Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 10 - Bài 29

docx 13 trang thungat 2490
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 10 - Bài 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_10_bai_29.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 10 - Bài 29

  1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của virut? A. Virut đã có cấu trúc tế bào B. Virut chưa có cấu trúc tế bào C. Virut chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic D. Cả B và C Câu 2: Hệ gen của virut là A. ADN hoặc ARN B. ADN, ARN, protein C. ARN, protein D. Nucleocapsit Câu 3: Capsome là A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein B. Các phân tử axit nucleic C. Vỏ bọc ngoài virut D. Nucleocapsit Câu 4: Vỏ ngoài của virut là A. Vỏ capsit B. Các gai glicoprotein C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit D. Nucleocapsit Câu 5: Virut trần là virut không có A. Vỏ capsit B. Vỏ ngoài C. Các gai glicoprotein D. Cả B và C Câu 6: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc? A. Virut không có cấu trúc tế bào B. Virut có cấu tạo quá đơn gairn chỉ gồm axit nucleic và protein C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ D. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài Câu 7: Virut có cấu trúc xoắn A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome Câu 8: Điều nào sau đây là đúng về cấu trúc sống của virut? A. Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống B. Ngoài tế bào chủ, virut như một thể vô sinh C. Virut là một dạng sinh vật đặc biệt, chúng luôn có biểu hiện của sự sống D. Cả A và B Câu 9: Điều nào sau đây là sai về virut? A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử
  2. D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut Câu 10: Phago ở E. coli là virut A. Kí sinh ở vi sinh vật B. Kí sinh ở vi sinh vật và người C. Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người D. Kí sinh ở thực vật, động vật và người Câu 11: Các đơn vị protein liên kết với nhau tạo nên A. capsome B. vỏ ngoài C. glicoprotein D. nucleocapsit Câu 12: Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn? A. Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet B. Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại C. Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại Câu 13: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành A. nucleocapsit B. glicoprotein C. capsome D. lớp lipit kép Đáp án Câu 1: A. Virut đã có cấu trúc tế bào Câu 2: A. ADN hoặc ARN Câu 3: A. các phân tử protein Câu 4: C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit Câu 5: B. Vỏ ngoài Câu 6: C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ Câu 7: B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic Câu 8: D. Cả A và B Câu 9: D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut Câu 10: A. Kí sinh ở vi sinh vật Câu 11: A. capsome Câu 12: D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại Câu 13: C. capsome Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Câu 1: Tại sao người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản đối với virut? A. Virut không phải là sinh vật B. Virut chưa có cấu tạo tế bào C. Virut chỉ nhân lên khi ở trong tế bào chủ D. Cả A, B và C Câu 2: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định? A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể treen bề mặt của tế bào chủ B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ C. Virut không có cấu tạo tế bào D. Cả A và B Câu 3: Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ? A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
  3. B. Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ C. Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ D. Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào Câu 4: Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ? A. hấp thụ B. xâm nhập C. sinh tổng hợp D. lắp ráp E. phóng thích Câu 5: Điều nào sau đây là đúng với sự sinh tổng hợp của virut? A. Virut sử dụng enzim của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình B. Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình C. Một số virut có enzim riêng tham gia vafp quá trình nhân lên của mình D. Cả A, B và C Câu 6: HIV là A. Virut gây suy giảm khả năng kháng bệnh của người B. Bệnh nguy hiểm nhất hiện nay vì chưa có thuốc phòng cũng như thuốc chữa C. Virut có khả năng phá hủy một số loại tế bào của hệ thống miễn dịch của cơ thể D. Cả A và C Câu 7: Khi ở trong tế bào limpho T, HIV A. Là sinh vật B. Có biểu hiện như một sinh vật C. Tùy từng điều kiện, có thể là sinh vật hoặc không D. Là vật vô sinh Câu 8: Virut bám được vào tế bào chủ là nhờ A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ B. Các thụ thể mới được tạo thành trên bề mặt tế bào chủ do virut gây cảm ứng C. