Bộ đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

doc 13 trang thungat 2250
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ky_i.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

  1. Bộ đề kiểm tra môn Ngữ Văn lớp 7: HK I Đề 1 Tiết 12: Viết bài kiểm tra số 1 (học sinh làm bài ở nhà) Hình thức: tự luận 100% Thang điểm: 10 Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Tập làm văn Học sinh làm được bài văn miêu tả về 1 cảnh đẹp mà em được nhìn thấy trong dịp nghỉ hè. Số câu Số câu: câu 1 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 10 Số điểm: 10 Tống số câu: Số câu:1 Số câu: 1 Tổng số điểm: Số điểm: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 100% Đề bài: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát: cánh đồng, núi sông ). Thang điểm và đáp án A. Mở bài (1,5đ) - Giới thiệu được đối tượng cần miêu tả. - Hoàn cảnh tiếp xúc với đối tượng miêu tả như thế nào? B. Thân bài (7đ) - Tả chi tiết đối tượng: - Thời gian? - Địa điểm ở đâu? - Phong cảnh nơi đó như thế nào: thiên nhiên, cây cối, con người . -ở đó có gì hấp dẫn và nổi bật. C. Kết bài (1,5đ) Cảm nghĩ của em sau khi được đến đó như thế nào? Mong ước sẽ lại được đến nơi đây vào 1 ngày gần nhất.
  2. Đề 2 Tiết 18: Kiểm tra 15 phút - Tiếng việt Ma trận đề Phương pháp: tự luận 100% Thang điểm: 10 Đề bài Khoanh tròn vào phương án đúng nhất: Câu 1: Nghĩa của .có tính chất phân nghĩa. A . Từ ghép đẳng lập. B . Từ ghép chính phụ. C . Từ ghép. Câu 2: So với từng thành tố tạo nên từ ghép đẳng lập, nghĩa của từ ghép đẳng lập: A. Khái quát hơn. B. Cụ thể hơn. C. Rõ hơn. Câu 3: Từ láy là từ được tạo thành trên cơ sở giữa các tiếng theo một quy luật nhất định. A. Kết hợp nghĩa. B. Lặp lại âm thanh. C. Hòa phối âm thanh. Câu 4: Từ láy toàn bộ .được tạo thành bằng cách láy lại nguyên vẹn tiếng gốc. A. Không phải bao giờ cũng. B. Không. C. Luôn luôn. Câu 5: Trong các từ ghép sau, từ ghép nào là từ ghép chính phụ? A. Chài lưới. B. Bà ngoại. C. Quần áo. D. Ông bà. Câu 6: Trong các từ ghép sau, từ ghép nào là từ ghép đẳng lập? A. Thơm ngát. B. Vui lòng. C. Quần áo. D. Nhà trường. Câu 7: Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy? A. Nho nhỏ. B. Nghênh nghênh. C. Hùng dũng. D. Bần bật. Câu 8: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc sau đây để tạo thành từ láy: A. Phập B. Bập C. Xập . D. Thập
  3. Câu 9: Chọn từ thích hợp trong hai từ đã cho và điền vào chỗ trống trong các câu sau. 1. lẩn thẩn/ tẩn mẩn a, Càng già cụ càng sinh ra , toàn nói những chuyện linh tinh, khó hiểu. b, Con bé con .nhặt từng hạt cườm nhỏ li ti bỏ vào lọ. 2. loảng xoảng/ choang choảng. a, Tôi nghe hai đứa cãi nhau .suốt từ nãy đến giờ. b, Tiếng bát đĩa, xoong nồi va vào nhau . Câu 10: Nối vế ở cột A với vế ở cột B sao cho thích hợp. A B Đáp án 1.nhạy cảm a. phê phán một cách nghiêm khắc đối với những việc làm sai trái 2. bận tâm b. nghĩa chung: phản lại người tốt, người đã từng giúp đỡ mình. 3.cảnh cáo c. cảm nhận rất nhanh và tinh bằng các giác quan, bằng cảm tính. 4. bội bạc d. hay suy nghĩ, lo lắng, không yên lòng. Câu 11: Cho các từ: các đoạn, tính liên kết, hợp lý, dễ hiểu, rời rạc, nối liền, hãy điền vào chỗ trống thích hợp trong câu sau: Trong một văn bản có , các câu, phải được .với nhau một cách tự nhiên, , để việc diến đạt trở nên , không bị và hỗn độn. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: TIẾNG VIỆT 15’ HÌNH THỨC: TNKQ TỈ LỆ: 10 ĐIỂM Mức Vận dụng Độ Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên chủ Cấp độ thấp Cấp độ cao Đề Chủ đề 1: Nhận biết Hiểu được Điền được tiếng việt. được thế nghĩa của các từ thích Từ ghép nào là từ từ, xác định hợp vào chỗ Từ láy ghép, thế được các từ trống nào là từ ghép từ láy. láy. Số câu: Số câu:3 Số câu: 5 Số câu: 3 Số câu:11 Số điểm: Số điểm:1,5 Số điểm:2,5 Số điểm: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ :15% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 100% Tổng số câu Số câu: 3 Số câu: 5 Số câu: 3 Số câu:11 Tổng số điểm Số điểm:1,5 Số điểm:2,5 Số điểm: 6 Số điểm:10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 100%
  4. Đáp án và thang điểm Mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 B A B A A C C Câu 8: A. phập- phồng C. xập- xòe B. bập- bềnh D. thập thò Câu 9: (1 điểm) 1. a- lẩn thẩn b- tẩn mẩn 2. a. choang choảng b- loảng xoảng. Câu 10 :nối cột A- B(1 điểm) 1- a 2- d 3- a 4- b Câu 11: (1 điểm) Trong một văn bản có tính liên kết, các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lý, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn.
  5. Đề 3 Tiết 27: Kiểm tra 15phút - tập làm văn Ma trận đề: - Phương pháp: tự luận 100% - Thang điểm : 10 Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Tập làm văn Học sinh Xác định được Học sinh làm được trình bày đối tượng và bước 2 của bài văn được các tình cảm trong biểu cảm với chủ đề bước để làm 1 đề văn biểu tự chọn. 1 bài văn cảm. biểu cảm. Số câu Câu 1: 2đ ½ câu 2: 2đ ½ câu 2: 6đ Số câu:2 Số điểm Số điểm: 10 Tống số câu: Câu 1: 2đ ½ câu 2: 2đ ½ câu 2: 6đ Số câu: 2 Tổng số điểm: Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 60% Số điểm: 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 100% Đề bài Câu 1: Em hãy cho biết có mấy bước để làm một bài văn biểu cảm?chỉ ra những bước đó? Câu 2: Cho chủ đề tự chọn, hãy xác định đối tượng, tình cảm của bài văn và làm bước 2(tìm ý, lập dàn ý). . Thang điểm Câu 1: mỗi ý = 0,5đ - Bước 1: định hướng chính xác: +viết cho ai? + viết để làm gì? + viết như thế nào? - Bước 2: Tìm ý và sắp xếp ý (dàn bài) - Bước 3: viết thành văn. - Bước 4: kiểm tra lại. Câu 2: VD: Đề: Cảm nghĩ về dòng sông quê em. - đối tượng biểu cảm : dòng sông quê em (1đ) - Tình cảm: yêu thích, gắn bó.(1đ) * Làm bước 2: dàn bài Mb: Giới thiệu về dòng sông quê hương : yêu mến, tự hào. Tb: Giới thiệu chi tiết: - Dòng sông to hay nhỏ. - Màu nước sông: trong xanh. - Tác dụng của dòng sông: trẻ con, người lớn - Dòng sông gắn bó với tuổi thơ của em nhue thế nào? Có những kỉ niệm gì? KB: Nêu cảm nghĩ của em vê dòng sông.
