Bộ 40 Đề kiểm tra môn Tiếng Việt (Đọc hiểu) Lớp 3

doc 81 trang hoahoa 20/05/2024 4163
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 40 Đề kiểm tra môn Tiếng Việt (Đọc hiểu) Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_40_de_kiem_tra_mon_tieng_viet_doc_hieu_lop_3.doc

Nội dung text: Bộ 40 Đề kiểm tra môn Tiếng Việt (Đọc hiểu) Lớp 3

  1. Họ và tên : Lớp : BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - 1 I. ĐỌC HIỂU NHỮNG ĐIỀU LÍ THÚ VỀ TÊN NGƯỜI Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người. Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp. Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc. Theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hi vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công. (Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài) Câu 1: Theo bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì: A. Tên địa danh B. Tên riêng C. Tên đệm Câu 2: Khi đặt tên, người Nga thường gồm có những bộ phận gì ở trong tên? A. Họ, tên, tên đệm B. Họ, tên, phụ danh C. Phụ danh, tên đệm Câu 3: Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ đã lấy tên cha để: A. làm tên cho con B. làm họ cho con C. không để làm gì cả Câu 4: Một số người dân vùng nào lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái? A. Hà Tây B. Cao Bằng C. Lạng Sơn Câu 5: Ai là người đã đặt tên cho em? Tên của em có ý nghĩa gì? 1
  2. Câu 6: Đọc đoạn văn, viết từ ngữ được gạch chân vào nhóm thích hợp: Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó(1) thành từng bó(2), ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền. -Từ ngữ chỉ sự vật: -Từ ngữ chỉ hoạt động: -Từ ngữ chỉ đặc điểm: Câu 7: Gạch dưới những hình ảnh so sánh có trong khổ thơ sau: Quê hương là con diều biếc Quê hương là con đò nhỏ Tuổi thơ con thả trên đồng Êm đềm khua nước ven sông. Trong khổ thơ trên, em tìm và ghi lại: - Từ ngữ chỉ sự vật: - Từ ngữ chỉ hoạt động: - Từ ngữ chỉ đặc điểm: Câu 8: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm: Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra [ ]Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện: - Bố có mua quà cho con không ạ [ ] - Có, bố có quà cho các con đây [ ] Bỗng cu Hùng hét toáng lên : - Ôi con rắn [ ] Con rắn to quá [ ] Nó có cắn con không hả bố [ ] - Không, đó là con rắn giả đấy [ ] bố mua cho Hùng để Hùng chơi [ ] Câu 9: Đặt câu sử dụng cặp từ trái nghĩa: a, sáng – tối b, gầy – béo 2
  3. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 2 I. ĐỌC HIỂU CƠN DÔNG Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp.Gió càng thổi mạnh, ầm ầm ù ù. Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống. Trời mỗi lúc một tối sầm lại. Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió mãnh liệt. Những tia chớp xé rách bầu trời đen kịt, phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa. Một lúc sau gió dịu dần, mưa tạnh hẳn. Trên ngọn đa, mấy con chim chào mào xôn xao chuyền cành nhảy nhót, hót líu lo. Nắng vàng màu da chanh phủ lên cây một thứ ánh sáng dịu mát, trong suốt, lung linh. (Đoàn Giỏi) Câu 1: Bài văn miêu tả cảnh vào thời điểm nào? A. trong cơn dông B. bắt đầu cơn dông đến lúc hết C. sau cơn dông Câu 2: Dấu hiệu nào cho thấy cơn giông rất lớn? A. Gió thổi mạnh, sóng chồm lên, cây cối quằn lên, vặn xuống, sấm sét vang trời B. Vũ trụ quay cuồng C. Cả hai đáp án trên Câu 3: Hình ảnh “Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống.” nói lên điều gì? A. Cây đa rất to lớn. B. Cây đa rất đau đớn vì mưa giông. C. Mưa giông to đến nỗi làm cả cây cổ thụ cũng phải lay chuyển. Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những giác quan nào khi miêu tả cơn dông? A. Thính giác, khứu giác B. Thị giác, khứu giác C. Thị giác, thính giác Câu 5: Câu: “Trời mỗi lúc một tối sầm lại.” thuộc kiểu câu: A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm Câu 6: Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu: 3
  4. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa. Câu 7: Viết các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: dông, lốc, tối sầm, đen sì, chớp, sấm, bồng bềnh, cầu vồng, bão, mây, sáng lóe - Tự ngữ chỉ hiện tượng thiên nhiên: . - Từ ngữ chỉ đặc điểm: . Câu 8: Khoanh vào chữ đặt trước câu cảm, gạch dưới câu khiến trong các câu sau: a, Nhìn kìa! Cơn dông to quá! b, Chạy nhanh lên đi, cơn dông ập tới rồi. c, Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng! d, Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé! Câu 9: Chuyển câu kể dưới đây thành câu cảm và câu khiến: a, Minh chơi đá bóng. - Câu cảm : - Câu khiến: b, Lan viết đẹp. - Câu cảm : - Câu khiến: Câu 10: Đặt câu cảm có chứa các từ: - cầu vồng: - mưa đá: - sét: Câu 11: Viết đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia. 4
  5. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 3 I. ĐỌC HIỂU QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. (Thạch Lam) Câu 1: Trong bài, tác giả giới thiệu “quà của đồng nội” là gì? A. Cánh đồng xanh B. Cốm C. Bông lúa non Câu 2: Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội? A. Vì cốm dẻo và thơm ngon. B. Vì cốm có mùi thơm của sữa và hoa cỏ. C. Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Câu 3: Em hiểu cụm từ “truyền từ đời này sang đời khác” xuất hiện trong bài có nghĩa là gì? A. Nghề nghiệp được truyền đi rộng rãi trong cộng đồng. 5
  6. B. Những người trong gia đình, dòng họ truyền lại nghề cho con cháu nhiều đời sau. C. Trong gia đình ai cũng biết làm cốm. Câu 4: Câu nêu hoạt động là: A. Các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. B. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại. C. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm? A. thanh nhã, mùi thơm, trong sạch B. sự bí mật, dẻo, thơm C. tinh khiết, bát ngát, giản dị Câu 6: Những câu nào có hình ảnh so sánh? A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. B. Những hạt lúa non thơm mát như dòng sữa non của mẹ. C. Bông lúa cong xuống như lưỡi liềm. Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau: a, Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non. b, Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về.” . Câu 8: Viết lại những tên riêng có trong bài. Câu 9: Đặt câu câu có sử dụng hình ảnh so sánh. Câu 10: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật thiên nhiên em yêu thích. 6
  7. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 4 I. ĐỌC HIỂU DŨNG SĨ RỪNG XANH Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác. Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”. (Theo Thiên Lương) Câu 1: Đoạn văn tả con vật nào? A. khỉ B. chim C. đại bàng Câu 2: Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì? A. Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe B. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe C. Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe 7
  8. Câu 3: Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì? A. Bầy khỉ là kẻ thù của đại bàng. B. Vì bầy khỉ định phá tổ của đại bàng. C. Đại bàng muốn khẳng định sức mạnh của bản thân. Câu 4: Vì sao đại bàng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”? A. Vì đại bàng có sức khỏe tung hoành với chiếc mỏ nhọn và móng vuốt sắc. B. Vì đại bàng chiến đấu với kẻ thù nào cũng giành chiến thắng. C. Vì đại bàng to lớn, cao khỏe. Câu 5: Âm thanh nào trong bài được so sánh với âm thanh của dàn nhạc giao hưởng? A. Tiếng gió rít trong không khí. B. Tiếng vỗ cánh của đại bàng. C. Tiếng kêu của đại bàng. Câu 6: Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu sau: Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Câu 7: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong đoạn thơ sau: Núi cao ngủ giữa chăn mây Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh (Quang Huy) Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong đoạn thơ sau: Cứ vào mùa đông Khi vào mùa nóng Gió về rét buốt Tán lá xoè ra Cây bàng trụi trơ Như cái ô to Lá cành rụng hết Đang làm bóng mát. Chắc là nó rét! (Xuân Quỳnh) Câu 9: Đặt câu hỏi Khi nào? / Ở đâu? thích hợp cho bộ phận in đậm trong câu sau: a, Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. 8
  9. b, Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. Câu 10: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm. gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập, gia chủ Câu 10: Viết đoạn văn kể một việc em làm cùng các bạn và thấy rất vui. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 5 I. ĐỌC HIỂU CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. 9
  10. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. Câu 1: Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào? A. lạnh nhạt B. tệ bạc, thờ ơ C. ghen ghét nhau. D. hòa thuận. Câu 2: Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào? A. Giúp đỡ, quan tâm nhau B. Hòa thuận với nhau C. Ghen ghét, đố kị lẫn nhau D. Không yêu thương nhau Câu 3: Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao? A. khóc thương B. tức giận C. thờ ơ D. buồn phiền Câu 4: Người cha đã làm gì để răn dạy các con? A. cho thừa hưởng cả gia tài B. trách phạt C. lấy ví dụ về bó đũa. D. giảng giải đạo lí của cha ông Câu 5: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? A. Ông dùng dao để cưa. B. Ông bẻ gãy từng chiếc một. C. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa. D. Ông thuê lực sĩ về bẻ Câu 6: Câu chuyện khuyên em điều gì? A. Anh em mạnh ai người nấy sống. B. Anh em phải đoàn kết yêu thương nhau. C. Anh em khi ăn cơm cần có đũa. D. Anh em cần hợp lực để bẻ được bó đũa Câu 7: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm. gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập, gia chủ Các từ trong đó tiếng gia có nghĩa là nhà: . Câu 8: Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới: 10
  11. mắc cỡ cảm động tuyên dương khen ngợi xúc động xấu hổ Câu 9: Đặt hai câu trong đó có sử dụng cặp từ có nghĩa giống nhau. Gạch chân cặp từ đó. M: Một đám mây to lớn xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi hùng vĩ. Câu 10: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp của quê hương em. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 6 I. ĐỌC HIỂU ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê: - Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá. Bác nông dân nghe thấy có lí bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo: 11
