Các đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2

pdf 10 trang thungat 12670
Bạn đang xem tài liệu "Các đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_2.pdf

Nội dung text: Các đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. BỘ ĐỀ THI GIỮA KÌ VÀ CUỐI KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT Trang MỤC LỤC Đề thi Đáp án 5 ĐỀ GIỮA KÌ II ĐỀ 1 1 63 ĐỀ 2 4 64 ĐỀ 3 7 65 ĐỀ 4 10 66 ĐỀ 5 13 67 15 ĐỀ CUỐI KÌ II ĐỀ 1 16 68 ĐỀ 2 19 69 ĐỀ 3 22 70 ĐỀ 4 25 71 ĐỀ 5 28 72 ĐỀ 6 31 73 ĐỀ 7 34 74 ĐỀ 8 37 75 ĐỀ 9 40 76 ĐỀ 10 43 77 ĐỀ 11 46 77 ĐỀ 12 50 78 ĐỀ 13 53 79 ĐỀ 14 56 80 ĐỀ 15 59 81 Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 1
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. EM HỌC SINH MỚI Đang giờ học Toán, một phụ nữ dắt bé gái nhỏ nhắn đến cửa lớp, nói với cô giáo: “Thưa cô, con gái tôi được chuyển đến học lớp cô”. Nhìn em học sinh nhỏ bé, lưng bị gù, cô giáo hồi hộp nghĩ: “Liệu cả lớp sẽ đón bạn mới với thái độ thế nào?” Cô nhìn học trò như muốn nói lời thiết tha: “Hãy đừng để người bạn mới thấy trong đôi mắt các em sự ngạc nhiên và chế nhạo!” Đáp lại là những nụ cười âu yếm và niềm vui loé lên trong ánh mắt các em. Cô nhẹ nhàng nói: - Tên bạn là Ô-li-a. Bạn từ xa chuyển đến, người nhỏ yếu. Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô-li-a? Cả sáu em ngồi bàn đầu đều giơ tay xin chuyển. Ô-li-a ngồi vào chỗ một bạn đượ c chuyển đi. Em nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Theo Xu-khôm-lin-xki) * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập: Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Câu 1: (0,5đ) Bạn học sinh mới là ai? Zalo: 0973368102 A. Là một bạn học sinh học rất giỏi Toán. B. Là một bạn học sinh nhỏ bé, lưng bị gù, từ xa chuyển đến. C. Là một bạn học sinh rất nhút nhát. Câu 2: (1đ) Các bạn đã đón Ô-li-a với thái độ như thế nào? A. Cười âu yếm, ánh mắt loé lên niềm vui. B. Cười chế nhạo, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên. C. Cười âu yếm, ánh mắt dịu dàng, tin cậy. Câu 3: (0,5đ) Câu chuyện ca ngợi điều gì? A. Lòng yêu quý B. Lòng tin cậy C. Lòng nhân ái Câu 4: (1đ) Nếu là một trong sáu bạn giơ tay nhường chỗ cho Ô-li-a, em sẽ nói gì với bạn khi nhường chỗ của bạn? 2
  3. Câu 5: (1đ) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động, trạng thái: A. dắt, nhỏ nhắn B. học trò, nghĩ C. ngồi, nhường Câu 6: (0,5đ)Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì? A. Con gái tôi được chuyển đến học lớp cô. B. Cô giáo nhẹ nhàng giới thiệu Ô-li-a với cả lớp. C. Ô-li-a là người bạn mới đến lớp. Câu 7: (0,5đ) Em hãy viết từ trái nghĩa với từ “nhỏ nhắn”: Câu 8: (1đ) Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về bạn Ô-li-a trong câu chuyện trên. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (4 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn sau vào giấy kiểm tra trong thời gian khoảng 15 phút. Mùa đông Sớm mai thức giấc, một cơn gió thoảng qua đưa cái lạnh đến. Mùa đông đã về. Trời âm u, thật lạnh nên bác mặt trời cứ đắp cái chăn đen ngủ hoài mặc cho chú gà trống gọi. Bé tung chăn đi rửa mặt và vui vẻ đến trường. (Theo Huỳnh Thị Phương Thảo) 3
  4. II. Tập làm văn (6 điểm): Đề bài: Mỗi mùa trong năm có một hương sắc, vẻ đẹp riêng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 câu) để tả một mùa mà em yêu thích. 4
