Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 29: Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

doc 5 trang thungat 3090
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 29: Giao thông vận tải và thông tin liên lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_ly_lop_12_bai_29_giao_thong_van.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 29: Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

  1. BÀI 29. GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC Câu 1. Các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Trung Bộ và Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu long. Câu 2. Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính của nước ta là A. có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. B. góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. C. góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. D. giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với chính sách của Nhà nước. Câu 3. Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông của nước ta là A. có trình độ kĩ thuật tương đối cao. B. có đội ngũ lao động dồi dào, trình độ tương đối cao. C. phát triển nhanh, mạng lưới phân bố rộng khắp đất nước. D. tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại. Câu 4. Ý nào sau đây không phải là thành tựu phát triển của ngành vận tải đường bộ? A. Về cơ bản, mạng lưới đường bộ đã phủ kín các vùng được hiện đại hóa. B. Mật độ đường còn thấp so với một số nước trong khu vực, chất lượng đường còn hạn chế. C. Phương tiện vânj tải tăng nhanh, chất lượng xe cũng tốt hơn. D. Khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển tăng. Câu 5. Quốc lộ 1A có vai trò như thế nào trong hệ thống đường bộ và nền kinh tế của nước ta? A. Là tuyến đường bộ dài nhất đất nước. B. Là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ, nối các vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. C. Là tuyến đường nối từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau). D. Là một trong những tuyến đường bộ đã có từ lâu đời trên đất nước ta. Câu 6. Loại hình nào sau đây thuộc mạng phi thoại? A. Mạng dây trần. B. Mạng điện thoại đường dài. C. Mạng truyền dẫn Viba. D. Mạng Fax.
  2. Câu 7. Mặc dù trong những năm gần đây, thông tin liên lạc ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, nhưng hậ tầng thông tin và truyền thông Việt Nam vẫn chưa đạt trung bình của khu vực, vì: A. Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật của nước ta còn ít. B. Nền kinh tế nước ta chậm phát triển. C. Điểm xuất phát của ngành Viễn thông nước ta rất thấp. D. Khoa học, công nghệ của nước ta còn nhiều hạn chế. Câu 8. Thành tựu của ngành Viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là A. mạng Viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ. B. tăng trưởng với tốc độ cao. C. có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông, số thuê bao tăng nhanh. D. điện thoại đã đến được hầu hết các xã trên toàn quốc. Câu 9. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN THEO LOẠI HÌNH GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2014. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2014 Đường sắt 6.258,2 7.178,9 Đường bộ 144.571,8 821.700,0 Đường sông 57.395,3 190.600,0 Đường biển 15.552,5 58.900,0 Đường hàng không 45,2 202,0 Tổng số 223.823,0 1.078.580,9 Dưa vào bảng số liệu, cho biết loại hình giao thông vận tải nào có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao nhất trong giai đoạn 2000-2014 ở nước ta? A. Đường hàng không. B. Đường biển. C. Đường sắt. D. Đường bộ. Câu 10. Đến nay (2020), cả nước có bao nhiêu sân bay (Quốc tế và nội địa)? A. 17. B. 19. C. 20. D. 22. Câu 11. Đến nay, nước ta có bao nhiêu sân bay quốc tế? A. 4. B. 6. C.8. D. 10. Câu 12. Sân bay quốc tế nào lớn nhất nước ta? A. Sân bay Nội Bài - Hà Nội. B. Sân bay Phú Bài - Huế. C. Sân bay Cam Ranh - Khánh Hòa. D. Sân bay Tân Sơn Nhất - TP. Hồ Chí Minh. Câu 13. Đến nay, nước ta có bao nhiêu sân bay nội địa? A. 6. B. 8. C. 10. D. 12.
  3. Câu 14. Trong thời gian tới, ngành bưu chính nước ta phải làm gì để đạt trình độ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực? A. Đẩy mạnh phát triển mạng lưới phục vụ của ngành. B. Phát triển theo hướng tự động hóa, tin học hóa. C. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để có hiệu quả. D. Tăng cường thêm lực lượng lao động cho ngành. Câu 15. Tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là A. quốc lộ 1. B. đường 14. C. đường Hồ Chí Minh. D. đường 15. Câu 16. Các cảng biển quan trọng ở miền Bắc là A. Hải Phòng, Cái Lân. B. Cái Lân, Đà Nẵng. C. Đà Nẵng, Dung Quất. D. Dung Quất, Cái Lân. Câu 17. Quốc lộ 1 chạy từ đâu đến đâu A. Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội đến Cà Mau. C. Hà Nội đến Kiên Giang. D. Lạng Sơn đến Cà Mau. Câu 18. Ngành thông tin liên lạc thuộc các hoạt động chính là A. bưu chính và viễn thông. B. viễn thông và điện thoại. C. điện thoại và phi thoại. D. phi thoại và truyền dẫn. Câu 19. Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là A. khí hậu và thời tiết thất thường. B. phần lớn lãnh thổ là địa hình vùng núi. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao. Câu 20. Có giá trị hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến A. đường biển quốc tế. B. giao thông theo hướng Bắc - Nam. C. vận tải chuyên môn hóa. D. đường theo hướng Tây - Đông. Câu 21. Ngành hàng không nước ta tuy còn trẻ, nhưng đã có bước tiến rất nhanh, không phải nhờ vào việc A. kế thừa kinh nghiệm đã có trước đây. B. có chiến lược phát triển táo bạo. C. nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. D. sử dụng các sân bay đã có sẵn. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết nhận xét nào sau dây không đúng với giao thông vận tải nước ta? A. Có mạng lưới đường bộ phủ khắp cả nước. B. Hệ thống đường bộ đã nối với hệ thống giao thông xuyên Á. C. Có nhiều tuyến bay trong nước và quốc tế D. Chỉ chủ yếu phát triển đường biển đi trong nước.