  6. Đề 4 Tiết 30+31: Viết bài tập làm văn số 2 Ma trận đề - Phương pháp: tự luận 100% - Thang điểm: 10 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Tập làm văn Học sinh làm được bài văn biểu cảm về chủ đề thiên nhiên, thực vật Số câu Số câu: câu 1 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 10 Số điểm: 10 Tống số câu: Số câu:1 Số câu: 1 Tổng số điểm: Số điểm: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 100% * Đề bài: Đọc đoạn văn “Hoa học trò” (Ngữ văn 7, tập 1, trang 87), em thấy Xuân Diệu có cảm nghĩ gì về hoa phượng trong ngày hè?còn em, em có cảm nghĩ gì về loài hoa rất gắn bó với học trò này.Em hãy trình bày những cảm nghĩ của riêng em? * Đáp án và thang điểm A.MB (1,5đ) - Hoa phượng gắn bó với học trò, luôn báo hiệu những mốc quan trọng trong đời sống của người học trò. - Do đó, hoa phượng luôn làm nảy sinh nhiều cảm xúc trong lòng người học trò. B. TB (7đ) - Hoa phượng báo hiệu mùa hè đến, với học trò nó gợi nhiều cảm nghĩ: + Lo lắng cho ôn tập, thi cử. + Hồi hộp chờ kết quả của những kì thi. + Chờ đón những ngày nghỉ hấp dẫn. + Tâm trạng buồn và nhớ thương của nhũng lũ học trog khi phải xa bạn bè, thầy cô và mái trường. - Hoa phượng chỉ nở trong những ngày hè nhưng vẫn gợi cho học trò hướng tới năm học sau. - Hoa phượng của chúng em trong hè không buồn. C, KB (1,5đ) - Suy ngẫm về hoa phượng: mùa hè nhiều hoa trái sao chỉ có hoa phượng được mang tên “Hoa học trò”. - Học sinh có thể liên tưởng mở rộng thêm.
  7. Đề 5 Tiết 40: Kiểm tra văn 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:VĂN 45’ HÌNH THỨC :TỰ LUẬN THANG ĐIỂM :10 ĐIỂM Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Chủ đề: Hiểu và cảm tác dụng của Cổng trường nhận được cách biểu đạt mở ra tình cảm mà tình cảm đó người mẹ dành cho con, nhận ra được phương thức mẹ trò chuyện với con Số câu Câu 1(1/2) Số câu:1 (1/2) Số câu:1 Số điểm 2 điểm 1 điểm Số điểm:3 Qua Đèo Nhận ra được Chỉ ra được nội Viết được nguyên Ngang tác giả của dung ý của nghĩa văn bài thơ. bài thơ của bài thơ. Số câu Câu :2(1/3) Câu 2(2/3) Câu 2(3/3) Số câu:1 Số điểm O,5đ 1,5điểm 2 điểm Số điểm:4 Chỉ ra được Giải thích được Nội dung của Nam Quốc đây là bản thế nào là Tuyên Tuyên ngôn độc sơn hà tuyên ngôn ngôn độc lập lập trong bài thơ độc lập đầu tiên của nước ta Số câu Câu 3(1/3) Câu 3(2/3) Câu 3(3/3) Số câu: 1 Số điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2 điểm Số điểm: 3 Tổng số câu : Số câu: 1,25 Số câu: 1,25 Số câu: 0,5 Số câu: 3 Tổng số điểm: Số điểm:3 Số điểm: 3 Số điểm: 4 Số điểm:10 Tỉ lê: Tỉ lệ: 30% Tỉ lê: 30% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 100% Đề bài: Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? (3 điểm) Câu 2 .Viết thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” cho biết tên tác giả và nêu ý nghĩa chính của bài thơ (4 điểm)
  8. Câu 3: “Sông núi nước Nam” được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ là gì (3 điểm ) Biểu điểm *Câu 1:Trong văn bản “Cổng trường mở ra” người mẹ không nói trực tiếp với con mà người mẹ đang nói với chính mình ->Làm nỗi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư, tình cảm, nhu6ng4 điều sâu thẳm khó nói bằng lời (1 điểm) *Câu 2:Viết thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” (2 điểm) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Tác giả: nữ sĩ Hồ Xuân Hương (0,5đ) Nội dung chính:Tác giả vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ trong xã hội xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ(1,5 đ) *Câu 3:Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không 1 thế lực nào xâm phạm(1 điểm) -Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài “Sông núi nước Nam” +Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn (1 điểm) +Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy thất bại (1 điểm)
