Đề cương câu hỏi môn Lịch sử Lớp 11
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi môn Lịch sử Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_cau_hoi_mon_lich_su_lop_11.docx
Nội dung text: Đề cương câu hỏi môn Lịch sử Lớp 11
- Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) Câu 1: Trình bày điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20? Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX. Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt. Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX: Thời gian Chiến tranh Kết quả Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn 1894- 1895 Chiến tranh Trung -Nhật Châu, Bành Hồ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, 1898 Nha Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô 1899-1902 Chiến tranh Anh - Bô ơ Anh chiếm Nam Phi Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và 1904-1905 Chiến tranh Nga - Nhật một số đảo ở nam Xa-kha-lin Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa . Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX). Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi. Liên minh Hiệp ước ĐỨC - ÁO - HUNG >< ANH - PHÁP - NGA (1882) (1890-1907) Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh Câu 2: Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) là gì? Nguyên nhân sâu xa: + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau. Nguyên nhân trực tiếp: + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau. Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi). Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi.
- Câu 3: Nét nổi bật trong giai đoạn thứ 2 của chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) là gì? Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn? a) Nét nổi bật trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ nhất là: Tháng 2 1917 cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công, Nga hoàng bị lật đổ nhưng chính phủ lâm thời trong tay giai cấp tư sản => vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh Lúc này Đức gây ra cuộc chiến tranh tàu ngầm làm anh nhiều thiệt. viện cớ tàu ngầm đức tấn công cả tàu buôn cập bến các nước phe hiệp ước => Mỹ nhảy vô vòng chiến Ngày 2-4-1917 mĩ tuyên chiến với Đức => có lợi cho Anh - Pháp - Nga Tháng 10/1917 Nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Lênin, Đảng Bonsevich làm cuộc CMXHCN. Nhà nước Xô Viết ra đời. b) Mỹ tham gia muộn vì: Mỹ lợi dụng chiến tranh âm thầm bán vũ khí, phương tiện chiến tranh cho 2 phe nhằm thu lợi nhuận khổng lồ Lợi dụng các nước xâu xé để chọn phe ưu thế, tham gia sau cùng chiếm ưu thế Phong trào phản đối chiến tranh của giai cấp vô sản lên cao => Mỹ lo sợ sẽ nhanh chóng tiến đến Mỹ , vì Mỹ là 1 nước tư bản, nên nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 4: Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? - Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực, nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền. - Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, Những hậu quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội. ⟹ Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Câu 5 : Từ kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất em hãy rút ra bài học bảo vệ hòa bình thế giới ngày nay? -Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại. -Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. -Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.
- Và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng(1917-1921) Câu 1: Trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng? Về chính trị: + Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn. Về xã hội: + Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. Câu 2: Cách mạng tháng Hai (1917) diễn ra như thế nào? Kết quả? Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ- rô-gơ-rát. - Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. - Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích - Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân. - Kết quả: Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết) Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước Cộng Hoà - Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: Chính phủ lâm thời (tư sản). Xô viết đại biểu (vô sản). Câu 3: Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng? Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. ⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa. ⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)
- Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga? Đối với nước Nga: - Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. - Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Đối với thế giới: - Làm thay đổi cục diện thế giới. - Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. Câu 5: Cách mạng tháng Mười ở Nga có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?