Đề cương ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

docx 5 trang thungat 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM Năm học 2017- 2018 NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD LỚP 8 NĂM HỌC 2017 – 2018 A/Lý thuyết: 1. Tôn trọng lẽ phải 2. Tôn trọng người khác 3. Giữ chữ tín 4. Tự lập 5. Lao động tự giác và sáng tạo B/ BÀI TẬP: 1/Bài tập sau mỗi bài học trong sách giáo khoa. 2/Tạo được tình huống, giải quyết được một số tình huống có liên quan đến từng chủ đề. 3/Tìm và giải thích được một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, danh ngôn, liên quan đến từng chủ đề. 4/Liên hệ bản thân BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM Năm học 2017- 2018 NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD HỌC KÌ I – LỚP 8 NĂM HỌC 2017– 2018 Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải? Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác? Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác? Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác? Câu 3: Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín? Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín chưa? ( nêu một số biểu hiện). Câu 4: Thế nào là tự lập? Nêu ý nghĩa của tự lập? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tự lập? Tìm 4 câu ca dao tục ngữ, danh ngôn thể hiện tự lập? Câu 5: Em hãy nêu ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo như thế nào trong học tập và cuộc sống? Câu 6: Bài tập tình huống Tình huống 1: An: - Hùng ơi, tớ để ý thấy một vài cây mới trồng ở CTMN của lớp mình héo rồi. Chiều nay chúng mình rủ một vài bạn đến chăm sóc CTMN đi. Hùng: - Cô giáo có phân công chúng mình đâu. An: - Uh. Nhưng nhìn mấy cây bị héo, mình xót ruột quá. Mà mình cũng vừa sáng chế ra dụng cụ tưới cây. Đảm bảo cậu không bị mất sức đâu. Hùng: Thôi cậu đi cùng bạn khác đi. Mình còn phải sang nhà cái Mai bảo nó cho ké cái tên mình vào nhóm bài tập tìm hiểu ca dao, tục ngữ về chủ đề gia đình của nó. Thấy chúng nó miệt mài lắm. Mai nộp cho thầy rồi. Biết đâu lại được điểm cao. An: Ơ thế nhưng cậu có tham gia vào làm đâu. Hùng: Đúng là cái cậu này: Thế mới là phải “ ngoại giao”. À mà đừng có bép xép đấy nhớ. Không thì cậu chết với tớ. a. Nhận xét về hành vi của An và Hùng. b. Nếu em là bạn của Hùng em sẽ nói với bạn như thế nào? Tình huống 2: Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép. a. Em hãy nhận xét về việc làm của Minh? b. Nếu em là Minh em sẽ cư xử như thế nào cho đúng? BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Hoàng Thị Lệ
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM Năm học 2017- 2018 GỢI Ý ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN GDCD HỌC KÌ I – LỚP 8 NĂM HỌC 2017– 2018 Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái. -Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải? + Chấp hành tốt nội qui nhà trường. + Phê phán những việc làm sai trái. + Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng cần tranh luận để tìm ra lẽ phải. + Nghe lời dạy dỗ của thầy cô. Câu 2: - Thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người . - Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác +Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. +Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn. - Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác? + Trong lớp chú ý nghe giảng. + Hoàn thành bài tập thấy cô giao. + Không vứt rác bừa bài. + Không nói tục, chửi bậy. - Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác? + Kính già yêu trẻ. +Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. + Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa(toại) lòng nhau" + Ăn có mời, làm có khiến. Câu 3: - Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. -Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín chưa? ( nêu một số biểu hiện). HS tự liên hệ. Câu 4:
  4. -Thế nào là tự lập? + Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống cho mình. + Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. - Nêu ý nghĩa của tự lập? +Gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. + Xứng đáng được mọi người kính trọng, khâm phục và học tập - Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tự lập?: HS tự liên hệ - Tìm 4 câu ca dao tục ngữ, danh ngôn thể hiện tự lập? + Muốn ăn thì lăn vào bếp + Con mèo nằm bếp co ro Ít ăn nên mới ít lo ít làm + Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho. +Làm người ăn tối lo mai. Việc mình hồ dễ để ai lo lường. Câu 5: * Em hãy nêu ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo? - Đó là yêu cầu là đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Giúp chúng ta tiếp thu (cái mới) kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục. - Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, nlực của cá nhân. - Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao. *Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo như thế nào trong học tập và cuộc sống? - Biết coi trọng lao động - Lao động cần cù, khoa học, năng suất cao. - Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả, tuỳ tiện. - Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong học tập, lao động. - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. - Rút kinh nghiệm sau mỗi việc làm. - Rèn luyện hàng ngày thường xuyên. Câu 6: Bài tập tình huống Tình huống 1: a.An: Tự giác chăm sóc công trình măng non. Sáng chế ra dụng cụ mới. Phê phán hành vi không tự giác của Hùng. An đã biết lao động tự giác, sáng tạo. Hùng: Chưa tự giác lao động, tưới cây. Thụ động, ỷ lại trong học tập. Hùng thiếu tự giác, sáng tạo.
  5. b. Nếu là bạn của Hùng em sẽ khuyên bạn: - tự giác lao động cùng An. - tham gia tìm tài liệu học tập. - Có thể cùng các bạn khác nghiên cứu sáng chế một sản phẩm ứng dụng vào thực tế. Tình huống 2: a. Nhận xét Minh. Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép. Minh không giữ chữ tín, việc làm của Minh không giúp Quang tiến bộ mà khiến Quang càng ỷ lại vào người khác. b. Nếu em là Minh em sẽ cư xử như thế nào cho đúng? Hs trả lời BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Hoàng Thị Lệ