  12. - Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá . Bác nông dân nghe có lí hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói: - Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay. Bác nông dân nghe lại có lí hơn, lại chỉnh sửa theo. Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.” Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp Câu 1: Bác nông dân muốn làm một cái cày thật tốt để làm gì? A. Để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn B. Để có chiếc cày đẹp hơn C. Để khoe mọi người Câu 2: Theo dự định, chiếc cày của bác nông dân được làm bằng gì? A. Bằng gỗ vụn B. Bằng cây gỗ tốt, quý C. Bằng cây gỗ hiếm Câu 3: Có mấy người qua đường đã góp ý để bác nông dân sửa cái cày? A. 3 người B. 2 người C. 1 người Câu 4: Kết quả cuối cùng khi bác nông dân đẽo cày là: A. Bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa. B. Cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. C. Cả 2 đáp án trên đều đúng. Câu 5: Em hiểu câu “Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói điều gì? Câu 6: Tìm từ có âm đầu s/x theo gợi ý: a, Khoảng rộng dùng để đá bóng là . b, Loại côn trùng thường ăn lá cây, trái cây là . c, Chất lỏng dùng để chạy máy , động cơ 12
  13. d, Loại cây sống ở nơi khô cằn, có nhiều gai là . Câu 7: Thêm dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau: a, Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình một viên chức tài chính vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. b, Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. Pa- xcan nói. c, Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao! - Pa-xcan nghĩ thầm. Câu 8 : Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn. Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: - Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch! Chúng tôi đồng thanh đáp: - Dạ vâng ạ! Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 7 I. ĐỌC HIỂU KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU Chú Kiến nọ ra sông chảy xiết Kiến hiểu rõ chuyện gì chờ đón Uống thật nhiều cho hết khát khô. Nên cắn ngay vào ngón chân người. Nào ngờ sóng cuốn khỏi bờ Giật mình, bác ta đánh rơi Ngoi lên chìm xuống chỉ chờ cá xơi. Đá tòm xuống nước, chim thời bay đi. 13
  14. Bồ Câu đậu ngay nơi cành lả Làm điều tốt sẽ thường khi Liền ngắt một chiếc lá thả rơi. Nhận về việc tốt, nhớ ghi điều này. Theo dòng lá lướt tới nơi Kiến leo lên, an toàn trôi vào bờ. Sau đó thì bất ngờ xuất hiện Người bẫy chim cạnh kiến đang bò. Bác cầm cục đá vôi to Giơ lên nhằm ném vào bồ câu kia. Câu 1: Kiến đã gặp phải điều không may gì? A. Kiến ra sông uống nước và bị sóng cuốn khỏi bờ. B. Kiến ra sông uống nước và bị quên đường về. C. Kiến ra sông uống nước và bị đàn cá đuổi bắt. Câu 2: Bồ Câu đã cứu giúp Kiến bằng cách nào? A. Sà xuống quắp Kiến lên B. Thả chiếc lá xuống cho Kiến leo lên C. Gọi người đến cứu Kiến Câu 3: Kiến đã giúp bồ câu thoát nạn bằng cách nào? A. Bò đi chỗ khác đánh lạc hướng người bẫy chim B. Gọi các bạn khác đến giúp Bồ Câu C. Cắn bất ngờ vào chân người bẫy chim cho hòn đá rơi xuống nước Câu 4: Bài thơ muốn nói với em điều gì? Câu 5: a, Chọn rang/giang/dang điền vào chỗ chấm để tạo từ: cơm ; .sơn; cánh; giỏi ; lạc ; cây . b, Chọn rao/dao/giao điền vào chỗ chấm để tạo từ: con ; tiếng ; bạn tâm ; cầu ; bàn Câu 6: Nối ý ở cột A với ý ở cột B để tạo câu: A B Mai khoanh tay và cúi đầu chào khi tạm biệt chị gái. Nam vẫy tay, miệng mỉm cười khi nhìn thấy cô giáo. Việt lịch sự bắt tay khi gặp người bạn quốc tế tới thăm 14
  15. trường. Câu 7: Chọn từ đúng với nghĩa: (lịch sự, cởi mở, lễ phép) a, Cách giao tiếp chân thành và hồn nhiên là b, Có lời nói, hành động đẹp trong giao tiếp là . c, Thái độ cư xử kính trọng với người lớn tuổi hơn là . Câu 8: Đặt câu với mỗi từ ngữ ở bài tập 7 (đặt trong hoàn cảnh giao tiếp). Câu 9: Viết đoạn văn giới thiệu một lễ hội mà em biết. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 8 I. ĐỌC HIỂU BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi: - Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? - Nước sẽ trào ra ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp. - Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy? “Lạ nhỉ!”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” - Lũ trẻ bàn tán rất hăng. I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử học trò? Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra hoàn toàn bằng thể tích con cá. Ngày hôm sau, I- ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười: - Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người 15
  16. ấy sẽ thành công. Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. Câu 1: Thầy giáo nêu cho cả lớp I- ren câu hỏi gì? A. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ trào ra bao nhiêu lít? B. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, con cá sẽ như thế nào? C. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? Câu 2: Phản ứng của I- ren thế nào khi các bạn trong lớp bàn tán rất hăng say về câu hỏi sau của thầy? A. I - ren cũng đưa ra nhiều cách giải thích. B. I - ren không quan tâm tới chủ đề đó. C. I - ren im lặng suy nghĩ. Câu 3: I -ren đã làm gì khi trở về nhà? A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy B. lấy tạp chí khoa học ra tìm hiểu lí do C. hỏi bố mẹ về chủ đề thầy giáo nói Câu 4: Sau này, nhờ đâu I – ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? A. nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi B. nhờ thật thà C. nhờ chăm học Câu 5: Em ấn tượng nhất với hình ảnh/câu văn nào trong bài? Vì sao? Câu 6: Nối câu ở cột trái với các kiểu so sánh ở cột phải: Tiếng chim như tiếng nhạc. So sánh sự vật với sự vật Con voi to lớn như chiếc ô tô tải. So sánh âm thanh với âm thanh Bà như quả ngọt chín rồi. So sánh hoạt động với hoạt động Ngựa phi nhanh như bay. So sánh sự vật với con người Câu 7: Hãy tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với các từ cho trước trong bảng dưới đây: 16
  17. Từ chăm chỉ thích thú thoải mái béo may mắn Cùng nghĩa chịu khó Trái nghĩa lười biếng Câu 8: Dùng những cặp từ cùng nghĩa và trái nghĩa ở bài tập 7 để đặt câu: M: Cò chăm chỉ bao nhiêu, Vạc lười biếng bấy nhiêu. Câu 9: Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu: a, Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng. b, Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc. Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về một ngày hội. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 9 I. ĐỌC HIỂU RỪNG TRƯA Quanh co trong rừng, chừng một giờ sau, tôi ngồi nghỉ dưới một gốc cây to. Những ngày nắng ráo thế này, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh nắng mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời cao, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu cỏ úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm 17
  18. bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới muôn màu sặc sỡ vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên hòa quyện vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ. Câu 1: Hình ảnh cây trám được miêu tả thế nào? A. Vươn thẳng lên trời, đầu lá bay phất phơ, lao xao trong gió nhẹ. B. Vươn thẳng lên trời, đầu lá rủ phất phơ, ngát dậy mùi hương. C. Thân to cao lực lưỡng, lá ngát dậy mùi hương, xanh mượt mà. Câu 2: Âm thanh gì xuất hiện liên tục trong rừng? A. tiếng chim hót, tiếng côn trùng bay B. tiếng chim hót, tiếng gió thổi ào ào C. tiếng gió thổi ào ào, tiếng côn trùng kêu rả rich Câu 3: Vì sao ở trong rừng người ta dễ buồn ngủ? A. vì trong rừng mát mẻ, lại có mùi thơm của lá tràm B. vì trong rừng có nhiều tiếng chim hót, côn trùng kêu C. vì có mùi hương của hoa rừng hòa quyện với nắng Câu 4: Dòng nào ghi 3 từ giống nghĩa với từ “vàng óng”? A. vàng tươi, vàng ròng, vàng thỏi B. vàng rực, vàng tươi, vàng mượt C. vàng tươi, vàng rực, vàng bạc Câu 5: Gạch dưới tên riêng chưa viết hoa trong bài thơ dưới và viết hoa lại các tên riêng ấy. Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông trấn vũ canh gà Thọ xương. Mịt mờ khói toả ngàn sương, Nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ. 18
  19. Câu 6: Điền thông tin còn thiếu vào chỗ chấm: a, Đất nước em tên là , có tỉnh, thành phố; với . dân tộc anh em cùng sinh sống. b, Đất nước em có miền: , , Nam. Thủ đô nước em là c, Trang phục truyền thống của người Việt là , thường được mặc trong các dịp lễ, Tết, Câu 7: Kể tên: a, 5 tỉnh, thành phố của nước ta: b, 3 vị anh hùng của dân tộc: c, 3 lễ hội truyền thống: Câu 8: Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ về đất nước dưới đây: a, vàng, bạc. b, gấm vóc. c, xanh biếc. d, hữu tình. Câu 9: Với mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu cảm và một câu khiến: a, Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em. b, Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em: Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 10 I. ĐỌC HIỂU BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. 19
  20. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Biển khoác chiếc áo mới. Cảnh vật mờ ảo. Sóng ầm ầm, lao xao. Hàng thùy dương xào xạc, vi vu như đang trò chuyện. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên. Câu 1: Khi nắng chiếu vào, những cánh buồm trên biển có sự thay đổi về màu sắc như thế nào? A. Từ trắng chuyển sang nâu B. Từ nâu chuyển sang hồng C. Từ trắng chuyển sang vàng Câu 2: Khi nào biển lặng đỏ đục? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều Câu 3: Tác giả tập trung miêu tả những sự vật nào trên biển? A. Thuyền buồm, mặt biển B. Thuyền buồm, bãi cát C. Mây trời Câu 4: Em hiểu câu “Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.” có nghĩa là gì? A. Mây trời soi bóng xuống biển và ánh sáng phản chiếu làm cho biển có vẻ đẹp muôn màu. B. Biển đẹp là nhờ trên mặt biển có mây trời và ánh sáng. C. Biển, mây trời, ánh sáng lúc nào cũng đẹp. Câu 5: Chữ s hay x? Mùa xuân, khi mưa phùn và ương ớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đoá hoa làm áng bừng một góc trời. Tiếng chim áo về ríu rít. Nghe mà ốn ang mãi. Câu 6: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong mỗi câu sau: a, Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên, nói với vua rằng: “Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.” 20
  21. . b, Thần Kim Quy rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.” c, Bỗng một tiếng “kít ít” làm cậu sững lại. Câu 7: Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó. Hùng: − Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó! Hiếu: − Câu của mình là: Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói. Hùng: − Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt. Hiếu: − Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi! Câu 8: Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang: Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!” . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 11 I. ĐỌC HIỂU QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. 21