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên vỏ ngoài của virut D. Cả A, B và C Câu 9: Ý nào sau đây là sai? A. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV B. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV D. Cả A và B Câu 10: Khi cơ thể đã bị nhiễm HIV nhưng không biểu hiện triệu chứng gì là đặc điểm của A. dinh dưỡng cửa sổ B. giai đoạn không triệu chứng C. giai đoạn biểu hiện triệu chứng D. A hoặc B Câu 11: Điểm nào sau đây là đúng khi nói về việc phòng trừ bệnh do HIV gây ra? A. Chưa có vacxin phòng HIV B. Chưa có thuốc đặc trị C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu D. Cả A, B và C Đáp án Câu 1: D. Cả A, B và C Câu 2: D. Cả A và B Câu 3: A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ Câu 4: C. sinh tổng hợp Câu 5: D. Cả A, B và C Câu 6: D. Cả A và C Câu 7: B. Có biểu hiện như một sinh vật Câu 8: A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ
  4. Câu 9: C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV Câu 10: D. A hoặc B Câu 11: C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut kí sinh ở thực vật? A. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật B. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật D. Cả A, B và C Câu 2: Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virut. Lí do cốt lõi là vì A. Các biện pháp này dễ làm, không tốn nhiều công sức B. Chưa có thuốc chống virut kí sinh ở thực vật C. Thuốc chống virut kí sinh ở thực vật có giá rất đắt D. Cả A, B và C Câu 3: Virut kí sinh ở côn trùng là A. Virut có vật chủ là côn trùng B. Bám trên cơ thể côn trùng C. Chỉ kí sinh ở côn trùng D. Cả B và C Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây? A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người? A. Sống cách li hoàn toàn với động vật B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut Câu 6: Inteferon có những khả năng nào sau đây? A. Chống virut B. Chống tế bào ung thư C. Tăng cường khả năng miễn dịch D. Cả A, B và C Câu 7: Điều nào sau đây không đúng về gen IFN? A. Tế bào của người có gen IFN B. Hệ gen của phago λ không chứa gen IFN C. Có thể sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN vào hệ gen của virut D. Trong sản xuất inteferon, người ta găn gen IFN vào hệ gen của vi khuẩn
  5. Câu 8: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut? A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut Đáp án Câu 1: C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật Câu 1: B. Chưa có thuốc chống virut kí sinh ở thực vật Câu 1: A. Virut có vật chủ là côn trùng Câu 1: D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng Câu 1: A. Sống cách li hoàn toàn với động vật Câu 1: D. Cả A, B và C Câu 1: D. Trong sản xuất inteferon, người ta găn gen IFN vào hệ gen của vi khuẩn Câu 1: C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên D. Cả A, B và C Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói tác nhân gây bệnh truyền nhiễm? A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut Câu 3: Bệnh HIV/AIDS truyền từ mẹ sang con theo con đường A. Truyền dọc, do động vật trung gian mang virut HIV từ mẹ truyền sang con B. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang thai qua nhau thai C. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang con qua sữa mẹ hoặc do tác động gì đó khi mẹ sinh con D. Cả A, B và C Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người? A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B, viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần kinh. Câu 5: Miễn dịch là A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
