Chuyên đề giải toán tìm X môn Toán Lớp 3

doc 7 trang thungat 7410
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề giải toán tìm X môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_giai_toan_tim_x_mon_toan_lop_3.doc

Nội dung text: Chuyên đề giải toán tìm X môn Toán Lớp 3

  1. CHUYÊN ĐỀ GIẢI TOÁN TÌM X Ở LỚP 3 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1) Tại sao phải nghiên cứu cách hướng dẫn học sinh lớp 3 cách giải toán tìm x? Dạng toán tìm X được biết đến như một dạng toán giúp bé phát triển tư duy nhạy bén và không thể thiếu trong chương trình học. Ngoài ra, các dạng toán tìm X cần phải được học một cách kỹ càng bởi dạng toán tìm X lớp 3 sẽ là bước căn bản và đòn bẩy giúp các em học toán vững vàng. Dạng toán tìm X không những chỉ được học ở lớp 3 mà còn được nâng cao liên tục tương đương với chương trình học của các lớp trên. Nếu các em bị mất căn bản về dạng toán tìm X lớp 3 thì sẽ rất khó khăn trong quá trình học sau này. Vì vậy, cần chú ý tìm ra phương pháp học tốt và tạo sự động viên cho các em học tốt dạng toán tìm X lớp 3. Ở bậc tiểu học, việc giải loại toán tìm X còn là để chuẩn bị cho việc giải phương trình và bất phương trình ở bậc trung học cơ sở. Do đó sau nhiều năm giảng dạy, bản thân tìm hiểu nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giúp cho học sinh giải loại toán tìm X đạt hiệu quả cao nhất, tôi rút ra kết luận sau: - Tình hình giáo viên lên lớp hướng dẫn học sinh chưa có trọng tâm, chưa giúp học sinh tư duy lô gich, thậm chí sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên còn gây ra sự khó hiểu cho học sinh, làm hụt hẩn kiến thức ở sách giáo khoa và đặc biệt một số giáo viên tỏ ra lúng túng khi dạy học sinh giải loại toán tìm X . - Học sinh tiếp thu bài một cách máy móc, chưa biết trình bày theo đúng trình tự cách giải toán tìm X một cách có hệ thống, một số học sinh học tốt tạm thời giải đúng theo mẫu giáo viên cung cấp còn lại số học sinh trung bình và yếu chỉ biết giải toán tìm X theo cảm tính chưa gắn kết được sự hiểu biết kiến thức trong đó. 2) Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: - Giúp GV và HS tổ chức dạy và học tốt các tiết giải toán tìm X . - Nâng cao chất lượng môn toán toàn trường, qua đó chuẩn bị tốt cho HS kiến thức giải phương trình và bất phương trình ở bậc THCS. Việc giúp giáo viên và học sinh tổ chức dạy và học loại toán tìm X là rất cần thiết và đó cũng là lý do tôi theo đuổi đề tài này và biên soạn lại những kinh nghiệm của bản thân đã tổ chức thực hiện. 3) Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài: a) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các bài toán tìm X biên soạn trong chương trình bậc tiểu học lớp 2 - lớp 3 cụ thể là : - Các bài toán tìm X trong chương trình sách giáo khoa lớp 2 - lớp 3 - Giáo viên và học sinh lớp 2 - lớp 3 (Thông qua dự giờ và khảo sát thực tế loại toán tìm X ). b) Phương pháp nghiên cứu: 1
  2. - Phương pháp khảo sát thực tế - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp điều tra trên giấy - Phương pháp trò chuyện phỏng vấn 4) Thống kê tất cả các bài toán tìm X trong sách giáo khoa bậc tiểu học: Loại toán tìm x ở bậc tiểu học được biên soạn lớp 2 - lớp 3 như sau : Lớp 2: Tìm X là thành phần chưa biết trong 4 phép tính (Thành lập kiến thức mới và luyện tập kĩ năng giải toán tìm X). Lớp 3: Tìm X là thành phần chưa biết dưa trên cơ sở kiến thức ở lớp 2 để giải toán tìm X (Rèn luyện kĩ năng giải toán tìm X). => Sau khi nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học lớp 2 - lớp 3 tôi chia ra hai loại nhỏ như sau : a) Loại 1: ( Dạng cơ bản ) Giải toán tìm X theo quy tắc tìm thành phần chưa biết của 4 phép tính. Loại này trong chương trình được biên soạn rất kĩ, việc tổ chức thực hiện của giáo viên và học sinh khá thuận lợi. Cụ thể như sau : + Phép cộng : * X + b = c * a + X = c Quy tắc để tìm X : Số hạng = Tổng – số hạng + Phép trừ : * X - b = c * a - X = c Quy tắc để tìm X : Số bị trừ = Hiệu + số trừ Số trừ = Số bị trừ – Hiệu + Phép nhân : * X x b = c * a x X = c Quy tắc để tìm X : Thừa số = Tích : Thừa số + Phép chia : * X : b = c * a : X = c Quy tắc để tìm X : Số bị chia = Thương x Số chia Số chia = Số bị chia : Thương b) Loại 2: (Tìm X là số tự nhiên với điều kiện kèm theo) Dạng bất phương trình đơn giản được chia theo những điều kiện sau: - X là số tự nhiên vừa bé hơn một số tự nhiên và vừa lớn hơn một số tự nhiên - X là số tự nhiên nằm chính giữa hai số tự nhiên khác . - X là số tự nhiên nằm giữa các số tự nhiên có 2,3, chữ số. 2
  3. PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN TÌM X Để các em nắm và biết cách giải được các bài toán tìm X, trước hết phải củng cố và khắc sâu cho học sinh ghi nhớ được tên gọi các thành phần và kết quả của 4 phép tính đã học. Tức là phải cho học sinh nêu được tên gọi thành phần và kết quả của 4 phép tính: -Phép cộng là: Số hạng + số hạng = tổng -Phép trừ là: Số bị trừ - số trừ = hiệu -Phép nhân là: Thừa số x thừa số = tích -Phép chia là: Số bị chia : số chia = thương. * Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: như Để tìm số hạng (tìm số bị trừ; tìm số từ; tìm số chia) ta làm thế nào? * Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức. * Sau đó tuỳ theo từng dạng bài tìm X mà chúng ta hướng dẫn học sinh đi tìm ra cách giải nhanh và đúng. A. Hướng dẫn học sinh giải:  Giáo viên đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng cho học sinh rút ra quy tắc tìm X là một thành phần chưa biết, cụ thể là :  Lớp 2: Toàn bộ chương trình lớp 2 giáo viên sử dụng phương pháp trực quan sinh động giúp học sinh tư duy phát hiện quy tắc tìm X là một thành phần chưa biết trong 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. * Sơ đồ biểu diễn : GV: Trực quan ĐDDH Tổ chức cho HS thảo luận trên ĐDDH => HS: Quan sát ĐDDH Tổng hợp ý kiến và tự rút ra quy tắc tìm X => HS: HS áp dung kiến thức luyện tập toán tìm X  Thí dụ: Dạy bài: “Tìm số hạng trong một tổng” (Lớp 2 Sách trang 45) GV: Cho HS quan sát ĐDDH sau: Bước 1: HS thực hiện vở nháp cột 1 và nêu nhận xét: “Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia” Bước 2: HS quan sát hình 2 và nhận xét: Tổng số có 10 ô vuông (Một số ô vuông bị che lấp và có 4 ô vuông không che lấp). Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết phải tìm. Bước 3: HS thực hiện vở nháp cột 2 và nêu tên gọi lần lượt: X + 4 = 10 (X là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng) Bước 4: HS tự phát biểu quy tắc: Số hạng = Tổng - Số hạng. HS học thuộc quy tắc và chú ý cách trình bày đúng quy trình .  Lớp 3: Toàn bộ các bài tìm X đều sử dụng kiến thức đã học ở lớp 2 để rèn luyện kĩ năng tìm X nhanh lẹ và chính xác . 3
  4.  Thí dụ: Dạy bài: Tìm X lớp 3 (sách trang 18) X x 4 = 32 X = 32 : 4 X = 8 Bước 1 : HS nêu tên gọi (X là thừa số, 4 là thừa số, 32 là tích) Bước 2: HS nêu quy tắc (Thừa số = Tích : Thừa số) Bước 3: Thay kết quả X vừa tìm được thử lại đúng – sai. B. Thí dụ hướng dẫn học sinh lớp 3 giải: *Dạng cơ bản: Các bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ, còn vế phải là 1 số. Đây là dạng bài cơ bản góp phần củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học, cho nên mọi đối tượng học sinh phải nắm chắc và biết cách làm. Vì thế cần phải hướng dẫn cụ thể. Khi gặp các bài tìm X ở dạng này, cần gợi ý để học sinh xác định cho được thành phần chưa biết là thành phần nào của phép tính và nêu cách tìm thành phần đó. Ví dụ : a) Tìm X: 549 + X = 1326 Để làm bài này trước hết tôi cho học sinh nêu tên gọi thành phần (Số hạng + số hạng = tổng) và kết quả của phép tính Từ đó học sinh biết X là số hạng phải tìm và để tìm được số hạng thì lấy tổng trừ số hạng đã biết: 549 + X = 1326 X = 1326 - 549 X = 777 Ví dụ: b) Tìm X : X - 636 = 5618 Với bài này, tôi giúp học sinh củng cố lại kiến thức bằng cách gợi ý như: X cần tìm