  22. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo. Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”. Câu 1: Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai? A. về nước Pháp B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp C. về Bác Hồ Câu 2: Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ? A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri. B. một bé gái nhỏ C. một bé trai nhỏ Câu 3: Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác? A. Giữ khư khư trong tay B. Để quả táo lên bàn học C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm Câu 4: Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao? . . Câu 5: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, có nghĩa như sau: - Đồ dùng bằng bông, len, dạ, vải, đắp lên người khi ngủ cho ấm: - Cây cùng họ với cam, quả có nước chua, dùng làm gia vị hay pha nước uống: - Đồ dùng để uống nước, uống rượu, thường bằng sành, sứ, nhỏ và sâu lòng: Câu 6: Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn sau: (làn điệu, hát quan họ, trò chơi, hát, đu tiên, lễ tế, hát, tổ chức) 22
  23. Hội Lim Hội Lim được vào ngày 13 tháng Giêng, là một sinh hoạt văn hoá mang đậm chất trữ tình của người dân Kinh Bắc, gắn với những dân ca quan họ nổi tiếng. Người ta trên đồi Lim, trong nhà và trên thuyền. Hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước, đến các như đấu vật, , đấu cờ. Câu 7: Ghi lại những từ ngữ chỉ các hoạt động có trong lễ hội trên. . Câu 8: Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào trong ngoặc: Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ: [ ] Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con. Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại: [ ] Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được. Câu 9: Viết đoạn văn kể về một ngày lễ hội mà em biết. . . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 12 I. ĐỌC HIỂU CHỒI BIẾC 23
  24. Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đã này ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau. Câu 1: Bài văn tả cảnh gì? A. Tả chồi biếc vào mùa xuân. B. Tả lá cây ở thời kì phát triển nhất. C. Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa. Câu 2: Những từ ngữ nào đã được dùng để tả sức sống,niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến? A. Giăng giăng thả bụi, ngủ đẫy giấc B. Ngủ đủ giấc, nhú chồi biếc C. Bừng tỉnh, hớn hở chào đón mùa xuân Câu 3: Viết tiếp vào chỗ chấm để có hình ảnh chồi biếc phát triển theo thời gian: a, Khi nắng non chan hòa khắp đó đây . b, Khi tiếng ve cưa miết vào không gian c, Khi mùa thu, mùa đông đến Câu 4: Sự vật nào được so sánh với bàn tay em bé? A. Chồi mới nứt nanh B. Lá non mới chui từ lòng mẹ ra C. Lá có màu xanh nõn Câu 5: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A. 3 hình ảnh B. 4 hình ảnh C. 5 hình ảnh Câu 6: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp: 24
  25. a, Vì tin rằng sư tử xuất hiện đầu năm là điềm lành một số dân tộc ít người thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b, Do một cơn bão bất ngờ ập đến cả đoàn tàu phải nghỉ lại trên hoang đảo. c, Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa. Câu 7: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?” trong mỗi câu sau: a, Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời để tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai. b, Em thường dậy từ 6 giờ sáng để ôn bài trước khi đến lớp. c, Anh ta cố gắng ra miếng đòn thật hiểm hóc nhằm dành lại phần thắng từ tay đối phương. d, Bố mẹ hứa sẽ tặng cu Tí một món quà dặc biệt nhân dịp Tí đạt danh hiệu học sinh giỏi để khích lệ cậu. e, Các em nhỏ thả chim bồ câu trắng lên trời xanh để thể hiện khát vọng hòa bình. Câu 8: Điền dấu câu phù hợp vào chỗ trống: Trên boong tàu, các chú thuỷ thủ bỗng reo ầm lên [ ] “Cá heo!”. Cá heo là bạn của hải quân đấy [ ] Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết [ ] “Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thuỷ lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.” Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 13 I. ĐỌC HIỂU BÀI CA MÔI TRƯỜNG 25
  26. Mẹ! mẹ ơi cô dạy Giữ trong xanh nước biển Bài bảo vệ môi trường Cho không khí trong lành Mỗi khi đi tắm biển Cho mực, tôm, cá, ghẹ Phải nhớ mang áo phao. Phát triển và sinh sôi Không làm ồn gây ào Cung cấp cho con người Không vứt rác bừa bãi Thức ăn giàu dinh dưỡng. Vỏ bim bim bánh kẹo Đồng thời giúp phát triển Vỏ bánh gói, ni lông. Tiềm lực về giao thông Các bé nhớ nghe không Đường biển lại hàng không Phải bỏ vào thùng rác Tàu bè đi tấp nập Bỏ đúng nơi quy định Người du lịch, nghỉ mát Để bảo vệ môi trường. Cảm thấy rất vừa lòng Biển đẹp, nước lại trong. Có công của bé đấy Vì bé nhớ lời cô Biết bảo vệ môi trường. Nguyễn Thị Loạt Câu 1: Khi đi tắm biển, bé cần nhớ mang theo: A. bim bim B. bánh kẹo C. kính bơi D. áo phao Câu 2: Vỏ bim bim, bánh kẹo, bánh gói, ni lông phải được bỏ vào đâu? A. gốc cây B. thùng rác C. túi quần, túi áo. Câu 3: Loài vật nào sau đây được nhắc tới trong đoạn thơ? A. mực B. ốc C. cua D. sao biển Câu 4: Tìm trong bài và viết lại lợi ích của biển mang lại cho con người: . . Câu 5: Chữ r, d hay gi? Đây con sông xuôi òng nước chảy Từng ngọn ừa ó đưa phe phẩy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Duyên dáng khoe sắc màu. Câu 6: Điền dấu câu phù hợp (dấu chấm, dấu chấm than, dấu ngoặc kép) vào ô trống trong đoạn văn dưới đây: Ông Biển hướng về đất liền, thấy một bãi cát [ ] Gió đang lùa rác từ bãi cát xuống biển, rồi sóng biển lại đưa rác lên bờ [ ] Không thể loanh quanh mãi thế này [ ] - Ông Biển thở dài. Đang tuyệt vọng, ông Biển bỗng thấy trên bãi cát mấy cô bé, cậu bé mang theo những chiếc bao to nhặt rác. [ ] Cứu tinh đây rồi![ ] [ ] Ông reo lên và tặng các cô cậu những làn gió mát nhất. 26
  27. Câu 7: Hãy đặt câu theo yêu cầu: - Câu kể: . - Câu khiến: - Câu cảm: . - Câu giới thiệu: . - Câu nêu hoạt động: - Câu nêu đặc điểm : Câu 8: Viết đoạn văn kể một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua. . . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 14 I. ĐỌC HIỂU CẦU TREO Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt (2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu. Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt. Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên : 27
  28. - Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo. Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện. (1) Brao : tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len (châu Âu ) (2) Tuýt : tên một con sông ở Ai-xơ-len Câu 1: Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt? A. Dòng sông quá rộng và sâu B. Không thể xây được trụ cầu C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu Câu 2: Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì? A. Quan sát hai cành cây B. Quan sát con nhện chạy C. Quan sát tấm mạng nhện Câu 3: Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện? A. Người kĩ sư tài năng B. Con nhện và cây cầu C. Một phát minh vĩ đại Câu 4: Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo? A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có B. Vì ông đã làm hoàn thành nhiệm vụ được giao. C. Vì ông đã tìm ra cái mới trên cơ sở tiếp thu cái đã có. Câu 5: Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường: . . Câu 6: Khoanh vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường: phân loại rác trồng cây đi xe đạp dùng túi ni-lông chặt phá rừng nhặt rác Câu 7: Điền từ trong ngoặc vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn sau: (tươi sáng, thảm họa, chiến đấu, cải thiện, trách nhiệm) 28
  29. Ngày 20 tháng 12 hằng năm là Quốc tế Đoàn kết nhân loại. Vào ngày này, mọi người sẽ cùng dành thời gian suy ngẫm, thảo luận, thống nhất những quy định, quy tắc về việc: cấm nổ mìn; sức khỏe của người dân và đảm bảo rằng thuốc sẽ đến tay những người có nhu cầu; nỗ lực cứu trợ để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của tự nhiên hoặc nhân tạo; phổ cập giáo dục; . chống lại đói nghèo, tham nhũng và khủng bố. Ngày Quốc tế Đoàn kết nhân loại là dịp để phản ánh về cách mỗi người trong chúng ta phải chịu đối với hành động của mình trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời gian không xa, chúng ta có thể tiến tới một tương lai hơn. Câu 8: Viết đoạn văn giới thiệu với bạn về một người làm nghề y mà em biết. . . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 15 I. ĐỌC HIỂU SỰ TÍCH SÔNG HỒ Ở TÂY NGUYÊN Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật tươi vui, đầm ấm. Một hôm, Cá Sấu từ xa đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo mọi người cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hoá thành sông, suối. Câu 1: Già làng Voi tức giận vì điều gì? A. Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng. 29
  30. B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng. C. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng. Câu 2: Già làng Voi làm thế nào để đánh thắng cá Sấu? A. Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại. B. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại. C. Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại. Câu 3: Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có? A. Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành. B. Do dấu chân của Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành. C. Do dấu chân dân làng và dấu chân muông thú tạo thành. Câu 4: Vì sao mọi người đồng lòng cùng già làng Voi đánh đuổi Cá Sấu? Câu 5: Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện là: A. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên. B. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của già làng Voi. C. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên. Câu 6: Xếp các từ được gạch chân vào nhóm từ ngữ thích hợp: Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. -Từ chỉ sự vật: . -Từ chỉ hoạt động: . -Từ chỉ đặc điểm: . Câu 7: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong các câu dưới đây 30