  6. C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh D. Cả A, B và C Câu 6: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây? A. Có tính bẩm sinh B. Là miễn dịch học được C. Có tính tập nhiễm D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh Câu 7: Miễn dịch đặc hiệu A. Có tính bẩm sinh B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại C. Có tính tập nhiễm D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên Câu 8: Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch? A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu B. Có sự hình thành kháng nguyên C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut D. Có sự hình thành kháng thể Câu 9: Có hiện tượng, trong môi trường sống của một người có nhiều vi sinh vật gây một loại bệnh nhưng người đó vẫn sống khỏe mạnh. Giải thích nào sau đây là đúng với hiện tượng này? A. Con đường xâm nhập thích hợp của loại vi sinh vật đó đã bị ngăn chặn B. Số lượng vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể của người đó không đủ lớn C. Người đó có khả năng miễn dịch đối với loại bệnh do vi sinh vật đó gây ra D. Cả A, B và C Câu 10: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây? A. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh B. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da D. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh qua da Đáp án Câu 1: B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác Câu 1: A. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut Câu 1: D. Cả B và C Câu 1: A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp Câu 1: B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh Câu 1: A. Có tính bẩm sinh Câu 1: C. Có tính tập nhiễm Câu 1: D. Có sự hình thành kháng thể Câu 1: D. Cả A, B và C Câu 1: C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10: Ôn tập chương 3 Câu 1: HIV có thể tấn công tế bào A. thần kinh B. niêm mạc ruột
  7. C. limpho T4 D. xương Câu 2: Bệnh không phải do virut gây ra là bệnh A. viêm não Nhật Bản B. cúm C. đái tháo đường D. viêm gan B Câu 3: Bệnh viêm não Nhật Bản có vật trung gian truyền bệnh là A. muỗi B. ruồi C. chuột D. chim di cư Câu 4: Virut sẽ xâm nhập vào tế bào nếu trên bề mặt tế bào đó có A. thụ thể đặc biệt B. kháng thể đặc hiệu C. ARN đặc thù D. kháng nguyên tương ứng Câu 5: Câu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh truyền nhiễm A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh C. Khi có con đường câm nhiễm thích hợp thì tác nhân gây bệnh mới có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ D. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh Câu 6: Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm là A. viêm gan A B. bạch tạng C. cúm D. lao Câu 7: Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào sau đây? A. con đường tiêu hóa B. con đường máu C. con đường hô hấp D. con đường tình dục Câu 8: Ý nào sau đây có nội dung không đúng khi nói về miễn dịch dịch thể? A. Có sự tham gia của các tế bào limpho T bình thường B. Có sự sản xuất kháng thể C. Mang tính chất bẩm sinh D. Không có sự tham gia của các tế bào limpho T độc Câu 9: Điều nào sau đây không đúng với inteferon? A. có phân tử lượng lớn B. có đơn phân là axit amin C.có khả năng chống virut D. có đơn phân là axit nucleic Câu 10: Sơ đồ nào sau đây là đúng với quy trình sản xuất inteferon? (1) Gắn IFN vào ADN phago tạo ra phago tái tổ hợp (2) Nhiễm phago tái tổ hợp vào E. coli (3) Nuôi E. coli nhiễm phago tái tổ hợp trong một nồi lên men (4) Tách gen IFN ở người Phương án đúng là A. 4 → 1 → 2 → 3 B. 3 → 2 → 4 → 1 C. 4 → 2 → 3 → 1 D. 3 → 4 → 2 → 1 Câu 11: Mục đích của việc tiêm vacxin phòng bệnh là gì? A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh Câu 12: Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây? A. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào B. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào C. Qua dung hợp tế bào D. Cả A, B và C
  8. Đáp án Câu 1: C. limpho T4 Câu 2: C. đái tháo đường Câu 3: D. chim di cư Câu 4: A. thụ thể đặc biệt Câu 5: B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh Câu 6: B. bạch tạng Câu 7: C. con đường hô hấp Câu 8: C. Mang tính chất bẩm sinh Câu 9: D. có đơn phân là axit nucleic Câu 10: A. 4 → 1 → 2 → 3 Câu 11: B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể Câu 12: B. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào Đề kiểm tra Sinh học 10 Học kì 2 (có đáp án) Câu 1: Một tế bào sinh dục đực sơ khai từ vùng sinh sản chuyển qua vùng chín đã trải qua 10 lần phân bào. Các tế bào con sinh ra sau cả quá trình đó đều tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực. Số giao tử được sinh ra là A. 1024 B. 512 C. 2048 D. 4096 Câu 2: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. tế bào hợp tử B. tế bào sinh dưỡng C. tế bào sinh dục sơ khai D. tế bào chín sinh dục Câu 3: Quá trình nguyên phân có thể xảy ra ở những loại tế bào nào sau đây? (1) Tế bào hợp tử (2) Tế bào sinh dưỡng (3) Tế bào sinh dục sơ khai (4) Tế bào phôi A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (3), (4) D. (1), (4) Câu 4: Ở những loài sinh sản vô tính, cơ chế nào sau đây giúp duy trì bộ NST lưỡng bội của loài? A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 5: Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ chế nào sau đây giúp duy trì bộ NST lưỡng bội của loài? A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 6: Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? A. Đường trong kẹo trực tiếp ăn mòn răng trẻ B. Đường trong kẹo lên men tạo axit lactic ăn mòn răng trẻ C. Đường trong kẹo lên men tạo etanol ăn mòn răng trẻ D. Đường trong kẹo lên men tạo ra con sâu răng ăn mòn răng trẻ
