Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 607 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

doc 2 trang thungat 2250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 607 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_11_ma_de_607_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 607 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 607 (Đề thi có 2 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì? A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. B. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”. C. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. D. “Tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình”. Câu 2. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc A. của những tờ-rớt. B. thực dân. C. cho vay nặng lãi. D. phong kiến quân phiệt. Câu 3. Đỉnh cao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX là A. đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905. B. tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908. C. đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1905. D. đấu tranh của công nhân Ca – ra – si năm 1908. Câu 4. Chính sách đối ngoại của chính quyền Hít-le ở Đức (1933-1939) là A. tham gia Hội Quốc liên, khẳng định vai trò và vị trí trung tâm của Đức. B. thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng quan hệ với các nước. C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, rút khỏi Hội Quốc liên. D. tham gia Hội Quốc liên, ký hiệp ước với các nước châu Âu và Liên Xô. Câu 5. Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), Anh- Pháp- Mĩ đã tiến hành A. cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất. B. tăng cường mở rộng, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. C. phát triển công nghiệp quốc phòng, ứng dụng khoa học tiên tiến. D. thiết lập chế độ độc tài phát xít, ráo riết chạy đua vũ trang. Câu 6. Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là A. nắm độc quyền về kinh doanh đường sắt, bán rẻ quyền lợi dân tộc. B. trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. C. trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản Trung Quốc. D. tạo điều kiện cho giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển kinh tế. Câu 7. Hòa ước được các nước tư bản kí kết sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc là A. Oasinhtơn. B. Vecxai. C. Pôtxđam. D. Vecxai – Oasinhtơn. Câu 8. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa vì A. cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ. B. nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ. C. dùng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp. D. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Câu 9. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế. C. Liên bang. D. Cộng hòa. Trang 1/2 – Mã đề 607
  2. Câu 10. Liên minh tay ba trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. Đức, Áo-Hung, Italia. B. Anh, Pháp, Nga. C. Đức, Pháp, Nga. D. Anh, Pháp, Đức, Italia. Câu 11. Đức là nước hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì A. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng ít thuộc địa. B. đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và quân sự. C. có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ. D. lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị hiện đại. Câu 12. Nét nổi bật tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. các nước đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá. B. tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định. C. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. nhân dân bắt tay vào xây dựng chế độ mới. Câu 13. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm1868 ở Nhật ? A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. B. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. C. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới. D. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây. Câu 14. Tính chất của Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là cách mạng A. vô sản. B. xã hội chủ nghĩa. C. dân chủ tư sản kiểu mới. D. dân chủ tư sản kiểu cũ. Câu 15. “Luận cương tháng tư” xác định mục tiêu và đường lối Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là chuyển từ A. cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. D. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven trong những năm 1929-1939. Câu 2. (3.0 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 về: tổ chức lãnh đạo, học thuyết cách mạng, tính chất, mục tiêu. Vai trò của Lê – nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. HẾT Trang 2/2 – Mã đề 607