  4. Câu 23. Mặc dù trong những năm gần đây, thông tin liên lạc ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, nhưng hạ tầng thông tin và truyền thông Việt Nam vẫn chưa đạt mức trung bình của khu vực, vì A. đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật của ta còn ít. B. nền kinh tế nước ta vẫn thuộc loai chậm phát triển. C. điểm xuất phát của ngành Viễn thông nước ta rất thấp. D. khoa học, công nghệ của nước ta còn nhiều hạn chế. Câu 24. Quốc lộ 1A bắt đầu từ cửa khẩu: A. Móng Cái (Quảng Ninh). B. Hữu Nghị (Lạng Sơn). C. Tân Thanh (Lạng Sơn). D. Thanh THủy (Hà Giang). Câu 25. Đường số 9 nổi tiếng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ chạy qua tỉnh A. Hà Tĩnh. B. Quảng Bình. C. Quảng Trị. D. Huế. Câu 26. Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của dải đất phía Tây đất nước là: A. quốc lộ 1A. B. đường số 9. C. đường số 6. D. đường Hồ Chí Minh. Câu 27. Trong những năm gần đây, loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh nhất là A. đường bộ (đường ô tô). B. đường sắt. C. đường biển. D. đường hàng không. Câu 28. Trên phạm vi cả nước đã hình thành 4 trung tâm thông tin đường dài cấp vùng là A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Hà Nội, TP. Hôc Chí Minh, Huế, Nha Trang. C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. Câu 29. Đối với điện thoại quốc tế, 3 cửa chính hiện có là A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế. D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt. Câu 30. Máy tính cá nhân và internet có công dụng A. truyền văn bản, hình ảnh đồ họa đi xa. B. truyền tin nhắn và số liệu trực tiếp với nhau. C. truyền tín hiệu âm thanh giữa con người với con người. D. phục vụ thông tin đa phương tiện, gửi- nhận các tín hiệu âm thanh, hình ảnh, Câu 31. Điện thoại có công dụng A. truyền văn bản, hình ảnh đồ họa đi xa. B. truyền tin nhắn và số liệu trực tiếp với nhau. C. truyền tín hiệu âm thanh giữa con người với con người. D. phục vụ thông tin đa phương tiện, gửi- nhận các tín hiệu âm thanh, hình ảnh,
  5. Câu 32. Đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam. A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân. B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây. Câu 33. Quốc lộ 1 từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài A. 2300 km. B. 3200 km. C. 2002 km. D. 3003 km. Câu 34. Sân bay đang hoạt động ở Bắc Trung Bộ là: A. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai. B. Đà Nẵng, Phú Bài, Vinh. C. Phú Bài, Vinh, Phù Cát. D. Vinh, Phú Bài. Câu 35. Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin A. cấp quốc gia. B. cấp vùng. C. cấp tỉnh (thành phố). D. quốc tế. Câu 36. Loại hình giao thông vận tải nào thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á? A. Đường bộ. B. Đường sông. C. Đường biển. D. Đường hàng không. Câu 37. Quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào ở nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 38. Các cửa khẩu quốc tế của nước ta xếp theo thứ tự từ Nam ra Bắc gồm: A. Xà Xía, Bờ Y, Lao Bảo, Tây Trang. B. Xà Xía, Lao Bảo, Bờ Y, Tây Trang. C. Xà Xía, Lao Bảo, Tây Trang, Bờ Y. D. Xà Xía, Bờ Y, Tây Trang, Lao Bảo. Câu 39.Tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là: A. Đường sắt Thống Nhất. B. Quốc lộ 1A. C. Đường biển. D. Tuyến Bắc - Nam. Câu 40. Đường quốc lộ 1A không đi qua thành phố này: A. Cần Thơ. B. Việt Trì. C. Thanh Hoá. D. Biên Hoà