Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Diệu Tâm

doc 14 trang thungat 2190
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Diệu Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ky_ii_dieu_tam.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Diệu Tâm

  1. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II PHẦN I - ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. CÁC KIỂU CÂU ĐƠN ĐÃ HỌC CÁC KIỂU CÂU ĐƠN Phân loại theo mục đích nói Phân loại theo cấu tạo Câu Câu Câu Câu Câu Câu nghi vấn trần thuật cầu khiến cảm thán bình thường đặc biệt 1. Câu đơn phân loại theo mục đích nói Nội dung Kiến thức cần ghi nhớ ôn tập - Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để hỏi. - Đặc điểm cấu tạo câu nghi vấn: + Dùng trợ từ nghi vấn đặt cuối câu: À, ư, nghen, nhỉ, + Dùng cặp phụ từ: Có không?; đã chưa? + Dùng đại từ để hỏi: Ai, gì, sao, thế nào? Câu + Dùng quan hệ từ: Hay. nghi vấn + Dùng giọng điệu hỏi, đặt dấu hỏi cuối câu. VD: Bạn đang làm gì đấy? Hay là đi chơi với tớ nhé? Bà đang đi chợ đấy ư? - Câu trần thuật là kiểu câu dùng để tả, kể sự việc hoặc nêu ý kiến. - Cuối câu thường ghi dấu chấm. - Có 2 loại: Câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là. Câu VD: trần thuật Bạn Nam học rất giỏi. Tôi thích chơi game. Mẹ tôi rất dịu dàng. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 1
  2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II - Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để yêu cầu, sai khiến. - Đặc điểm cấu tạo câu cầu khiến: + Dùng trợ từ cầu khiến đặt cuối câu: Thôi, lên, đi + Dùng phụ từ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ, + Dùng giọng điệu cầu khiến. Có thể đặt dấu chấm than ở cuối câu hoặc là dấu chấm Câu nếu đó là lời nhờ vả nhẹ nhàng. cầu khiến + Chủ ngữ câu cầu khiến (ẩn hay hiện) chỉ người hay vật phải thực hiện hành động cầu khiến trong câu. VD: Con đi nhanh lên đi! Bạn làm bài tập này đi! Lấy giúp tôi cái bút! - Câu cảm thán là kiểu câu dùng gọi đáp hay biểu thị cảm xúc. - Đặc điểm cấu tạo câu cảm thán: Câu + Dùng từ cảm thán biểu thị cảm xúc hay kêu gọi: Ối, ái, à, ơi, ê, này cảm thán + Dùng giọng điệu, phối hợp với trợ từ hay phụ từ: Thật, quá, biết bao, thay, + Cuối câu thường ghi dấu chấm than. 2. Câu đơn phân loại theo cấu tạo. Nội dung ôn tập Kiến thức cần nhớ - Cấu tạo theo mô hình cụm C – V - Dùng để trần thuật sự việc hay bày tỏ ý kiến (câu trần thuật đơn có từ là Câu đơn hoặc không có từ là) bình thường VD: Tôi thích đá bóng. Tôi đang ăn cơm. - Không cấu tạo theo mô hình cụm C – V. - Dùng để nêu thời gian, nơi chốn miêu tả; liệt kê sự vật, hiện tượng tồn tại, Câu đơn biểu thị cảm xúc, gọi đáp. đặc biệt VD: Trưa rồi! Chán quá! II. CÁC DẤU CÂU ĐÃ HỌC CÁC DẤU CÂU Dấu Dấu Dấu Dấu chấm Dấu phẩy chấm phẩy chấm lửng gạch ngang Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 2
  3. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II Nội dung Kiến thức cần nhớ ôn tập Thường đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi cũng đặt cuối câu cầu khiến). VD: Dấu chấm Tôi đang xem phim. Giúp tớ đóng cửa phòng nhé. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: - Giữa chủ ngữ - vị ngữ với các thành phần phụ của câu; - Giữa các từ, các cụm từ có cùng chức vụ trong câu; - Giữa một từ, cụm từ với bộ phận chú thích của nó; - Giữa các vế của một câu ghép. Dấu phẩy VD: Hôm nay, tôi đi học. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Bạn Linh, cái bạn xinh gái ấy, là người mà tôi thích. Trong vườn, những bông hoa đua nở, vài con ong chăm chỉ hút mật. - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê. Dấu chấm VD: phẩy Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. - Biểu thị chưa liệt kê hết sự vật, hiện tượng. - Bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói. - Làm giãn câu văn ở chỗ sắp biểu thị điều bất ngờ, sắp xuất hiện từ ngữ nêu nội dung châm biếm, hài hước. Dấu chấm VD: lửng a. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, b. Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại c. Cơm, áo, vợ, con, gia đình bó buộc y. - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích (tương đương dấu ngoặc đơn) ở trong câu. - Đánh dấu lời trực tiếp (của nhân vật). - Đánh dấu các bộ phận liệt kê. - Nối các từ trong một liên danh. VD: Dấu gạch ngang a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng b. - Con ăn cơm chưa? - Con ăn rồi ạ! Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 3
  4. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II III. CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU ĐÃ HỌC CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU Thêm, bớt thành Chuyển đổi phần câu kiểu câu Rút gọn câu Mở rộng câu Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Thêm trạng ngữ Dùng cụm C – V để mở rộng câu Phép Kiến thức cần nhớ Ví dụ biến đổi câu Rút gọn câu là lược bỏ bớt một số thành a. Bao giờ anh đi Hà Nội? phần câu, nhằm: - Ngày mai. - Làm cho câu ngắn gọn, vừa thông tin Câu được lược cả chủ ngữ và vị nhanh vừa không lặp lại những từ ngữ đã ngữ. dùng ở câu trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Rút gọn câu là của chung mọi người. Câu lược bỏ chủ ngữ. • Lưu ý: VD: - Không làm người đọc, người nghe hiểu sai - Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói; 10. - Không biến câu nói thành câu cộc lốc, - Con ngoan quá! Bài nào được điểm khiếm nhã. 10 thế? - Bài kiểm tra Toán. • Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu Thêm trạng để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên là chim ríu rít. ngữ cho nhân, mục đích, phương tiện, cách thức Trạng ngữ chỉ thời gian. câu diễn ra sự việc nêu trong câu. Bằng xe đạp, tôi rong ruổi khắp các (Mở rộng • Về hình thức: con phố Hà Nội câu) - Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu Trạng ngữ chỉ phương tiện. hay giữa câu; Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 4
