mạng miền Nam chưa lớn mạnh. C. miền Bắc chưa kịp chi viện cho miền Nam. D. Mỹ tăng cường đưa quân Mỹ vào miền Nam. Câu 18. Nguyên nhân sâu xa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là A. chính quyền Mỹ-Diệm đã suy yếu. B. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh. C. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mỹ-Diệm gay gắt hơn bao giờ hết. D. Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) quyết định dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm. Câu 19. Cách mạng miền Nam chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, gắn liền với thắng lợi của A. phong trào “Đồng khởi” (1959-1960). B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D. việc ký kết Hiệp định Pari (1973). Câu 20. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Đương hoá chiến tranh” là A. rút dần quân Mĩ. B. đề ra Học thuyết Nich xơn. C. tận dụng người Đông Dương vì mục đích thực dân mới của Mĩ. D. dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Câu 21. Trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, lực lượng quân đội Mĩ có vai trò A. cố vấn và chỉ huy. B. quân độ Mĩ là chủ yếu. C. phối hợp hoả lực, không quân. D. tham gia chiến đấu cùng với quân đội Sài Gòn. Hạn chế lớn nhất làm mục tiêu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân ( 1968 ) không đạt được là gì ? A. Do tư tưởng nóng vội , muốn giành thắng lợi lớn để kết thúc chiến tranh sớm B. Ta chủ quan trong việc đánh giá cao lực lượng của ta , đánh giá thấp lực lượng của địch C. Chỉ đạo kém linh hoạt khi tình hình thay đổi D. Lực lượng địch còn đông, cơ sở ở thành thị còn mạnh
  4. Để lấy cớ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, đế quốc Mĩ đã làm gì? A. Ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc. B. Dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để thuyết phục Quốc hội Mĩ. C. Trả đũa việc quân ta tấn công tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku. D. Trả đũa việc ta bắn cảnh cáo tàu chiến Mĩ xâm phạm vùng biển Miền Bắc. Câu 23. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng những lực lượng chủ yếu nào? A. Không quân và lục quân. B. Không quân và bộ binh. C. Không quân và hải quân. D. Không quân và pháo binh. Câu 24. Trong kháng chiến chống Mĩ, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo A. dãy núi Trường Sơn. B. phía đông dãy núi Trường Sơn. C. phía Tây dãy núi Trường Sơn. D. dãy núi Trường Sơn qua Lào và Campuchia. Câu 25. ‘Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” là tinh thần của hậu phương miền Bắc chi viện cho A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. B. nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ. C. chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975. D. nhân dân Nam bộ và Nam trung bộ kháng chiến chống Pháp. Câu 26. Thắng lợi trên mặt trận chính trị trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”? A. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương. B. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập. C. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình được thành lập. D. Cuộc vận động thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 27. Cuộc tiến công chiến lược 1972 có hướng tiến công chủ yếu vào A. Quảng Trị, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ, Quảng Nam. C. Quảng Bình, Huế. D. Quảng Bình, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 28. Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 29.Trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, lực lượng quân đội Mĩ có vai trò
  5. A. cố vấn và chỉ huy. B. quân độ Mĩ là chủ yếu. C. phối hợp hoả lực, không quân. D. tham gia chiến đấu cùng với quân đội Sài Gòn. Câu 30. Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện qua việc sử dụng chiến thuật A. dồn dân lập “ấp chiến lược”. B. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. C. tiến hành “bình định” vùng tạm chiếm. D. “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh” Việt cộng. Câu 31. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hậu phương miền Bắc có vai trò quan trọng nào sau đây? A. Đáp ứng yêu cầu của nhân dân Miền Nam. B. Đáp ứng yêu cầu chiến đấu của nhân dân Miền Nam. C. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhân dân Miền Nam. D. Đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến ở chiến ở cả hai miền. Câu 32. Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là gì? A. Tăng số lượng quân nguỵ B. Rút dần quân Mĩ về nước. C. Cô lập cách mạng Việt Nam . D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành xâm lược Lào, Campuchia. Câu 33. Trong cuộc đấu tranh chính trị chống “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất là A. nông dân. B. tăng ni, phật tử. C. công nhân, nông dân. D. học sinh, sinh viên. Câu 34. Điểm khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là gì? A. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ B. Có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mĩ C. Sử dụng lực lượng chủ yếu là nguỵ quân D. Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. Câu 35. Ý nghĩa nào dưới đây không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công chiến lược 1972? A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh Việt Nam. C. Buộc Mĩ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc 12 ngày đêm. D. Giáng một đòn nặng nề vào nguỵ quân và quốc sách “bình định”của “Việt Nam hoá chiến tranh”. Câu 36. Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược” tìm diệt” và bình định” của Mỹ?
  6. A. Chiến thắng Núi Thành B. Chiến thắng Đồng Xoài. C. Chiến thắng Vạn Tường D. Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967 Câu 37. Trong những năm 1969-1973 chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ được thực hiện trên phạm vi : A.Trên cả nước Việt Nam B. Miền Nam Việt Nam C.Trên toàn Đông Dương D. Việt Nam và Lào Câu 38. Cuộc Tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố " Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược? A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dây mùa Xuân 1975. C. Cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972. D. Trong trận " Điện Biên Phủ trên không" cuối 1972. Câu 39. Điểm giống nhau cơ bản trong các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là gì? A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân. C. Đều là loại hình chiến tranh tổng lực. D. Đều là loại hình chiến tranh toàn diện. Câu 40. Hạn chế lớn nhất làm mục tiêu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân ( 1968 ) không đạt được là gì ? A. Do tư tưởng nóng vội , muốn giành thắng lợi lớn để kết thúc chiến tranh sớm B. Ta chủ quan trong việc đánh giá cao lực lượng của ta , đánh giá thấp lực lượng của địch C. Chỉ đạo kém linh hoạt khi tình hình thay đổi D. Lực lượng địch còn đông, cơ sở ở thành thị còn mạnh .