  31. a, Chiếc thước kẻ của em được làm bằng nhựa. b, Bằng sự khéo léo và dẻo dai của mình, các nghệ sĩ xiếc đã cống hiến cho người xem những tiết mục đặc sắc. c, Bằng ý chí chiến đấu quật cường, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước. Câu 8: Đặt câu hỏi (Ở đâu? Khi nào? Bằng gì?) cho bộ phận in đậm: a, Sáng tinh mơ, ông em đã cặm cụi làm việc ngoài vườn. . b, Trên các vách núi, những chùm phong lan đang khoe sắc màu rực rỡ . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 16 I. ĐỌC HIỂU CON RỒNG CHÁU TIÊN Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ : - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. Câu 1: Câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” gồm những nhân vật nào? A. Lạc Long Quân, Âu Cơ và những đứa con. B. Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lạc Việt. C. Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lạc Việt, Thần Nông. Câu 2: Âu Cơ sinh ra trăm người con như thế nào? 31
  32. A. Hồng hào đẹp đẽ B. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 3: Người con trai trưởng theo Âu Cơ lên ngôi vua và lấy hiệu là gì? A. Lê Lợi. B. Hùng Vương. C. Trần Hưng Đạo. Câu 4: Âu Cơ và Lạc Long Quân đã chia con như thế nào? A. 50 người con xuống biển, 50 người con lên núi B. 100 người con theo Long Quân xuống biển, Âu Cơ ở lại một mình C. 100 người con cùng ở lại với Âu Cơ Câu 5: Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với chúng ta điều gì? A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. B. Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam. C. Tình yêu biển của Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ. Câu 6: Những thành ngữ nào là cách gọi người Việt Nam ta? A. Con cháu Lạc Hồng B. Con vua cháu chúa C. Con cháu vua Hùng. Câu 7: Trong các dân tộc dưới đây, dân tộc nào không có ở nước ta? (Em hãy khoanh vào từ đó) Tày, Thái, Mường, Kinh, Nùng, Dao, Chăm, Mơ-nông, Do Thái, Ba-na Câu 8: Câu văn: “Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ.” Bộ phận in đậm được trả lời cho câu hỏi nào dưới đây? A. Khi nào? B. Vì sao? C.Ở đâu? Câu 9: Dòng nào dưới đây gồm có các từ chỉ đặc điểm? A. xinh, đỏ, phượng, béo, mây B. đẹp, ngoan, chạy, mặt trời, mây C. tươi tốt, xinh, trắng, đẹp, thông minh Câu 10: Trong câu: “Tre bần thần nhớ gió.” đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi như thế nào ? A. Bần thần nhớ gió B. Bần thần C. Nhớ gió Câu 11: Trong khổ thơ sau đây những sự vật nào được nhân hóa? Nấm mang ô đi hội Tới suối nhìn mê say Ơ kìa ! Anh cọn nước Đang chơi trò đu quay A. Nấm và suối B. Suối và cọn nước C. Nấm và cọn nước Câu 12 : Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau: Trên đường xe ô tô xe máy đi lại tấp nập. Câu 13 : Tìm những từ ngữ có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Đồng bào Việt Nam ta phải coi nhau như ” để tạo so sánh đúng? Câu 14 : Điền l hoặc n vào từng chỗ trống cho phù hợp? ội suối trèo on ảy ộc đâm chồi Câu 15: Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” . 32
  33. Câu 16: Em hãy viết một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh nói về một loại cây trên sân trường em? . Câu 17: Em hãy viết tên hai bãi biển của tỉnh Nam Định? . Câu 18 : Em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người làm ngành y mà em biết. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 17 I. ĐỌC HIỂU NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN Ngày xưa có một người đi săn bắn rất tài.Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như là ngày tận số. Một hôm , người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đó. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình , hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực. Người đi săn đứng im chờ kết quả Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhìu gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt trên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng , giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 33
  34. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy , bác không bao giờ đi săn nữa. Câu 1: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? A. Vượn mẹ rất đau vì bị trúng tên. B. Vượn mẹ rất căm thù, oán hận bác thợ săn đã bắn nó chết, bắt nó lìa xa con. C. Vượn mẹ chuẩn bị tấn công lại bác thợ săn vì đã bắn nó. Câu 2: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn đã làm gì? A. Bác tiếp tục đi săn những con thú khác. B. Mang vượn mẹ và vượn con về nhà. C. Chảy nước mắt , cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về, bác bỏ nghề đi săn. Câu 3: Câu chuyện kể về những ai? A. Người đi săn. B. Con vượn. C. Cả hai ý trên. Câu 4: Chi tiết nào cho em biết tài săn bắn của người thợ săn? A. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như là ngày tận số. B. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. C. Người đi săn đứng im chờ kết quả. Câu 5: Câu: “Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng .” thuộc mẫu câu nào: A. Câu giới thiệu ? B. Câu nêu hoạt động? C. Ai thế nào? Câu 6: §Æt c©u hái cho bé phËn g¹ch d-íi ch©n: a, Ng-êi ®i s¨n ®øng lÆng. . b, Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. c, Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Câu 7: ViÕt 2 c©u cã h×nh ¶nh so sánh : Câu 8: ViÕt một đoạn văn kho¶ng 5 c©u kể nh÷ng việc tốt của em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường . . . 34
  35. . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 18 I. ĐỌC HIỂU CÂY NHÚT NHÁT Bỗng dưng gió ào ào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên ngọn cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Hé hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không gì lạ thật. Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: Hàng nghìn hàng vạn những con chim đã bay ngang qua đây nhưng chưa có một con chim nào đẹp đến thế. Càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm tiếc. Không biết có bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại. Câu 1 : Cây xấu hổ trong bài được gọi là cây gì? A. Cây thanh mai B. Cây nhút nhát C. Cây cỏ xuýt xoa D.Cây cỏ xung quanh Câu 2 : Theo em nhân vật chính trong truyện là? A.Con chim xanh. B.Cây cỏ xung quanh. C.Cây nhút nhát. D.Cây thanh mai Câu 3: Truyện muốn nói với chúng ta điều gì? A. Đừng nhút nhát quá. B. Cây xấu hổ rất tiếc vì không nhìn thấy con chim xanh huyền diệu. C. Cần phải sống khiêm tốn, giản dị. D. Cây xấu hổ mở bừng con mắt lá và không có gì lạ thật. Câu 4: Những sự vật nào trong truyện được nhân hóa? 35
  36. A. Cây xấu hổ, cây cỏ xung quanh. B. Cây xấu hổ, con chim xanh. C. Cây xấu hổ, cây thanh mai. D. Cây cỏ xung quanh, con chim xanh Câu 5 : Cây xấu hổ trong truyện được nhân hóa bằng cách nào? A. Dùng từ nó để chỉ cây xấu hổ. B. Dùng từ chỉ người, chỉ hoạt động đặc điểm của người để kể và tả. C. Dùng từ nhút nhát chỉ một đặc điểm của người để đặt tên cho cây. D. Dùng từ chỉ hoạt động của người để kể và tả. Câu 6 : Trong câu: “Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? là: A. Xung quanh vẫn cứ xôn xao. B. Vẫn cứ xôn xao. C. Xôn xao D. Cứ xôn xao. Câu 7 : Câu: “Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao.” Thuộc kiểu câu nào? A. Câu giới thiệu? B. Câu nêu hoạt động? C. Câu nêu đặc điểm? Câu 8 : Tìm từ đồng nghĩa với từ vội vàng: . Câu 9 : Tìm từ trái nghĩa với từ nhút nhát: Câu 10 : Đặt câu hỏi để tìm bộ phận in đậm trong câu: Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. . Câu 11 : Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau: Trong giờ học, em gặp một bài khó em không làm được. . Câu 12 : Viết mỗi loại 3 từ: - Tên đồ dùng viết bằng ch: - Tên loài vật viết bằng s: Câu 13 : Gạch chân những từ chỉ đặc điểm trong câu: “Thì ra vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới” Câu 14 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: Cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Câu 15 : Đặt một câu có hình ảnh so sánh nói về một con vật mà em yêu thích? 36
  37. . Câu 16 : Điền vào chỗ trống bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Mèo con đang thích thú nằm sưởi nắng Câu 17: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về một trò chơi mà em thích. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 19 I. ĐỌC HIỂU CỬA TÙNG Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Khoanh tròn vào ý em cho là đúng với mỗi câu hỏi trắc nghiệm và trả lời với mỗi câu hỏi tự luận dưới đây: Câu 1: Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cảnh ở đâu? A. Dòng Bến Hải B. Cầu Hiền Lương C. Cửa Tùng Câu 2: Cửa Tùng thuộc dòng Bến Hải (Quảng Trị) ở miền nào của nước ta? A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam Câu 3 : Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? A. Buổi sáng nước màu đỏ ối, trưa xanh lơ và chiều nước xanh lục. B. Buổi sáng nước màu hồng nhạt, trưa nước xanh lục và chiều nước xanh lơ. C. Buổi sáng nước màu hồng nhạt, trưa nước xanh lơ và chiều nước xanh lục. Câu 4: Em hiểu “ Bà Chúa của các bãi tắm” nghĩa là: 37
  38. A. Bãi tắm rất rộng. B. Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. C. Bãi tắm giống hình Bà Chúa. Câu 5: Câu nào sau đây không có hình ảnh so sánh? A. Diệu kì thay, trong một ngày , Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. B. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối. C. Bờ biển cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? trong câu sau: “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? trong câu trên là: A. Đôi bờ. B. Thôn xóm. C. Đôi bờ thôn xóm. Câu 7: Cửa Tùng thu hút khách du lịch bởi : A. Nơi đây có bãi tắm đẹp. B. Sắc màu nước biển ở Cửa Tùng đặc biệt. C. Cả hai ý trên. Câu 8: Viết những từ chỉ đặc điểm trong câu “Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.” - Những từ chỉ đặc điểm trong câu trên là: Câu 9: Khi đọc bài “Cửa Tùng”em có cảm xúc hoặc suy nghĩ gì?(Viết từ 1 – 2 câu) . . Câu10 : Cửa Tùng là một trong những cảnh đẹp của đất nước ta. Theo em, để giữ cho cảnh thiên nhiên luôn tươi đẹp, trong lành chúng ta cần phải làm gì ? . . Câu 11 : Đặt dấu phẩy vào câu sau cho phù hợp : Bạn Lan bạn Hồng bạn Huệ đều là con ngoan trò giỏi. Câu 12: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng “ch” hoặc “tr” có nghĩa như sau: Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng: Làm cho người khỏi bệnh: Cùng nghĩa với nhìn: Câu 13: Khoanh vào chữ cái đặt trước những từ cùng nhóm trong mỗi dãy từ ngữ sau: A. Ca sĩ, nhà biên kịch, biên đạo múa, đạo diễn, nhà quay phim . B. Giáo viên, công nhân, nông dân, thợ điện, kĩ sư. C. Bác sĩ, võ sư, nhà điêu khắc, nhà sử học, thợ cơ khí. Câu 14: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đâm trong câu sau: Ê- đi- xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm. Câu 15: Điền vào chỗ trống bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?’’ 38