  9. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật? A. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi B. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp C. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau D. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng Câu 8: Những sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng? A. Tảo, các vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp B. Nấm và tất cả vi khuẩn C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Tảo, thực vật, các vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp Câu 9: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại? A. tảo đơn bào B. vi khuẩn nitrat hóa C. vi khuẩn lưu huỳnh D. vi khuẩn sắt Câu 10: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon từ CO2được gọi là: A. quang dị dưỡng B. hóa dị dưỡng C. quang tự dưỡng D. hóa tự dưỡng Câu 11: Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử được gọi là A. Lên men B. Hô hấp hiếu khí C. Hô hấp D. Hô hấp kị khí Câu 12: Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là A. hô hấp hiếu khí B. hô hấp kị khí C. đồng hóa D. lên men Câu 13: Vi khuẩn axetic là tác nhân của quá trình nào sau đây? A. Biến đổi axit axetic thành glucozo B. Chuyển hóa rượu thành axit axetic C. Chuyển hóa glucozo thành rượu D. Chuyển hóa glucozo thành axit axetic Câu 14: Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây? (1) Làm tương (2) Muối dưa (3) Muối cà (4) Làm nước mắm (5) Làm giấm (6) Làm rượu (7) Làm sữa chua A. (1), (2), (3) B. (4), (5), (6), (7) C. (2), (3), (7) D. (1), (3), (2), (7) Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau đây Rượu etanol + O2 → (X) + H2O + năng lượng Chất X là A. axit lactic B. dưa muối C. sữa chua D. axit axetic Câu 16: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
  10. A. Thời gian thế hệ B. Thời gian sinh trưởng C. Thời gian sinh trưởng và phát triển D. Thời gian phát triển Câu 17: Một loài vi sinh vật có thời gian thế hệ là 30 phút sống trong môi trường A. Số tế bào tạo ra từ 1 tế bào loài trên khi nuôi cấy trong môi trường A sau 3 giờ là bao nhiêu A. 64 B. 32 C. 16 D. 8 Câu 18: Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào? A. pha tiềm phát B. pha cân bằng động C. pha lũy thừa D. pha suy vong Câu 19: Đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật ở pha cân bằng động là A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra C. Số được sinh ra bằng với số chết đi D. Chỉ có chết mà không có sinh ra Câu 20: Cho một số đặc điểm sau: (1) Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới (2) Loại bỏ những chất độc, thải ra khỏi môi trường (3) Không lấy bớt sinh khối vi sinh vật (4) Pha tiềm phát ngắn hoặc không có, tránh được pha suy vong Những đặc điểm nào thuộc về nuôi cấy liên tục A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3) Câu 21: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách A. phân đôi B. tiếp hợp C. nảy chồi D. hữu tính Câu 22: Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính A. vi khuẩn hình que B. vi khuẩn hình cầu C. nấm mốc D. vi khuẩn hình sợi Câu 23: Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật? A. protein B. polisaccarit C. monosaccarit D. phenol Câu 24: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là A. Chất kháng sinh B. Andehit C. Các hợp chất cacbohidrat D. Axit amin Câu 25: Phần lớn chất kháng sinh có nguồn gốc từ dạng vi sinh vật nào sau đây? A. vi khuẩn hình que B. virut C. xạ khuẩn D. nấm mốc Câu 26: Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là A. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ B. Các enzim của chúng để mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao C. Protein của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ ẩm D. Enzim và protein của chúng thích ứng với nhiệt độ cao Câu 27: Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn kí sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại?
