Bài kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 10

docx 11 trang thungat 2830
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_45_phut_mon_sinh_hoc_lop_10.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 10

  1. 1. Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp : A. Tạp giao B. Lai phân tích C. Phân tích cơ thể lai D. Lai thuận nghịch 2. Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào? A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. B. 100% trung gian. C. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn. D. 3 trội : 1 lặn. 3. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình lặn, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên? A. 2 phép lai B. 3 phép lai C. 4 phép lai D. 1 phép lai 4. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Nếu không phân biệt giới tính, trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau? A. 4 kiểu B. 6 kiểu C. 2 kiểu D. 3 kiểu 5. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Phép lai nàp dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất: A. AABB x AaBb B. AABb x Aabb C. Aabb x aaBb D. AABB x AABb 6. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì Số loại kỉểu hình ở F2 là: A. 9:3:3:1 B. 2n C. (3:1)n D. 3n 7. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết: Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A. 9 B. 6 C. 4 D. 1 8. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Những phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình lục, nhăn ở thế hệ sau: A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb 9. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử: A. 6 B. 8 C. 12 D. 16
  2. 10. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Tỷ lệ kiểu gen ở F2: A. (1:2:1)n B. (1:2:1)2 C. (3:1)n D. 9:3:3:1 11. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết Có thể có bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử trong số cá kiểu gen nói trên? A. 1 B. 5 C. 4 D. 0 12. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Tiến hành lai giữa 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng trơn và lục trơn được F1, cho F1 tự thụ, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính: A. 3 vàng nhăn : 3 lục trơn : 1 vàng trơn : 1 lục nhăn B. 3 vàng trơn : 1 lục nhăn C. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 lục trơn : 1 lục nhăn D. 3 vàng trơn : 1 lục trơn 13. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân ly độc lập là (P:sự phân ly của cặp NST tương đồng; T:tiếp hợp và trao đổi tréo trong cặp NST tương đồng ; N: sự phân ly ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng ) trong giảm phân để tạo ra các giao tử (G:giống nhau trong các tổ hợp gen; K: khác nhau trong các tổ hợp gen) sau đó các giao tử này kết hợp tự do trong quá trình (M: giảm phân;Th: thụ tinh) A. P;K;G B. N;K;Th C. P;G;G D. T;K;Th 14. Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng: A. Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể(NST) tương đồng B. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối C. Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng D. Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh 15. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau: A. 8 kiểu hình : 8 kiểu gen B. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen C. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen D. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen
  3. 22. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: ở F2 số kiểu gen dị hợp là : A. 4n B. 2n C. 3n D. 1 23. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: ở F2 số kiểu gen đồng hợp là: A. (1:1)n B. 4 C. 2n D. 4n 24. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu hình nhiều nhất: A. AaBb x aabb B. Aabb x aaBb C. AaBb x AaBb D. Tất cả đều đúng 25. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Để thu được hạt vàng trơn phải thực hiện giao phấn giữa các cá thể bố mẹ có kiểu gen: A. AaBb x AABB B. aaBB x Aabb C. AABB x aabb D. tất cả đều đúng 26. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Lai phân tích 1 cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vang trơn : 50% lục trơn. Cây đậu Hà Lan đó phải có kiểu gen: A. AABb B. Aabb C. AaBb D. AaBB 27. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết Có thể có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp tử trong số các kiểu gen nói trên? A. 0 B. 4 C. 1 D. 5 QUI LUẬT TƯƠNG TÁC GEN 1. Trong trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản B. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn C. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng của một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng D. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính 2. Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau đây? A. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân. B. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2. C. Đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của các gen liên kết.