  39. , em cùng ba mẹ đi tắm biển. Câu 16: Đặt một câu có sự vật được nhân hóa nói về một con vật mà em yêu thích. . Câu 17 : Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em biết. Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp của quê hương em. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 20 I. ĐỌC HIỂU NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: - Một ngày tuyệt đẹp! - Thật khó chịu! - Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô. - Thế là thế nào ? - Châu Chấu nhảy lên. - Trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng. - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! - Giun Đất cãi lại. Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến: - Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét? Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói: - Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé! Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ Kiến: 39
  40. - Hôm nay là ngày thế nào hở bác Kiến đáng kính? - Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp ! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái. Câu 1: Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là đẹp ? A. Ngày không có một gơn mây nào trên trời. B. Ngày có mặt trời tỏa nắng huy hoàng. C. Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục. Câu 2: Kiến nhận thấy một ngày tuyệt đẹp đối với mình là thế nào ? A. Ngày không có mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng. B. Ngày làm việc rất tốt và được nghỉ ngơi thoải mái. C. Ngày làm việc từ sang sớm đến khi mặt trời lặn. Câu 3: Trong truyện có những con vật nào được nhân hóa ? A. Gà Trống, Giun Đất, Kiến. B. Châu Chấu, Giun Đất, Kiến. C. Kiến, Châu Chấu, mưa bụi. Câu 4: Từ nào là từ chỉ sự vật ? A. Huy hoàng B. Thoải mái C. Mồ hôi Câu 5: Đọc câu chuyện trên em thấy ngày như thế nào là đẹp? . . Câu 6: Câu “Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói.” có mấy từ chỉ hoạt động ? A. Ba từ B. Bốn từ. C. Năm từ. Câu 7: Bộ phận được in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì? Lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. A. Khi nào ? B. Ở đâu? C. Vì sao? Câu 8: Điền bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? vào chỗ chấm. , mặt trời tỏa nắng huy hoàng. Câu 9: Câu “Châu Chấu hỏi Kiến” thuộc mẫu nào? A. Câu giới thiệu ? B.Câu nêu hoạt động? C. Câu nêu đặc điểm? Câu 10: Xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Trong câu sau: Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái. A. Tôi B. Tôi đã làm việc C. Tôi đã làm việc rất tốt Câu 11: Điền âm l hay n nào câu tục ngữ sau cho đúng. Con ơi, muốn ên thân người ắng tai nghe ấy những ời mẹ cha. 40
  41. Câu 12: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: Vào những buổi chiều hè gió thổi nhẹ những cánh diều vẫn lơ lửng trên cao. Câu 13: Viết một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh để nói về một con gà trống. . Câu 14: Ai là người lao động trí óc? A. Nhà khoa học B. Nhạc sỹ C. Diễn viên Câu 15: Lễ hội đền Trần (Nam Định – ngày 20 tháng 8 âm lịch) tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc nào ? A. Ngô Quyền B. Hai bà Trưng C. Trần Hưng Đạo. Câu 16: Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) giới thiệu về quê hương em. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 21 I. ĐỌC HIỂU CHIM VÀNG ANH Một buổi sớm mùa hè rực rỡ, trên cành cây vải cao nhất vượt lên giữa bầu trời xanh thẳm, có một đàn Vàng Anh con đậu. Đàn chim sắc lông chưa óng ánh vì chưa trải qua nắng gió. Đàn chim tung cánh bay chuyền theo chim bố, chim mẹ, từ cây này sang cây khác. Chúng chuyền lên ngọn bạch đàn cao nhất như muốn từ đó nhìn bao quát xóm làng. Bỗng đâu một đàn Vàng Anh khác không biết từ nơi nào đến bay ngang qua. Tức thì đàn chim con tung cánh bay nhập vào thành một đàn lớn. ( Theo Hồ Phương ) Câu 1: Chim Vàng Anh con đậu trên cây vào mùa nào? A. Mùa đông B. Mùa xuân C. Mùa hè D. Mùa thu Câu 2: Vì sao lông của đàn chim chưa óng ánh? A. Chưa trải qua mưa B. Chưa trải qua nắng C. Chưa trải qua gió D. Chưa trải qua nắng gió Câu 3: Chúng đậu trên ngọn cây cao nhất để làm gì? A. Để kiếm mồi B. Để tập hót 41
  42. C. Để nhìn bao quát xóm làng D. Để vui chơi Câu 4 : Câu nào sau đây có sử dụng biện pháp nhân hoá? A. Chú chim Vàng Anh đang đậu B. Con chim Vàng Anh đang bay C. Cả A, D đều đúng D. Chim Vàng Anh đang nhảy múa Câu 5 :Từ “ chúng” trong đoạn văn trên chỉ sự vật nào? A. Cành cây vải B. Đàn chim C. Buổi sáng mùa hè D.Nắng gió, xóm làng Câu 6 : Câu văn “Đàn chim tung cánh bay chuyền theo chim bố, chim mẹ.” thuộc mẫu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì? Câu 7: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “tức thì” trong câu: “Tức thì đàn chim con tung cánh bay nhập vào thành một đàn lớn”? A.Tức tối B.Tức giận C.Tức bực D. Lập tức Câu 8 : Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào ?: “Trên cành cây vải cao nhất có một đàn Vàng Anh con đậu” A.Vì sao ? B. Khi nào ? C. Ở đâu ? D. Để làm gì ? Câu 9: Kể tên 5 loài chim mà em biết ? Năm loài chim em biết là: . Câu 10 : Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ hoặc ca dao nói về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ? . Câu 11 :Viết tên 5 bạn trong tổ mà em yêu quý nhất theo thứ tự trong bảng chữ cái ? . Câu 12 : Em hãy đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh nói về mẹ hoặc cô giáo của em ? . Câu 13 : Chọn tiếng chứa s hoặc x điền vào chỗ chấm: A mù B. hãi C. giả D cốt Câu 14 : Ghi vào chỗ chấm các từ có nghĩa sau: a, Người thi đấu thể thao: b, Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa: Câu 15 : Loại văn bản có đặc điểm viết theo mẫu để trình bày, đề đạt nguyện vọng gọi là: Câu 16: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Làm gì ?” trong câu sau? Đàn chim tung cánh bay chuyền theo chim bố, chim mẹ, từ cây này sang cây khác. . Câu 17: Em hãy chọn một trong hai đề bài sau: Đề 1: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 - 6 câu) kể về một cảnh đẹp của quê hương em. Đề 2: Ở nhà, em đã làm được một số việc để giúp đỡ gia đình. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 - 6 câu) kể về một việc mà em đã làm. 42
  43. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 22 I. ĐỌC HIỂU GIÓ VƯỜN XÀO XẠC Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi. Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ! Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng trông như một quả ớt chín. Hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ớt ấy biến mất. Rồi cái cây phải bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh, hồng hồng nhỏ xíu. Xinh ơi là xinh! Rồi cái nạng ba cây ổi, láng như mặt ghế nệm xe, ngồi êm êm là! Gió trên vòm cây ổi xào xạc. Thạch Lam Câu 1: Chị em Liên dắt nhau đi chơi ở đâu? A. Trong vườn B. Dưới gốc cây ổi C. Ngoài sân D. Trong nhà Câu 2: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ? A. 2 hình ảnh B. 3 hình ảnh C. 4 hình ảnh D. 5 hình ảnh Câu 3: Con chuồn chuồn được tả như thế nào? A. Chuồn chuồn như búp hoa dong riềng đỏ. B. Chuồn chuồn đậu trên búp hoa dong riềng đỏ rất đẹp. C. Chuồn chuồn đỏ chót như một quả ớt chín. D. Chuồn chuồn như bông hoa phải bỏng đỏ chót. Câu 4: Sự vật nào trong đoạn văn được miêu tả giống chiếc bánh quy: A. Cây phải bỏng. B. Hoa rong riềng. C. Lá cây phải bỏng D. Hoa của cây phải bỏng. Câu 5: Trong bài trên có những loài cây nào được nhắc tới? A. Dong riềng, ổi B. Dong riềng, phải bỏng, ổi. C. Phải bỏng, ổi. D. Dong riềng, phải bỏng Câu 6: Câu văn: “Gió trên vòm cây ổi xào xạc.” được viết theo mẫu: 43
  44. A. Câu giới thiệu? B. Câu nêu hoạt động? C. Câu nêu đặc điểm? Câu 7: Câu: “Xinh ơi là xinh!” là lời nhận xét về sự vật nào? A. Con chuồn chuồn B. Hoa của cây phải bỏng C. Lá của cây phải bỏng D. Cây dong riềng Câu 8: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai( Con gì)? Trong câu: “Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng.” là: A. Con chuồn chuồn C. Chuồn chuồn đỏ chót B. Con chuồn chuồn đỏ chót D. Chuồn chuồn. Câu 9: Bộ phận được gạch chân trong câu: “Buæi s¸ng, mÑ ®i lµm, bµ ®i chî, Liªn d¾t em ra v-ên ch¬i.” trả lời câu hỏi: A. Ở đâu? B. Khi nào? C. Thế nào? D. Vì sao? Câu 10 : Trong câu “Ch¬i ë v-ên thÝch thËt, cã ®ñ thø!”. Từ “ thích” là từ chỉ A. Hoạt động. B. Sự vật C. Đặc điểm D. Trạng thái Câu 11: Em hãy viết một câu nêu đặc điểm để giới thiệu về khu vườn nhà Liên ? . Câu 12: Từ trái nghĩa với từ “nhỏ xíu” là : Câu 13: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: Ông cha ta có truyền thống hiếu học truyền thống yêu nước truyền thống lao động cần cù. Câu 14: Hãy xếp các từ sau: nước sôi, sôi nổi, sôi đỗ, xục xôi thành hai cột: Từ viết đúng chính tả Từ viết sai chính tả Câu 15: Em hãy viết một câu về đồ dùng học tập có sử dụng biện pháp so sánh . Câu 16:Em hãy viết một câu có biện pháp so sánh âm thanh với âm thanh . Câu 17: Trong giờ ra chơi, em nhìn thấy một bạn đang hái hoa, bẻ cành em sẽ nói gì với bạn? . Câu 18: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về một người có công với đất nước. . . . . . 44
  45. . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 23 I. ĐỌC HIỂU NGÔI NHÀ GƯƠNG Ngày xửa, ngày xưa, ở làng xa xôi nọ có ngôi nhà lớn với một ngàn chiếc gương. Một chú chó nhỏ tính tình vui vẻ quyết định đi thăm ngôi nhà. Chú bước vào nhà gương với gương mặt vui tươi hạnh phúc, đuôi vẫy tít và hai tai dỏng lên. Chú hết sức ngạc nhiên vì thấy có tới hàng ngàn người bạn cũng đang nhìn và vẫy đuôi y như mình. Chú mỉm cười và một ngàn chú chó kia cũng mỉm cười thân ái đáp lại. Khi rời ngôi nhà, chú chó nghĩ: "Thật là một nơi tuyệt vời. Mình sẽ quay lại nơi đây nhiều lần nữa" Ở cùng làng có một chú chó khác luôn bực bội, cau có. Chú chó này cũng quyết định đi thăm ngôi nhà gương. Chú chậm chạp trèo lên những bậc thang, đầu cúi gằm và nhìn vào phía trong. Chú thấy một ngàn gương mặt không thân thiện đang nhìn mình. Bực mình, chú sủa ầm ĩ và lấy làm khiếp sợ khi thấy một ngàn chú chó kia cũng sủa lại. Và khi đi khỏi ngôi nhà, chú chó này nghĩ thầm: "Thật là một nơi kinh khủng. Mình sẽ không bao giờ trở lại đây nữa". Câu 1: Chú chó thứ nhất có tính tình như thế nào? A. Luôn vui vẻ, thân thiện B. Hay hờn dỗi C. Luôn bực bội cau có D. Luôn quan tâm giúp đỡ bạn Câu 2: Chú chó thứ nhất thấy gì trong ngôi nhà gương ? A. Một ngàn chú chó khác đang vẫy đuôi, mỉm cười thân ái. B. Có rất nhiều chú chó khác cũng đến xem ngôi nhà gương. C. Một ngàn chú chó khác đang hết sức ngạc nhiên nhìn chú. D. Có nhiều chú chó vẻ mặt buồn rầu. Câu 3: Chú chó thứ hai thấy gì trong ngôi nhà ? A. Một ngàn chú chó khác đang ngẩng cao đầu thách thức. B. Một ngàn chú chó khác đang sủa ầm ĩ, vẻ mặt không thân thiện. C. Có nhiều chú chó lặng lẽ nhìn chú với vẻ mặt buồn rầu. D. Một ngàn chú chó khác đang vui vẻ, hạnh phúc. Câu 4: Vì sao những gì hai chú chó thấy trong ngôi nhà gương không giống nhau ? A. Vì hai chú chó đến thăm ngôi nhà gương vào những lúc khác nhau. B. Vì hai chú chó đứng ở những vị trí khác nhau nhìn vào những tấm gương. C. Vì hai chú chó nhìn vào những tấm gương với tâm trạng và vẻ mặt rất khác nhau. D. Vì mỗi chú chó có gương mặt khác nhau. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? . Câu 6: Em cần học tập tính tình của chú chó nào trong câu chuyện ? Vì sao ? . 45
