Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Nam Định

doc 6 trang thungat 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Nam Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NAM ĐỊNH NĂM HỌC: 2017-2018 Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 THCS ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 90 phút) Đề khảo sát gồm 02 trang PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm. Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng) A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. C. Dùng để biểu thị sự liệt kê. B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu. D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. C. Uống nước nhớ nguồn. B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông. D. Người ta là hoa đất. Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [ ] (Thép Mới) A. Một trạng ngữ. C. Ba trạng ngữ. B. Hai trạng ngữ. D. Bốn trạng ngữ. Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì? A. Câu bị động. C. Câu rút gọn. B. Câu chủ động. D. Câu đặc biệt. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu? A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt. C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi. B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui. nhiều thứ tiếng khác nhau. Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh) A. Điệp ngữ. C. Liệt kê. B. Nhân hoá. D. Ẩn dụ. Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!” A. Xác định thời gian. C. Gọi đáp. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. D. Tường thuật. Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian? A. Ở đâu. C. Nơi đâu. B. Chỗ nào. D. Khi nào. Trang 1/2
  2. PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” (Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm) Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm) Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm) PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Hết Họ và tên học sinh: Số báo danh Họ, tên, chữ kí của giám thị: Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM NAM ĐỊNH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 I. TIẾNG VIỆT Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm; Câu trả lời sai 0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B A D C B D II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận. 0,25đ Câu 2 Nội dung chính: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và trong quan hệ với 0,5đ mọi người Câu 3 Nhận xét nghệ thuật chứng minh: 1,5đ - Đoạn văn tiếp tục chứng minh sự giản dị trong đời sống của Bác thể hiện qua việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. - Nêu luận cứ: Bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ. - Dẫn chứng: + việc lớn: việc cứu nước, cứu dân . + việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân + người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, + đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi ! - Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì: Luận cứ chân thật, rõ ràng (giản dị trong việc làm, lối sống); dẫn chứng phong phú, cụ thể xác thực. Hơn nữa những điều tác giả nói ra được đảm bảo tính chân thực bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của tác giả với Bác Hồ. Câu 4 * Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau 0,75đ nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số ý mang tính định hướng: - Trong học tập, trong công việc: + Học tập và làm việc tự giác, việc gì tự mình làm được thì tự làm, không nên ỷ vào sự giúp đỡ của người khác. + Học tập và làm việc hết mình để đem lại hiệu quả cao - Trong quan hệ với mọi người: + Thân thiện, quan tâm, gần gũi, không chia bè phái Trang 3/2
  4. III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) Yêu cầu Điểm *Yêu cầu về kĩ năng:(0,5 điểm). 0,5 đ - Bố cục bài nghị luận giải thích hoàn chỉnh: Mở bài, thân bài, kết bài - Diễn đạt trong sáng, lập luận thuyết phục sáng tỏ ý hiểu của bản thân về câu tục ngữ - Chính tả, dùng từ đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Yêu cầu về kiến thức : ( 4,5đ) 1. Mở bài: . 0, 25đ - Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. Trích dẫn câu tục ngữ. * Cách cho điểm: + 0,25: Thực hiện tốt yêu cầu. + 0 điểm thiếu, hoặc sai hoàn toàn. 2. Thân bài: ( 4 đ) Học sinh có thể có những suy nghĩ khác nhau song phải hiểu được vấn đề nghị luận. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản: Ý1: Giải thích câu tục ngữ: (1,5đ) - “ Thương người” là thương yêu người khác, thương mọi người xung quanh, là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. - “ Thương thân “ là thương yêu chính bản thân mình , xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ. - Bằng nghệ thuật so sánh đặt từ “thương người” lên trước từ “thương thân” câu tục ngữ là lời khuyên con người cần lấy bản thân mình soi vào người khác , coi người khác như bản thân mình để quý trọng, để đồng cảm, biết yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Đây là lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người đồng thời là bài học về tình cảm nhân đạo – một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ý2: Vì sao cần phải “Thương người như thể thương thân”? vì: (1đ) - Đối với cá nhân: . Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống ; người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. - Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng Ý3: Chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ trên? (0,75đ) - Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh với người khác trong điều kiện có thể ( Học sinh có thể đưa một vài dẫn chứng ) - Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn. - Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình Ý 4: Liên hệ, mở rộng, phê phán: (0,75đ) - Trong kho tàng văn học dân gian, nhân dân ta có những câu tương tự: “Lá lành đùm lá rách” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. - Phê phán những người sống ích kỉ, thờ ơ, bàng quan trước sự bất hạnh của người khác, không có sự đồng cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn, - Nhưng đối với những kẻ tù tội, trộm cướp, lừa đảo thì không cần rủ lòng thương. Trang 4/2
  5. 3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân. 0,25đ * Cách cho điểm: + 0,25: Thực hiện tốt yêu cầu. + 0 điểm thiếu, hoặc sai hoàn toàn. Cách cho điểm: - Từ 3,5 – 4 điểm: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ, có kỹ năng nghị luận, đảm bảo các ý cơ bản. Cách triển khai ý rõ ràng, có sức thuyết phục, diễn đạt tốt. - Từ 2,72 – 3,25 điểm: Hiểu nội dung câu tục ngữ, có kỹ năng nghị luận nhưng đôi chỗ còn lúng túng. Hệ thống ý chưa thật đầy đủ hoặc còn có ý triển khai chưa rõ ràng thuyết phục, diễn đạt khá. - Từ 1,75 – 2,5 điểm: Hiểu nội dung câu tục ngữ nhưng kỹ năng nghị luận còn hạn chế. Hệ thống ý chưa đầy đủ hoặc còn có ý triển khai chưa rõ ràng, diễn đạt bình thường. - Dưới 1,72 điểm: Chưa hiểu thấu đáo nội dung câu tục ngữ, ý sơ sài, diễn đạt còn lúng túng. * Lưu ý chung: - Phần hướng dẫn chấm chỉ là những ý khái quát, khi làm học sinh có thể trình bày theo các ý như hướng dẫn chấm hoặc có cách trình bày khác, nếu đủ các ý cơ bản vẫn cho điểm tối đa. - Trong quá trình chấm bài cần quan tâm đến kỹ năng trình bày, diễn đạt, tính sáng tạo của học sinh. - Sau khi cộng điểm toàn bài nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,25 điểm; Nếu mắc 11 lỗi trở lên trừ 0,5 điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu, làm tròn tới 0,5 điểm. Trang 5/2
  6. Trang 6/2