trong bài này là thành phần nào của phép tính? Để tìm số bị trừ ta làm thế nào? Học sinh học tốt có thể làm ngay được nhưng đối với học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành vẫn còn lúng túng (một số em vẫn chưa xác định được X cần tìm là thành phần nào của phép tính trừ, có em vẫn xác định được thành phần của phép tính nhưng không biết cách tìm), lúc này giáo viên cần cho học sinh chỉ rõ: đứng trước dấu trừ là số bị trừ, đứng sau dấu trừ là số trừ và kết quả của phép trừ là hiệu (Số bị trừ - số trừ = hiệu), Để tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. Cụ thể: X - 636 = 5618 X = 5618 + 636 X = 6254 Sai lầm mà học sinh thường mắc phải và làm bài sai đối với dạng bài tìm X cơ bản này là do các em chưa ghi nhớ được tên gọi thành phần và kết quả của phép tính. Và cách tìm thành phần chưa biết đó. Vì thế phải cho các em ghi nhớ lại. 4
  5. C. Một số lưu ý khi dạy toán tìm X loại này: - Buộc giáo viên phải thực hiện phương pháp trực quan sinh động giúp học sinh biết cách tìm thành phần chưa biết một cách nhẹ nhàng, tránh áp đặt hiệu quả sẽ rất thấp . - Luyện tập trên cơ sở rèn luyện học sinh thuộc và hiểu quy tắc áp dụng mang lại hiệu quả cao nhất . - Giúp học sinh phân loại theo từng cặp tìm X: (Phép cộng và phép nhân) một cặp, cặp này không chú ý vị trí X và khi thực hiện chúng ta làm tính ngược; (phép trừ và phép chia) một cặp, chú trọng cách tìm X loại này vì học sinh dễ lẫn lộn trong thực hiện. - Khuyến khích học sinh biết cách thử lại toán tìm X, đây là khâu khá quan trọng mặc dù chương trình không ỵêu cầu học sinh thực hiện. + Học sinh: yêu cầu học sinh phải thuộc lòng các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong 4 phép tính và trình bày đúng trình tự tối thiểu của loại tìm X này, tránh làm toán theo cảm tính để nhầm lẫn trong 2 phép tính (Phép trừ và phép chia). Bắt buộc học sinh phải thử lại để luôn có kết quả tìm X chính xác. D. Các bài tập thực hành dạng cơ bản: X x 8 = 2864 X : 5 = 4242 X x 2 = 2864 X + 3438 = 25434 X - 5875 = 57667 X + 5548 = 25434 X : 8 = 4142 X : 5 = 8760 X : 3 = 4142 X - 6658 = 99764 X + 6755 = 78992 X - 948 = 91111 X : 7 = 7554 X : 4 = 3747 X : 7 = 1112 5
  6. X : 3 = 1124 X - 4564 = 4676 X x 3 = 9663 9454 - X = 3564 5743 + X = 9242 X : 4 = 4212 2 x X = 4440 X : 5 = 550 X - 5115 = 5761 X : 5 = 8100 X + 615 = 7634 X : 4 = 4247 6
  7. PHẦN III: KẾT LUẬN Trên đây là một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán tìm X ở lớp 3, mà tôi đã áp dụng và đạt được kết quả khá tốt, giúp các em từng bước nắm và biết cách giải các dạng toán tìm X. Cụ thể ở lớp 3B do tôi phụ trách, từ chỗ chỉ có 40 % số em biết giải toán tìm X dạng 1 (dạng cơ bản) thì đến nay đã có 90,5% học sinh đã biết giải toán tìm X, các em học sinh học tốt giải được các dạng tìm X (nâng cao). Qua kết quả và thực tế dạy học toán tìm X ở lớp 3, tôi thấy rằng để giúp học sinh giải được các dạng toán tìm X cần thực hiện các phương pháp: 1. Giáo viên phải nắm được nội dung, chương trình sách giáo khoa. 2. Giáo viên phải tìm ra và thống kê được những sai lầm và những khó khăn của học sinh. 3. Lựa chọn và áp dụng những phương pháp dạy khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh. 4. Phải biết động viên khuyến khích học sinh kịp thời. 5. Tăng cường luyện tập, tạo thành kĩ năng trong việc giải toán tìm X cho học sinh. Sau bài tập mẫu, nên ra một số bài tập kiểu tương tự cho học sinh tự giải. Những bài tập ra cho học sinh phải có hệ thống, tức là những bài tập phải được nâng cao, mở rộng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bài tập sau phải dựa trên cơ sở bài tập trước để phát huy được tính sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh. Đây là kinh nghiệm của bản thân nên không tránh khỏi hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhơn Hưng, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Người viết Phạm Nguyễn Uyên Linh 7