  4. D. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST. 3. Những đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ruồi giấm: A. Dễ nuôi và dễ thí nghiệm B.Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều C. Bộ nhiễm sắc thể ít D. Ít biến dị 4. Ở ruồi giấm, bướm tằm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở: A. Cơ thể cái B. Cơ thể đực C. Ở cả hai giới D. 1 trong 2 giới 5. ở ruồi giấm hiện tương trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra ở A. Cơ thể cái mà không xảy ở cơ thể đực B. ở một trong hai giới C. Cơ thể đực mà ở cơ thể cái D. Cơ thể đực và cơ thể cái 6. Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con họ như thế nào? A. 50% con trai bị bệnh. B. 100% con trai bị bệnh C. 25% con trai bị bệnh D. 12,5% con trai bị bệnh. 7. Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen tần số hoán vị gen được tính dựa vào: A. Tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn B. Tổng tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử hoán vị gen và một kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị C. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị D. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị 8. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% B. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp C. Bằng tổng tần số giao tử hoán vị D. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen 9. Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn là: A. Vai trò của ngoại cảnh B. Tính chất của gen
  5. C. Vị trí của gen trên nhiễm sắc thể (NST) D. Vị trí của gen ở trong hai ngoài nhân 10. Để phát hiện ra quy luật kết gen, Moocgan đã thực hiện: A. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn B. Cho F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn tạp giao C. Lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn D. Lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình đen, cánh ngắn và mình xám, cánh dài 11. Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, với mỗi gen quy định 1 tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai (ABD.abd) x (ABD.abd) sẽ có kết quả giống như kết quả của: A. Lai 2 tính trạng B. tương tác gen C. Gen đa hiệu D. Lai 1 tính trạng 12. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm tương đồng của quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn: A. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp qua thụ tinh B. Các gen không nằm trong tế bào chất C. Làm xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp D. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể (NST) 13. Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật? A. Phân li độc lập B. Liên kết gen C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen. 14. Phương pháp lai nào giúp khẳng định một gen quy định 1 tính trạng bất kỳ nằm trên NST thường hay NST giới tính? A. Phân tích kết quả lai dựa trên xác suất thống kê. B. Lai trở lại đời con với các cá thể thế hệ bố mẹ. C. Lai phân tích. D. Hoán đổi vị trí của các cá thể bố mẹ trong các thí nghiệm lai. 15. Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao phối với 1 ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra F1 như thế nào ? A. 100% ruồi đực mắt trắng B. 50% ruồi cái mắt trắng
  6. C. 50% ruồi đực mắt trắng. D. 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng ở cả cái và đực. 16. Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được thế hệ F 1. Đem lai phân tích F1. Kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hoán vị gen? A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 9 : 3 : 3 : 1 C. 3 : 3 : 1 : 1 D. 9 : 6 : 1. 17. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm tương đồng giữa quy luật hoán vị gen và quy luật phân li độc lập: A. Có thể dự đoán được kết quả lai B. Tạo biến dị tổ hợp C. Với F1 dị hợp về 2 cặp gen, F2 sẽ cho 9 loại kiểu gen khác nhau D. Với F1 dị hợp về 2 cặp gen sẽ cho 4 loại giao tử 18. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các crômatit của các cặp NST tương đồng xảy ra ở: A. Kì sau giảm phân thứ I B. Kì đầu của giảm phân thứ I C. Kì đầu của giảm phân thứ II D. Kì giữa của giảm phân thứ I 19. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của hiện tượng hoán vị gen: A. Đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen B. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết D. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 20. Tại sao ở ruồi giấm đực không xảy ra hiện tượng trao đôỉ chéo giưã các crômatit của căp NST tương đồng trong giảm phân nhưng quá trình tạo giao tử vẫn xảy ra bình thường? A. Do qúa trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng xảy ra bình thường ở kì đầu của quá trình giảm phân I B. Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của cặp NST tương đồng vẫn xảy ra ở kì đầu của quá trình giảm phân I C. Do quá trình tiếp hợp giữa các crômatit của cặp NST tương đồng vẫn xảy ra bình thường ở kì sau của quá trình giảm phân I D.Do quá trình phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng ở kì đầu của quá trình giảm phân I