  11. A. trong đất ẩm B. trong máu động vật C. trong sữa chua D. trong không khí Câu 28: Điều sau đây không đúng khi nói về virut là A. Là dạng sống đơn giản nhất B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào C. Chỉ cần tạo từ hai thành phần cơ bản: protein và axit nucleic D. Là sinh vật nhỏ nhất Câu 29: Hình thức sống của virut là A. Sống kí sinh không bắt buộc B. Sống hoại sinh C. Sống cộng sinh D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc Câu 30: Đặc điểm sinh sản của virut là A. Sinh sản bằng cách nhân đôi B. Sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ C. Sinh sản hữu tính D. Sinh sản tiếp hợp Câu 31: Nuclocapsit là tên gọi dùng để chỉ A. Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nucleic B. Các vỏ capsit của virut C. Bộ gen chứa ADN của virut D. Bộ gen chứa ARN của virut Câu 32: Trên lớp vỏ ngoài của virut có yếu tố nào sau đây? A. bộ gen B. kháng nguyên C. phân tử ADN D. phân tử ARN Câu 33: Lần đầu tiên, virut được Ivanopxki phát hiện trên A. cây dâu tây B. cây cà chua C. cây thuốc lá D. cây đậu hà lan Câu 34: Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây? A. Dạng que, dạng xoắn B. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que C. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp Câu 35: Virut nào sau đây có dạng khối? A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá B. Virut gây bệnh dại C. Virut gây bệnh bại liệt D. Thể thực khuẩn Câu 36: Virut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn? A. Thể thực khuẩn B. Virut gây cúm C. Virut HIV D. Virut gây bệnh dại Câu 37: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ? A. Giai đoạn xâm nhập B. Giai đoạn sinh tổng hợp C. Giai đoạn hấp thụ D. Giai đoạn phóng thích
  12. Câu 38: Ở giai đoạn xâm nhập cửa vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Virut bám trên bề mặt của tế bào chủ B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ Câu 39: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nucleic và protein. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây? A. Giai đoạn hấp thụ B. Giai đoạn xâm nhập C. Giai đoạn tổng hợp D. Giai đoạn phóng thích Câu 40: Sinh tan là quá trình A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ B. Virut sinh sản trong tế bào chủ C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ Đáp án Câu 1: A. 1024 Câu 2: D. tế bào chín sinh dục Câu 3: A. (1), (2), (3), (4) Câu 4: A. Nguyên phân Câu 5: D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 6: B. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp Câu 7: B. Đường trong kẹo lên men tạo axit lactic ăn mòn răng trẻ Câu 8: A. Tảo, các vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp Câu 9: A. tảo đơn bào Câu 10: D. hóa tự dưỡng Câu 11: B. Hô hấp hiếu khí Câu 12: D. lên men Câu 13: B. Chuyển hóa rượu thành axit axetic Câu 14: C. (2), (3), (7) Câu 15: D. axit axetic Câu 16: A. Thời gian thế hệ Câu 17: A. 64 Câu 18: C. pha lũy thừa Câu 19: C. Số được sinh ra bằng với số chết đi Câu 20: B. (1), (2), (4) Câu 21: A. phân đôi Câu 22: C. nấm mốc Câu 23: D. phenol Câu 24: A. Chất kháng sinh Câu 25: C. xạ khuẩn Câu 26: D. Enzim và protein của chúng thích ứng với nhiệt độ cao Câu 27: C. trong sữa chua Câu 28: D. Là sinh vật nhỏ nhất Câu 29: D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc Câu 30: B. Sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ Câu 31: A. Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nucleic Câu 32: B. kháng nguyên
  13. Câu 33: C. cây thuốc lá Câu 34: D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp Câu 35: C. Virut gây bệnh bại liệt Câu 36: A. Thể thực khuẩn Câu 37: C. Giai đoạn hấp thụ Câu 38: B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ Câu 39: C. Giai đoạn tổng hợp Câu 40: C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