  46. Câu 7: Bạn em gặp chuyện buồn bực nên cư xử không thân thiện với mọi người, khi đó em sẽ nói gì với bạn ? . Câu 8: Câu "Chú bước vào nhà gương với gương mặt vui tươi hạnh phúc, đuôi vẫy tít và hai tai dỏng lên." thuộc mẫu câu : Câu giới A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm Câu 9: Từ tuyệt vời trong câu : "Thật là một nơi tuyệt vời." là : A. Từ chỉ hoạt động, trạng thái B. Từ chỉ sự vật C. Từ chỉ đặc điểm, tính chất D. Từ chỉ hoạt động Câu 10: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? trong câu : " Chú chó này cũng quyết định đi thăm ngôi nhà gương." là : A. Chú chó B. Chú chó này cũng quyết định. C. Chú chó này D. Ngôi nhà gương Câu 11: Bộ phận in đậm trong câu: " Ngày xửa, ngày xưa, ở làng xa xôi nọ có ngôi nhà lớn với một ngàn chiếc gương." trả lời cho câu hỏi nào? A. Khi nào? B. Để làm gì? C . Ở đâu? D. Bằng gì? Câu 12: Từ tuyệt vời trong câu:" Thật là một nơi tuyệt vời." có nghĩa là: A. Đó là một nơi lý tưởng không gì có thể sánh được. B. Đó là một nơi nhiều người sinh sống. C. Đó là một nơi rất xa xôi. D.Đó là một nơi có nhiều xe cộ đi lại. Câu 13: Tìm 1 từ trái nghĩa với từ chậm chạp: Câu 14: Từ nào điền vào chỗ chấm trong câu: " Bạn ấy đã vượt qua kì kiểm tra một cách " ? A. dễ dàng B. rễ ràng C. dễ ràng Câu 15: Điền vào chỗ chấm để tạo thành hình ảnh so sánh : Những chú gà con nhỏ xíu như Câu 16: Hãy sử dụng biện pháp so sánh để viết lại câu sau cho hay hơn: Hoa hồng đỏ thắm. . Câu 17: "Chung lưng đấu cật" có nghĩa nào dưới đây? A. Chỉ hai người đấu vật với nhau. B. Chỉ về các bộ phận trong cơ thể người. C. Chỉ sự đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn D. Tất cả các ý trên Câu 18: Em hãy viết một câu giới thiệu để giới thiệu về mẹ của em. . Câu 19: Em hãy chọn một trong hai đề bài sau: Đề 1: Hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu giới thiệu một lễ hội ( hoặc hội) mà em biết. Đề 2: Hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu kể một vận động viên em yêu thích. . 46
  47. . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 24 I. ĐỌC HIỂU HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN Có một gia đình nhà Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én một chiếc lá rồi bảo: - Con hãy cầm chiếc lá thần kỳ này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn. Lúc qua sông rồi, Én vui vẻ bảo bố: - Bố ơi, chiếc lá thần kỳ tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này. Én bố ôn tồn bảo: - Không phải chiếc lá thần kỳ đâu con ạ. Đó chỉ là chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng. Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin chắc chắn bạn sẽ vượt qua. (Theo Nguyễn Thị Thu Hà) Câu 1: Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp khó khăn gì? A. Phải bay qua một con sông nhỏ. B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát. C. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. D. Phải bay qua một con suối. Câu 2: Khi gặp một con sông lớn, nước chảy xiết, Én con có thái độ như thế nào? A. Vui vẻ bay qua. B. Sợ hãi nhìn dòng sông, không dám bay qua. C. Tự tin bay qua. D. Nhờ bố đỡ một bên cánh để giúp Én con bay qua. Câu 3: Én bố đã làm gì giúp Én con bay qua sông? A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kỳ giúp qua sông. B. Bay sát bên Én con để phòng Én con gặp nguy hiểm. C. Đỡ một bên cánh để giúp Én con bay qua. D. Cõng Én con bay qua. Câu 4: Nhờ đâu Én con bay qua sông an toàn? A. Nhờ chiếc lá. B. Nhờ được bố bảo vệ. C. Nhờ có niềm tin. D. Nhờ được bố cõng. 47
  48. Câu 5: Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? A. Phải biết tin vào những phép màu. B. Phải biết vâng lời bố mẹ. C. Phải biết cố gắng và có niềm tin. D. Phải biết thương yêu bố mẹ. Câu 6: Câu “Chú Én con mới tập bay.” thuộc mẫu câu nào đã học? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không thuộc mẫu nào Câu 7: Trong câu chuyện trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Cả so sánh và nhân hóa. D. Không có Câu 8: Nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 9: Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày tháng năm nào? A. 15 / 5 / 1941 B. 15 / 8 / 1941 C. 15 /10 / 1941 D. 03/ 02/ 1930 Câu 10 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Chúng ta tập thể dục hằng ngày cho cơ thể khỏe mạnh. Câu 11: Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau: Mùa xuân hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc. Câu 12 : Điền từ cùng nghĩa với từ“bảo vệ ”vào chỗ chấm trong câu sau: Vâng lời bác Hồ dạy, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái góp sức . nền hòa bình của đất nước. Câu 13: Gạch chân từ viết sai chính tả trong câu sau rồi viết lại cho đúng. Buổi sáng, mặt trời nó lên từ phía đằng đông. Câu 14: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm để hoàn thành câu thành ngữ, tục ngữ sau: Một nắm khi bằng một gói khi no. Câu 15: Thêm hình ảnh so sánh cho câu sau: Cây bàng trên sân trường em cành lá xum xuê. Câu 16: Điền bộ phận thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: , cây cối đâm chồi, nảy lộc. Câu 17 : Theo em, hình ảnh dưới đây muốn khuyên ta điều gì? 48
  49. Câu 18 : Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu ) kể những việc cần làm để giữ nhà cửa luôn sạch sẽ. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 24 I. ĐỌC HIỂU CON RỒNG CHÁU TIÊN Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ : - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1: Câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” gồm những nhân vật nào? A. Lạc Long Quân, Âu Cơ và những đứa con. B. Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lạc Việt. C. Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lạc Việt, Thần Nông. Câu 2: Âu Cơ sinh ra trăm người con như thế nào? A. Hồng hào đẹp đẽ B. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 3: Người con trai trưởng theo Âu Cơ lên ngôi vua và lấy hiệu là gì? 49
  50. A. Lê Lợi. B. Hùng Vương. C. Trần Hưng Đạo. Câu 4: Âu Cơ và Lạc Long Quân đã chia con như thế nào? A. 50 người con xuống biển, 50 người con lên núi B. 100 người con theo Long Quân xuống biển, Âu Cơ ở lại một mình C. 100 người con cùng ở lại với Âu Cơ Câu 5 : Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với chúng ta điều gì? A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. B. Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam. C. Tình yêu biển của Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ. Câu 6: Những thành ngữ nào là cách gọi người Việt Nam ta? A. Con cháu Lạc Hồng B. Con vua cháu chúa C. Con cháu vua Hùng. Câu 7 : Trong các dân tộc dưới đây, dân tộc nào không có ở nước ta?(Em hãy khoanh vào từ đó) Tày, Thái, Mường, Kinh, Nùng, Dao, Chăm, Mơ-nông, Do Thái, Ba-na Câu 8 : Câu văn: “Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ.” Bộ phận in đậm được trả lời cho câu hỏi nào dưới đây? A. Khi nào? B. Vì sao? C. Ở đâu? Câu 9: Dòng nào dưới đây gồm có các từ chỉ đặc điểm? A. xinh, đỏ, phượng, béo, mây B. đẹp, ngoan, chạy, mặt trời, mây C. tươi tốt, xinh, trắng, đẹp, thông minh Câu10 : Trong câu: “Tre bần thần nhớ gió.” đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi như thế nào ? A. Bần thần nhớ gió B. Bần thần C. Nhớ gió Câu 11 : Trong khổ thơ sau đây những sự vật nào được nhân hóa? Nấm mang ô đi hội Tới suối nhìn mê say Ơ kìa ! Anh cọn nước Đang chơi trò đu quay A. Nấm và suối B. Suối và cọn nước C. Nấm và cọn nước Câu 12 : Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau: Trên đường xe ô tô xe máy đi lại tấp nập. Câu 13 : Tìm những từ ngữ có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Đồng bào Việt Nam ta phải coi nhau như ” để tạo so sánh đúng? Câu 14 : Điền l hoặc n vào từng chỗ trống cho phù hợp? a, ội suối trèo on b, ảy ộc đâm chồi Câu 15: Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” . Câu 16: Em hãy viết một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh nói về một loại cây trên sân trường em? . Câu 17: Em hãy viết tên hai bãi biển của tỉnh Nam Định? . 50
  51. Câu 18 : Em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một việc làm để phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 25 I. ĐỌC HIỂU HAI BÀ TRƯNG Thưở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời : - Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Theo Văn Lang Câu 1: Câu chuyện nói về ai? A. Tô Định. B. Thi Sách. C. Hai Bà Trưng. Câu 2: Những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? A. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. B. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Hai Bà Trưng có tài năng và chí lớn như thế nào? 51
  52. A. Có tài thêu thùa may vá nổi tiếng. B. Có tài buôn bán và có chí làm giầu. C. Tinh thông võ nghệ và có chí giành lại non sông. Câu 4: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? A. Để trả thù cho chồng. B. Để trở thành những người anh hùng. C. Để đánh đuổi quân xâm lược, giành lại đất nước giành lại hạnh phúc cho nhân dân và trả thù cho chồng. Câu 5: Chi tiết nào nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? A. Đoàn quân rùng rùng lên đường. B. Tiếng trống đồng dội lên. C. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. Câu 6: Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? . . Câu 7: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? - Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông. Câu 8: Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để có hình ảnh so sánh Công cha nghĩa mẹ như những hạt ngọc. Đường trơn như đổ mỡ. Những tòa nhà cao như những ngọn núi. Những giọt sương buổi sáng như trời, như biển. Câu 9: Viết một câu nêu hoạt động? . Câu 10: Điền vào chỗ trống l hoặc n. Nguyên nhân đi học muộn - Sao ngày ào em cũng đến lớp muộn như vậy? - Thưa cô, vì gần ối rẽ vào trường có biển báo khiến em không dám đi nhanh ạ. - Tấm biển đó viết gì vậy? - Dạ, biển đề: Yêu cầu đi chậm ại, phía trước à trường học. Câu 11: Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau: - Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về nhà ngay. Câu 12: Tìm 2 từ chỉ đặc điểm trong câu: “Từ đó họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.” . Câu 13: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về một việc tốt mà em đã làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. . . . 52