  7. 21. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì? A. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở giới đực và giới cái. B. Các gen nằm trên cùng 1 NST bắt đôi không bình thường trong kỳ đầu của giảm phân I. C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST. D. Trao đổi chéo giữa các cromatit trong NST kép tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH 1. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn trên nhiễm sắc thể (NST) quy định tính trạng thường: A. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX B. Kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch C. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY D. Có hiện tượng di truyền chéo 2. Bệnh di truyền nào dưới đây cho phép người bệnh sống một cuộc sống gần như bình thường: A. Bệnh máu khó đông B. Bệnh teo cơ C. Bệnh mù màu D. Bệnh huyết cầu đỏ hình liềm 3. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi: A. Oatxơn và Cric B. Menđen C. Coren và Bo D. Moocgan 4. Bệnh nào dưới đây ở người gây ra bởi đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể Y: A. Máu khó đông B. Tật dính ngón tay số 2 và số 3 C. Bệnh teo cơ D. Mù màu 5. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là: A. Luôn di truyền theo dòng bố. B. Chỉ biểu hiện ở con đực C. Được di truyền ở giới dị giao tử D. Không phân biệt được gen trội hay gen lặn 6. Hiện tượng con đực mang cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX còn con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở: A. Chim, bướm và một số loài cá B. Động vật có vú C. Bọ nhậy D. Châu chấu, rệp 7. Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính :
  8. A. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính B. Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen C. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi là di truyền liên kết với giới tính 8. Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân? A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai B. bố di truyền tính trạng cho con trai. C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ. D.Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ 9. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể (NST) giới tính X ở người: A. Bố mang gen sẽ di truyền gen bệnh cho một nữa số con gái B. Hôn nhân cận huyết tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện người nữ mắc bệnh C. Bệnh khó biểu hiện ở nữ do đa số ở trạng thái dị hợp D. Bệnh dễ biểu hiện ở người nam 10. Trong di truyền qua tế bào chất A. Vai trò của bố và mẹ là như nhau B.Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục đực C. Vai trò của cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đóng vai trò quyết định D. Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái 11. sự di truyền của các bệnh tật được quy định bởi gen đột biến trên NST Y ở người có đặc điểm như thế nào? A. Tính chất trội hoặc lặn của gen đột biến không có ý nghĩa B.Bố luôn truyền bệnh cho con trai C. Chỉ biểu hiện ở người nam D. Tất cả đều đúng 12. Hịên tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
  9. A. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST X B. Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên các NST thường C. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST Y D. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính 13. ADN ngoài nhân có cấu trúc tương tự: A. rARN B. ADN của vi khuẩn hoặc virut C. ADN ở vùng nhân con D. ADN trong nhân 14. Ý nghĩa trong của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là đối với y học là A. Giúp tư vấn di truyền và dự phòng đối với các bệnh di truyền liên kết với giới tính B. Giúp hạn chế sự xuất hiện trong trường hợp bất thường của cặp NST giới tính C. Giúp hiểu được nguyên nhân và cơ chế gây ra các trường hợp bất thường về số lượng của cặp NST giới tính D. Giúp phân biệt giới tính của thai nhi ở giai đoạn sớm 15. Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp? A. Thân cao x thân thấp và con 50% thân cao: 50% thân thấp B. Bố: Hồng cầu hình liềm nhẹ x Mẹ bình thường và con: 50% hồng cầu hình liềm nhẹ: 50% bình thường. C. Ruồi cái mắt trắng lai với ruồi đực mắt đỏ và con: 50% ruồi đực mắt trắng: 50% ruồi cái mắt đỏ. D. Cả a, b, c. 16. Ở một loài, có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn nhưng tỉ lệ này không phân bố đều ở cá thể đực và cái. Tỉ lệ này xảy ra trong trường hợp : A. Các gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường, gen trội át chế hoàn toàn gen lặn B. Gen nằm ngoài nhân C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y D. Gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, gen trội là trội hoàn toàn 17. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y B. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các nhiễm sắc thể thường
  10. C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính 18. Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch là gì? A. Xác định cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai. B. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân. C. Phát hiện các gen di truyền liên kết với giới tính. D. Cả a, b, c. 19. Phát biểu nào sau đây chưa đúng? A. Di truyền qua NST do gen trong nhân quy định. B. Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong sự di truyền. C. Plasmit ở vi khuẩn chứa gen ngoài NST. D.Đột biến gen có thể xảy ra ở cả gen trong nhân và gen trong tế bào chất. 20. Những tế bào nào dưới đây không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng A. Các tế bào sinh tinh, sinh trứng ở giai đoạn sinh trưởng B. Giao tử bất thường dạng n + 1 C. Tế bào bình thường lưỡng bội D. Giao tử bất thường dạng n - 1 21. Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do: A. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân. B. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp C. Đb bạch tạng do gen trong ti thể D.ĐB bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh. 22. Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính: A. Hội chúng Tớcnơ B. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm C. Bệnh teo cơ D. Hội chứng Claiphentơ 23. Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm như thế nào?
  11. A. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực B. Có hiện tượng di truyền chéo C. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái D. chỉ biểu hiện ở cơ thể XY