  9. Đề 6 Tiết 44: Kiểm tra Tiếng việt 45 phút Ma trận đề kiểm tra Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Chủ đề Cấu tạo Học sinh . Tìm được từ nhận diện các từ láy được đâu phù hợp là từ ghép đâu là từ láy. Số câu: Câu1:0,25 Câu12:0,25 Số câu: 3 Số điểm: Câu 2:0,25 Số điểm: 0,75đ Đại từ Xác định được vai trò của đại từ trong câu. Số câu: Câu3:0,25đ Số câu:1 Số điểm: Số điểm: 0,25đ Từ Hán Nhận diện Hiểu được Giải Việt được từ nghĩa của thích HV từ HV được vì trong câu. sao người Việt thích đặt tên người, tên địa lý bằng từ Hv. Số câu Câu 5: Câu 4: Câu 15: Số câu:3 Số điểm 0,25đ 0,25đ 1đ Số điểm: 1,5đ Quan hệ Hiểu được Thế nào Dặt câu từ qht và phát là quan với các hiện lỗi sai. hệ từ? cặp qht Số câu : Câu 6 : ½ Câu14 ½ câu 14 Số câu :2 Số điểm : 0,25đ 1đ 2 đ Số điểm 3,25đ
  10. Các loại Tìn được Trình Lấy từ tư đồng bày được vd âm, đồng được thế về từ ngĩ, trái nào là từ đồng nghĩa. đồng nghĩa. nghĩa, có mấy loại từ đồng nghĩa. Số câu : Câu 2/3 câu (1/3)câu Số câu :5 Số điểm : 7,8,9,10,11 13 :2đ 13 :1đ Số điểm Số điểm :2 5đ Tổng số Số câu :8 Số câu :5 Số câu :2 Số câu Số điểm :4 Số điểm : 4 câu :15 Tổng số Số điểm :2 TL :40% Tỉ lệ : 40% Số điểm điểm :10 Tỉ lệ Tỉ lệ 20% TL :100% Đề bài I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Khoanh tròn trước câu trả lời đúng 1.Từ nào sau đây là từ ghép chính phụ? a.Sách vở b.Bà ngoại c.Bàn ghế d.Quần áo 2.Các từ “đèm đẹp”, “chiêm chiếp”thuộc loại từ láy nào? a.Láy toàn bộ b.Láy bộ phận c.Cả a và b 3.Đại từ “ai” trong câu ca dao sau giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? “Ai làm cho bể kia đầy” Cho ao kia cạn cho gầy cò con” a.Chủ ngữ b.Trạng ngữ c.Vị ngữ d.Phụ ngữ 4.Từ “thiên” trong “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” có nghĩa là gì? a.Nghìn b.Dời c.Trăm d.Trời 5.Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt? a.Núi sông b.Ông cha c.Hồi hương d.Nước nhà 6.Câu “Nhà em nghèo và em cố gắng vươn lên trong học tập” mắc lỗi gì về quan hệ từ? a.Thiếu quan hệ từ b.Thừa quan từ c.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa d.Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết 7.Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”? a.To b.Lớn c.tràn trề d.Dồi dào
  11. 8.Cặp từ nào sâu đây không phải là cặp từ trái nghĩa? a.Trẻ-Già b.Sáng-Tối c.Sang-Hèn d.Chạy-Nhảy 9.Từ đồng âm là: a.Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau b.Những từ có nghĩa trái ngược nhau c.Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau d.Tất cả đều đúng 10.Từ nào trong các từ sau có thể thay thế cho từ in đậm trong câu sau: “Chiếc ô tô này chết máy” a.Mất b.Hỏng c.Đi d.Qua đời 11.Trong các từ sau từ nào trái nghĩa với từ “trân trọng” a.Vui vẻ b.Chăm sóc c.Coi thường d.Giữ gìn 12.Điền các từ láy vào chỗ trống để hoàn thành các câu thơ sau: dưới núi, tiều vài chú bên sông, chợ mấy nhà II/PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) Cấu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? mỗi loại cho 1 ví dụ.(3 điểm) Câu 2: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí? Cho ví dụ (1 điểm) Câu 3: Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: (3 điểm) Tuy nhưng Sở dĩ là vì * Đáp án và thang điểm: I. Trắc nghiệm (3đ): mỗi câu = 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 B A A D C C B D A B C 12:- lom khom - lác đác II.Tự luận (7đ) Câu 1: 3đ - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Từ đồng nghĩa có 2 loại: + từ đồng nghĩa hoàn toàn. + từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Vd: học sinh tự làm: Câu 2: 1đ Sở dĩ người VN thích dùng từ HV để đặt cho tên người, tên địa lý vì nó mang sắc thái trang trọng Vd: Trường giang, Minh, Quang, Vân Câu 3: 3đ Qht dùng để biểu thị các quan hệ ý nghĩa như: so sánh, sở hữu, nhân quả Hs đặt câu với cặp từ cho sẵn.