  53. . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 26 I. ĐỌC HIỂU NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ S¸ng h«m Êy, anh §øc Thanh dÉn Kim §ång ®Õn ®iÓm hÑn. Mét «ng kÐ ®· chê s½n ë ®Êy. ¤ng mØm cười hiÒn hËu: - Nµo b¸c ch¸u ta lªn ®ưêng! ¤ng kÐ chèng gËy tróc, mÆc ¸o Nïng ®· phai, bît c¶ hai cöa tay. Tr«ng «ng như ngưêi Hµ Qu¶ng ®i cµo cá lóa. Kim §ång ®eo tói nhanh nhÑn ®i trưíc, «ng kÐ l÷ng th÷ng ®»ng sau. GÆp ®iÒu g× ®¸ng ngê, ngưêi ®i trưíc lµm hiÖu, ngưêi ®»ng sau tr¸nh vµo ven ®ưêng. §Õn qu·ng suèi, võa qua cÇu th× gÆp T©y ®ån dem lÝnh ®i tuÇn. Kim §ång b×nh tÜnh huýt s¸o. ¤ng kÐ dõng l¹i, tr¸nh sau mét t¶ng ®¸. Lưng ®¸ to lï lï, cao ngËp ®Çu ngưêi. Nhưng lò lÝnh ®· tr«ng thÊy. Chóng nã kªu Çm lªn. ¤ng kÐ ngåi ngay xuèng t¶ng ®¸, th¶n nhiªn nh×n bän lÝnh, như ngưêi ®i ®ưêng xa, mái ch©n, gÆp ®ưîc t¶ng ®¸ ph¼ng th× ngåi nghØ chèc l¸t. Nghe ®»ng trưíc cã tiÕng hái: - BÐ con ®i ®©u sím thÕ? Kim §ång nãi: - §ãn thÇy mo nµy vÒ cóng cho mÑ èm. Tr¶ lêi xong, Kim §ång quay l¹i, gäi: - Giµ ¬i! Ta ®i th«i! VÒ nhµ ch¸u cßn xa ®Êy! M¾t giÆc tr¸o trưng mµ ho¸ thong manh. Hai b¸c ch¸u ®· ung dung ®i qua trưíc mÆt chóng. Nh÷ng t¶ng ®¸ ven ®ưêng s¸ng h¼n lªn như vui trong n¾ng sím. Theo T« Hoµi Câu 1 : Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? A. Đi liên lạc với cán bộ. B. Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây. C. Đi đón thây mo về cúng cho mẹ ốm. Câu 2 : Vì sao Bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng? A. Bác cán bộ già rồi B. Bác muốn làm thầy cúng. C. Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ của cách mạng. Câu 3 : Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? A. Người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường B. Hai bác cháu cùng đi. C. Vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Câu 4 Từ chỉ đặc điểm trong câu "Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên." là: A. đá. B. đường C. sáng Câu 5: Bài ®äc trên có mấy hình ảnh so sánh? A. 1 hình ảnh. B. 2 hình ảnh. C. 3 hình ảnh. 53
  54. Câu 6 : Vẽ biểu cảm là. A. Nhìn mẫu rồi nhìn vào giấy rồi vẽ. B. Nhìn mẫu không nhìn giấy rồi vẽ C . Không nhìn mẫu nhìn giấy vẽ. Câu 7: Em có tán thành các ý kiến dưới đây không ? Hãy khoanh vào ý kiến em tán thành . A. Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó. B. Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai. C. Niềm vui sẽ đựoc nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ. D. Người không quan đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt E. Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. G. Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em . Câu 8: Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” do ai sáng tác ? A. Nhạc sĩ Hoàng Vân B. Nhạc sĩ Mộng Lân C. Nhạc sĩ Hoàng Hà D. Nhạc sĩ Hoàng Lân III. Hoàn thành các bài tập sau: Câu 9: Điền sao hoặc xao vào từng chỗ chấm. a, lao b, chép c, xôn d, đèn ông Câu 10: Viết 3 câu giới thiệu ? để giới thiệu về các bạn trong tổ em. a, . b, . c, . IV. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5- 7 câu kể một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 27 I. ĐỌC HIỂU CHIM VÀNG ANH 54
  55. Một buổi sớm mùa hè rực rỡ, trên cành cây vải cao nhất vượt lên giữa bầu trời xanh thẳm, có một đàn Vàng Anh con đậu. Đàn chim sắc lông chưa óng ánh vì chưa trải qua nắng gió. Đàn chim tung cánh bay chuyền theo chim bố, chim mẹ, từ cây này sang cây khác. Chúng chuyền lên ngọn bạch đàn cao nhất như muốn từ đó nhìn bao quát xóm làng. Bỗng đâu một đàn Vàng Anh khác không biết từ nơi nào đến bay ngang qua. Tức thì đàn chim con tung cánh bay nhập vào thành một đàn lớn. ( Theo Hồ Phương ) Câu 1: Chim Vàng Anh con đậu trên cây vào mùa nào? A. Mùa đông B. Mùa xuân C. Mùa hè D. Mùa thu Câu 2: Vì sao lông của đàn chim chưa óng ánh? A. Chưa trải qua mưa B. Chưa trải qua nắng C. Chưa trải qua gió D. Chưa trải qua nắng gió Câu 3: Chúng đậu trên ngọn cây cao nhất để làm gì? A. Để kiếm mồi B. Để tập hót C. Để nhìn bao quát xóm làng D. Để vui chơi Câu 4 : Câu nào sau đây có sử dụng biện pháp nhân hoá? A. Chú chim Vàng Anh đang đậu B. Con chim Vàng Anh đang bay C. Cả A, D đều đúng D. Chim Vàng Anh đang nhảy múa Câu 5:Từ “ chúng” trong đoạn văn trên chỉ sự vật nào? A. Cành cây vải B. Đàn chim C. Buổi sáng mùa hè D. Nắng gió, xóm làng Câu 6: Câu văn “Đàn chim tung cánh bay chuyền theo chim bố, chim mẹ.” thuộc mẫu câu nào? A. Câu giới thiệu? B. Câu nêu hoạt động? C.Câu nêu đặc điểm? Câu 7: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “tức thì” trong câu: “Tức thì đàn chim con tung cánh bay nhập vào thành một đàn lớn”? A.Tức tối B.Tức giận C.Tức bực D. Lập tức Câu 8 : Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào ?: “Trên cành cây vải cao nhất có một đàn Vàng Anh con đậu” A.Vì sao ? B. Khi nào ? C. Ở đâu ? D. Để làm gì ? Câu 9: Kể tên 5 loài chim mà em biết ? . Câu 10 : Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ hoặc ca dao nói về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ? . Câu 11: Viết tên 5 bạn trong tổ mà em yêu quý nhất theo thứ tự trong bảng chữ cái ? . Câu 12: Em hãy đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh nói về mẹ hoặc cô giáo của em ? . Câu 13 : Chọn tiếng chứa s hoặc x điền vào chỗ chấm: a, mù b, hãi c, . giả d, cốt Câu 14 : Ghi vào chỗ chấm các từ có nghĩa sau: a, Người thi đấu thể thao: b, Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa: 55
  56. Câu 15 : Loại văn bản có đặc điểm viết theo mẫu để trình bày, đề đạt nguyện vọng gọi là: Câu 16 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Làm gì ?” trong câu sau? Đàn chim tung cánh bay chuyền theo chim bố, chim mẹ, từ cây này sang cây khác. . . Câu 18 : Em hãy chọn một trong hai đề bài sau: Đề 1: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 - 6 câu) về mơ ước của em. Đề 2: Ở nhà, em đã làm được một số việc để giúp đỡ gia đình. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 - 6 câu) kể về một việc mà em đã làm. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 28 I. ĐỌC HIỂU BÁC TẬP THỂ DỤC Bác sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù chưa tan, còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, đồ đạc, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Ở Khuổi Nậm không có đất, Bác cũng tạo một mặt phẳng đứng tập. Bác đẽo lấy bốn cái chày, hai cái vừa, hai cái to và nặng để thay tạ tập hàng ngày. Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi. Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Khi thì một, hai đồng chí đi theo Bác, khi thì Bác tập một mình. Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giày cho khỏi đau chân. Bác đáp: - Tôi tập leo núi chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Để luyện bàn tay đánh máy, Bác chọn hai hòn đá tròn như trứng gà. Khi nghỉ đánh máy, Bác bóp tay vào đá nhiều lần. Theo cuốn Đầu nguồn Câu 1: Sáng nào Bác cũng dậy tập thể dục từ lúc mấy giờ? A. Khoảng ba rưỡi, bốn giờ. B. Khoảng bốn giờ, bốn rưỡi. C. Khoảng bốn rưỡi, năm giờ. D. Khoảng bốn, năm giờ. Câu 2: Bác tự rèn luyện thân thể vào buổi sáng sớm bằng những hình thức nào? A.Tập tạ, tắm nước lạnh, bóp tay vào hòn đá. B.Tập tạ, leo núi cao, tắm bằng nước lạnh. 56
  57. C.Tập tạ, leo núi cao, bóp tay vào hòn đá. D.Tập tạ, tắm bằng nước lạnh, bóp tay vào hòn đá, leo núi cao. Câu 3: Vì sao Bác thường tập leo núi với đôi bàn chân không? A.Vì Bác thấy đi giày khó leo núi. B.Vì Bác muốn tiết kiệm giày dép. C.Vì Bác muốn quen dần với cuộc sống kháng chiến. D.Vì Bác luyện chịu đựng với giá rét. Câu 4: : Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh. . Câu 5 : Câu " Bác sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp.” thuộc mẫu câu nào ? A.Câu nêu hoạt động? B. Câu nêu đặc điểm? C. Câu giới thiệu ? Câu 6: Em đã làm gì để rèn luyện thân thể? . Câu 7 : Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hóa có trong các câu sau: - Biển ơi, biển đừng gào thét nữa để chúng tôi lại có thể ra khơi. - Những ngọn núi bá vai nhau kết thành một khối sừng sững. Câu 8 : Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm. a, Trong hội khỏe Phù Đổng, trường em đã tổ chức cuộc ( chạy đua, chạy thi) giữa các lớp. b, Bùi Tiến Dũng là ( thủ môn, tiền đạo ) xuất sắc của đội tuyển U23 Việt Nam. Câu 9. Điền tiếp bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ? để hoàn chỉnh các câu sau : - Hùng đi học muộn vì - Lan yêu mùa hè vì Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau đây ; Một con ngựa cả tàu bỏ . làm chẳng nên non . chụm lại nên hòn núi cao. Câu 11: Đọc khổ thơ sau: Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. Tìm các câu theo mẫu Câu giới thiệu? trong khổ thơ trên và ghi lại từng câu tìm được vào chỗ trống thích hợp ở bảng dưới đây. Ai (cái gì, con gì) ? Là gì (là ai, là cái gì, là con gì) ? Câu 12: Gạch dưới hai từ không phải là tên gọi của môn thể thao trong dãy từ sau : nhảy cao, lướt ván, đi bộ, bơi lội, cờ vua, trường đấu, ném lao, sào nhảy, nhảy dù, leo núi, bóng đá. 57
  58. Câu 13 : Đặt một câu trong đó có dùng dấu phẩy để phân cách từng sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc con người. . . Câu 14: Điền tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu văn có hình ảnh so sánh. Mẹ thường chải mái tóc dài . của mình bằng chiếc lược sừng. Câu 15: Điền tiếp vào chỗ chấm bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào ? a, Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu . b, Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé Câu 16: Đặt một dấu phẩy vào vào những chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây. - Vì rét cây mai không nở hoa vào đúng dịp Tết. - Nhớ lời cô dặn Hoa viết bài rất cẩn thận. Câu 17: Điền tiếp 4 từ ngữ vào dòng sau: Những người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, . Câu 18: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia. . . . . . . . Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 29 I. ĐỌC HIỂU CÂY SỒI Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Đoạn văn trên nói đến loại cây gì? A. Cây sồi B. Cây cơm nguội C. Cả A, B đều đúng 58