  5. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. NHÀ GẤU Ở TRONG RỪNG Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà gấu đứng tránh gió dưới gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè, (Tô Hoài) * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập: Câu 1: (0,5đ) Mùa xuân, Gấu đi kiếm thức ăn gì? D. Măng và hạt dẻ. E. Măng và mật ong. F. Mật ong và hạt dẻ. Câu 2: (0,5đ) Vì sao suốt ba tháng rét, Gấu không cần đi kiếm ăn mà vẫn sống? D. Vì Gấu có nhiều thức ăn để dự trữ. E. Vì Gấu có hai bàn chân mỡ để mút. F. Vì Gấu có khả năng nhịn ăn giỏi. Câu 3: (0,5đ) Từ ngữ nào tả dáng đi của con gấu? B. Bước đi lặc lè. Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai C. Béo rung rinh. Zalo: 0973368102 D. Nặng những mỡ. Câu 4: (1đ) Em có nhận xét gì về gia đình nhà Gấu? . . Câu 5: (0,5đ)Câu “Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ.” thuộc kiểu câu nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? D. Ai thế nào? 5
  6. Câu 6: (1đ)Tìm các từ chỉ hoạt động trong câu sau: “Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ.” . Câu 7: (1đ)Trong câu: “Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong.”, bộ phận gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? A. Ở đâu? B. Khi nào? C. Vì sao? Câu 8: (1đ) Em hãy đặt một câu trong đó có bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? nói về gia đình nhà Gấu trong bài. . . I. Chính tả (4 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn sau vào giấy kiểm tra trong thời gian khoảng 15 phút. Nhà Gấu ở trong rừng Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà gấu đứng tránh gió dưới gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. 6
  7. II. Tập làm văn (6 điểm): Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em. 7
  8. ĐỀ 11 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. Người thợ săn và những chú chim bồ câu Ngày xửa ngày xưa, ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài. Một ngày nọ, có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có rất nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác. Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo với cả đàn: “Trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. Sau đó, một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”. Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”. Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao. Câu 1: Khi thấy có nhiều chim chóc trên cây, người thợ săn đã làm gì? a. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim b. Anh ta lắng nghe tiếng bầy chim ca hót. c. Anh ta ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài Câu 2: Loài chim nào đã cảnh báo cho các con chim khác khi biết người thợ săn đặt bẫy? a. Con quạ b. Chim bồ câu c. Chim chào mào 8
  9. Câu 3: Khi bị mắc lưới, những chú chim bồ câu đã làm gì? a. Chúng rất hoảng loạn và chỉ biết chờ đợi cái chết. b. Mỗi con chim tự tìm cách mổ lưới tự thoát thân. c. Chúng cùng nhau hợp lực mổ rách chiếc lưới để một chú chim thoát ra được bên ngoài Câu 4: Loài vật nào đã được chim bồ câu tìm tới để mong được giúp đỡ a. Qụa đen b. Nhà chuột c. Bác gấu Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Đàn bồ câu hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Là gì? Câu 6: Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau? a. Đoàn kết – chia rẽ b. Bay cao – chạy nhanh c. Thông minh – nhanh nhẹn Câu 7: Em rút ra được bài học gì thông qua câu chuyện trên? Câu 8: Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu sau: Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao. Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được được gạch chân trong câu sau: Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Câu 10: Theo em, tinh thần đoàn kết có quan trọng không? Vì sao? Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm Zalo: 0973368102 I. Chính tả (4 điểm): Nghe thầy cô đọc và viết lại đoạn văn sau: Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”. Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao. 9
  10. II. Tập làm văn (6 điểm): Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn về một người thân mà em yêu quý. Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 10