  12. Đề 7 Tiết 45: Kiểm tra Văn học- 15 phút Ma trận đề kiểm tra - Phương pháp: tự luận - Thang điểm: 10 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Thơ trung đại Nhận biết Hiểu và càm Viết theo trí nhớ bài Việt Nam được tác giả nhận được thơ.Phân tích được của các bài những đặc sắc tâm trạng của tác giả thơ. về nội dung và trong bài thơ đó. nghệ thuật của 1 số bài thơ trung đại VN Số câu Câu 1/3 Câu 1/3 Câu 1/3 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm:3 Số điểm:6 Số điểm: 10 Tống số câu: Câu 1/3 Câu 1/3 Câu 1/3 Số câu: 1 Tổng số điểm: Số điểm:1 Số điểm:3 Số điểm:6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:30% Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 100% Đề bài: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” - tác giả là ai? Nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ là gì? Chép theo trí nhớ bài thơ và phân tích tâm trạng của tác giả? * Thang điểm và đáp án. - Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan. - Nội dung: bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. - Nghệ thuật: + sử dụng thể thơ Đường luật. + sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. + NT đối. + Sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa. - Chép theo trí nhớ bài thơ: HS tự làm - Tâm trạng của tác giả: buồn, cô đơn, hoài cổ, nhớ nước thương nhà qua việc miêu tả: thời gian- chiều tà; không gian và cảnh vật ở Đèo Ngang hoang vu, vắng lặng, thưa thớt của sụ sống .
  13. Đề 8 Tiết 51+52: Viết bài tập làm văn số 3 * Ma trận đề: - Phương pháp: tự luận - Thang điểm: 10 Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Tập làm văn Viết được bài văn biểu cảm về người thân thiết nhất của em(ông, bà, cha, mẹ, anh chị, thầy cô ) Số câu Số câu: câu 1 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 10 Số điểm: 10 Tống số câu: Số câu:1 Số câu: 1 Tổng số điểm: Số điểm: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 100% Đề bài: Cảm nghĩ về người thân yêu nhất của em Đáp án và thang điểm: *Vd: cảm nghĩ về bà A, Mở bài (1,5đ) Giới thiệu được đối tượng biểu cảm, cảm xúc chung về đối tượng.( bà là người em yêu kính nhất). B, Thân bài (7đ) - Tả về đối tượng: bà đã hơn 70 tuổi nhưng sức khỏe vẫn dẻo dai. - Mái tóc bạc, búi cao, gương mặt phúc hậu, ánh mắt hiền từ, nụ cười độ lượng. - Bà rất yêu các cháu. - Tần tảo đảm đang nuôi các con nên người, giúp các con nuôi dạy cháu chăm ngoan. - Thái độ của mọi người với bài: ai cũng yêu mến và kính trọng bà. - Tình cảm của em đối với bà: bà là chỗ dựa tin cậy của em, em thường xin ý kiến của bà về mọi công việc. Bà luôn chăm sóc và bảo ban em hết mực . C, Kết bài (1,5đ) - Cảm nghĩ về đối tượng biểu cảm: Trong vòng tay che chở, đùm bọc cảu bà em thấy vô cùng hạnh phúc. Tài sản quý giá nhất mà bà để lại cho con cháu là nếp sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. - Ước mong bà sống mãi cùng con cháu. Kiểm tra học kì I Theo đề cuả Phòng Giáo dục