  59. Câu 2: Có những màu sắc nào được nhắc đến trong bài? A. Xanh, vàng B. Đỏ, trắng C. Đỏ, vàng, trắng Câu 3: Hình ảnh cây sồi được tả như thế nào? A. Gầy guộc B. Sum suê C. Cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ Câu 4: Những chiếc lá rập rình lay động được so sánh với sự vật nào? A. Những cánh bướm xinh B. Những đốm lửa đỏ bập bùng C. Những chiếc lá vàng rực rỡ Câu 5: Hình ảnh “Lúc trườn lên tảng đá, lúc luồn xuống gốc cây” miêu tả sự vật nào? A. Nhân vật tôi B. Nước C. Làn gió Câu 6: Câu : “Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ.” thuộc mẫu câu nào sau đây? A. Nêu hoạt động B. Nêu đặc điểm C. Giới thiệu Câu 7: Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A. 1 hình ảnh B. 2 hình ảnh C. 3 hình ảnh Ghi lại các hình ảnh so sánh em tìm được: Câu 8: Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu sau: Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. Câu 9: - Tìm từ đồng nghĩa với từ chói lọi: - Tìm từ trái nghĩa với từ: can đảm . Câu 10: Đặt câu hỏi Khi nào? / Ở đâu? / Bằng gì? thích hợp cho bộ phận in đậm trong câu sau: a, Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. b, Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. c, Bằng nỗ lực phi thường, anh ấy đã vượt qua đối thủ trong những giây cuối cùng của cuộc đua. Câu 11: Khoanh vào chữ đặt trước câu cảm, gạch dưới câu khiến trong các câu sau: A. Nhìn kìa! Cơn dông to quá! B. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng! C. Chạy nhanh lên đi, cơn dông ập tới rồi. D. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé! Câu 12: Những câu nào có hình ảnh so sánh? A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. B. Những hạt lúa non thơm mát như dòng sữa non của mẹ. C. Bông lúa cong xuống như lưỡi liềm. 59
  60. Câu 13: Đặt câu có hình ảnh so sánh với từ: tiếng ve Câu 14: Tìm các từ ngữ chỉ màu xanh miêu tả a, Bầu trời: Xanh lơ, . . b, Cây cối: . c, Mặt biển: Câu 15: Đặt câu với 1 từ em tìm được ở câu 14 . Câu 16: Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật. Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 30 I. ĐỌC HIỂU CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch Ngựa cha thấy thế, bảo: - Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. Ngựa con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp: - Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà! Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ trắng, thỏ xám thận trọng ngắm nghĩa các đối thủ. Bác quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa con ung dung bước vào vạch xuất phát. Tiếng hô “Bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất Vòng thứ hai Ngựa con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm ngựa con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, ngựa con đỏ hoe con mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn. Ngựa con đã rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. (Theo Xuân Hoàng) 60
  61. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Muông thú trong rừng mở hội thi để làm gì? A. Chọn con vật khỏe nhất. B. Chọn con vật nhanh nhất. C. Chọn con vật đẹp nhất. D. Chọn con vật thông minh nhất. Câu 2: Ngựa con đã chuẩn bị như thế nào cho hội thi? A. Đến gặp bác thợ rèn để xem lại bộ móng. B. Chăm chỉ tập chạy với những sải bước dài. C. Chải chuốt, mải mê soi bóng mình dưới suối. D. Cùng ngựa cha tập chạy đường dài. Câu 3: Ngựa con được cha khuyên thế nào? A. Cần chuẩn bị cho mình một bộ đồ nâu tuyệt đẹp. B. Cần phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. C. Cần chải chuốt bộ bờm dài cho ra dáng nhà vô địch. D. Cần ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lí. Câu 4: Vì sao ngựa con không nghe lời khuyên của cha? A. Vì ngựa con nghĩ mình sẽ chạy nhanh hơn các bạn. B. Vì ngựa con có chiếc bờm dài ra dáng nhà vô địch. C. Vì ngựa con đã có bộ móng rất chắc chắn. D. Vì ngựa con chủ quan và quá tự tin vào bản thân mình. Câu 5: Chuyện gì xảy ra với ngựa con trong cuộc thi? (Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu trả lời.) Cái móng của ngựa lung lay rồi .Gai nhọn làm ngựa con đau điếng. Ngựa con chạy và cuối cùng Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì? Câu 7: Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ đặc điểm? A. nâu, tuyệt đẹp, dài, chạy. B. chải chuốt, nâu, tuyệt đẹp, dài. C. nâu, tuyệt đẹp, dài, chắc chắn. D. nâu, sửa soạn, tuyệt đẹp, dài. Câu 8: Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với từ khỏe khoắn. a, Từ có nghĩa giống với từ khỏe khoắn là: b, Từ có nghĩa trái ngược với từ khỏe khoắn là: Câu 9: Em hãy đặt một câu kể có hình ảnh so sánh. .Câu 10: Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông. Năm ấy, muông thú mở cuộc chạy đua trong rừng Tham gia cuộc đua có ngựa con hươu chị hươu em thỏ trắng thỏ xám, Ai sẽ trở thành 61
  62. nhà vô địch đây Tất cả đều mong muốn mình giành được vòng nguyệt quế của cuộc đua. B. Kiểm tra viết: I. Chính tả (nghe - viết): Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Theo Văn Lang II. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường. Bài làm Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 31 I. ĐỌC HIỂU CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng, hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ ” . 62
  63. Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Đây đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên: - Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ? Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn. (G.Xư-phe-rốp - Nam Cường dịch) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì? A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ. B. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh. C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi. D. Tiếng kèn vang vọng bên tai cậu. Câu 2: Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì? A. Trở thành người ca sĩ. B. Trở thành người nhạc sĩ. C. Trở thành người nhạc công. D. Trở thành họa sĩ. Câu 3: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên: - Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ? A. Dẫn lời nói trực tiếp. B. Dẫn lời đối thoại. C. Dùng để liệt kê. D. Dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu 4: Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo? A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. B. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn. C. Chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo D. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên. Câu 5: Tìm trong câu sau từ chỉ hoạt động. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn. A. Chú dế B. Nhạc sĩ C. Biết ơn D. Sau này Câu 6: Từ nào dưới đây có nghĩa giống với từ biết ơn ? A. Bội ơn B. Vong ơn C. Vô ơn D. Nhớ ơn Câu 7: Qua câu chuyện Chú dế bên lò sưởi em có ước mơ gì? Ghi lại ước mơ của em . Câu 8 : Em hãy đặt câu cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da? Câu 9: Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mẩu chuyện sau: Trái đất và mặt trời Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi ( ) Một lần, em hỏi bố: ( ) Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố? 63
  64. ( ) Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp ( ) Câu 10: Giả sử em ước mơ thành bác sĩ, em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? Viết 2 câu nói về điều đó. B. Kiểm tra viết I. Chính tả (nghe - viết): Nhà rông Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm. Theo Ay Dun và Lê Tấn II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Bài làm Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 32 I. ĐỌC HIỂU 64
  65. Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy róc rách dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Đoạn văn trên miêu tả những sự vật nào? A. trăng, trời, gió, núi C. trăng, sao B. trăng, trời, gió và các sự vật ở trong rừng Câu 2: Trăng lên nhọn như chiếc ngà non là trăng mọc vào thời gian nào A. Cuối tháng B. Vào ngày rằm C. Vào ngày 16 hàng tháng Câu 3: Khung cảnh trong rừng như thế nào? A. Náo nhiệt B. Yên tĩnh C. Ồn ào Câu 4: Tác giả quan sát các sự vật bằng những giác quan nào? A. Thị giác B. thính giác C. cả hai đáp án trên Câu 5: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được so sánh? A. Chỉ có trăng được so sánh. B. Chỉ có những đốm sáng lân tinh được so sánh. C. Bầu trời và ngọn gió được so sánh. Câu 6: Câu : “Hoa lá, quả chín đua nhau toả mùi hương” thuộc mẫu câu nào? A. Câu giới thiệu? B. Câu nêu đặc điểm? C. Câu nêu hoạt động? Câu 7: Đoạn văn trên tả cảnh vào thời điểm nào trong ngày? Câu 8: Em thấy ánh trăng trong đoạn văn trên có gì đẹp? Câu 9: Ghi từ chỉ sự vật (SV), từ chỉ hoạt động (HĐ), từ chỉ đặc điểm (ĐĐ) dưới các từ được in đậm trong câu sau: Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Câu 10: Hãy đặt một câu nêu đặc điểm để nói về ánh trăng vào những ngày cuối tháng Câu 11: Từ trái nghĩa với từ ẩm ướt là: Từ đồng nghĩa với từ yên tĩnh là : Câu 12: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? trong câu: Con mèo đang nằm ngủ trong bếp. Câu 13: Trả lời các câu hỏi sau: a, Trường học của em ở đâu? 65
  66. b, Khi nào em được nghỉ hè? Câu 14: Viết 1-2 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thỏ trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con. Câu 15: Tìm từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành những câu có hình ảnh so sánh a, Chú mèo có bộ lông mượt b, Vòng tay của mẹ ấm áp Họ và tên : Lớp : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - 33 I. ĐỌC HIỂU BÁC RÙA ĐÁ Chim Bách Thanh đậu trên một cành cây bên bờ suối. Chú bắt đầu hát một điệu mới, giọng mượt mà. Bác Rùa Đá thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt lắng nghe tiếng hát trong trẻo. Bỗng lão Rắn Mốc bò đến, lão cuốn mình quanh cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Phốc! Lão đã ngoạm một chân Bách Thanh trong miệng. Bách Thanh thét lên đau đớn. Chú giãy giụa và lôi lão Rắn Mốc ngã xuống bờ cỏ trước mặt bác Rùa Đá. Bác vội nhích lên vài bước và cái miệng rắn như đá của bác kẹp nát cổ Rắn Mốc. Lão Rắn Mốc duỗi toàn thân, cứng đơ như một cành cây khô. Bách Thanh bị gãy một chân. Chú nén đau, bay lên cành cây, rối rít nói: “Cháu cám ơn bác Rùa Đá!” Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Từ “hát” trong câu chuyện trên có nghĩa là gì A. Kêu B. Nói C. Hót Câu 2: Nhân vật nào trong câu chuyện là kẻ yếu cần được bảo vệ ? A. Chim Bách Thanh B. Bác Rùa Đá C. Lão Rắn Mốc Câu 3: Trong truyện có mấy nhân vật? A. 1 nhân vật B. 2 nhân vật C. 3 nhân vật Câu 4: Hành động nào chứng tỏ chim Bách Thanh rất dũng cảm? A. Chú giãy giụa và lôi lão Rắn Mốc ngã xuống bờ cỏ. B. Chú bay lên cành cây và nói lời cảm ơn Bác Rùa Đá. C. Chú thét lên đau đớn. Câu 5: Trong câu chuyện trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả hai đáp án trên 66