  5. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. • Về công dụng: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội Về mùa đông, lá bàng đỏ ối như màu dung câu được đầy đủ, chính xác; đồng hun. - Nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. • Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, Bố cháu đã hi sinh. Năm 72 cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng. - Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu là dùng • Mô hình cụm từ: những cụm từ có hình thức giống câu đơn Phụ ngữ Trung Phụ ngữ bình thường, gọi là cụm C - V làm thành trước tâm sau Dùng cụm C phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng Cụm DT: – V để mở câu. Những tình cảm ta sẵn có rộng câu - Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, C V các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo danh từ. bằng cụm C - V. - Câu chủ động: Con ngựa hất tung viên tướng Ngô + Có chủ ngữ là chủ thể của hành động nêu xuống đất. ở vị ngữ; + Không chứa từ bị hay được ở vị ngữ. - Câu bị động: Viên tướng Ngô bị con ngựa hất tung + Có chủ ngữ là đối tượng của hành động. xuống đất. + Có dùng các từ bị hay được (hoặc không VD: dùng từ bị hay được) ở bộ phận vị ngữ. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa - Cách chuyển đổi câu chủ động thành bằng gỗ lim. câu bị động: Chuyển đổi Chuyển sang câu bị động: câu chủ + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng Cách 1: động thành của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ câu bị động bị hay được vào sau cụm từ ấy. Tất cả cánh cửa chùa được người ta + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng làm bằng gỗ lim. của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược Cách 2: bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. hoạt động thành một bộ phận không bắt VD: buộc trong câu. Tay em bị đau. • Lưu ý: Không phải câu nào có các từ bị, được cũng Không phải câu bị động vì chủ ngữ là câu bị động. không phải là đối tượng của hành động. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 5
  6. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II IV. CÁC PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP Nội dung Kiến thức cần nhớ ôn tập - Điệp ngữ là phép lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh. - Có các dạng điệp ngữ: + Điệp ngữ cách quãng; + Điệp ngữ nối tiếp; Điệp ngữ + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? - Liệt kê là phép sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ nhằm diễn đạt đầy đủ và sinh động những nội dung khác nhau trong thực tế và trong cảm xúc. - Các kiểu liệt kê: + Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. VD: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và Liệt kê của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. + Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. VD: Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 6
  7. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II PHẦN II - ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. BÀI VĂN CHỨNG MINH. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Xác định yêu cầu chung của đề: Đề nêu ra một tư tưởng và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn. - Xác định phương pháp lập luận: Nêu lí lẽ và dẫn chứng thực tế. Bước 2: Lập dàn ý • Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh. • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. - Viết đoạn phân tích lí lẽ, giải thích ngắn gọn: Thật vậy hoặc Đúng như vậy - Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục: Thực tế cuộc sống đã chứng minh, . - Nêu phản đề: Tuy nhiên, - Viết bài học liên hệ bản thân: Là một học sinh hoặc Đối với bản thân tôi, câu tục ngữ • Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm cần chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài. - Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại hoặc Chốt lại - Hô ứng với Mở bài. Bước 3: Viết bài Bước 4: Đọc lại và sửa chữa. II. BÀI VĂN GIẢI THÍCH Các bước làm bài văn lập luận giải thích Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Đề yêu cầu giải thích một ý kiến, một tư tưởng. - Vận dụng thao tác lập luận giải thích. Bước 2: Lập dàn bài • Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. • Thân bài: Triển khai việc giải thích. - Nghĩa đen: Nghĩa từ vựng, nghĩa gốc. - Nghĩa bóng: Nghĩa chuyển (ẩn dụ) được suy ra từ nghĩa đen. - Nghĩa sâu: Liên hệ với một vài quan điểm tương tự. - Bài học nhận thức và hành động. • Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 7
  8. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II MỘT VÀI BÀI VĂN THAM KHẢO UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN; ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn Đúng như vậy, tuy là hai câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn con đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi bắt đầu của dòng nước. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ở mỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư. Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “nhà tình nghĩa” Xã hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 8
  9. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời. Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy. MỘT CON NGỰA ĐAU CẢ TÀU BỎ CỎ/ LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH “Lá lách đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” Truyền thống tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn của dân tộc ta xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể. Cha ông ta từng nói: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” cũng mang hàm nghĩa ấy. Trong câu tục ngữ “Một ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “tàu” chỉ máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Ngựa là một loài vật phải lao động nặng, có nhu cầu sử dụng lượng thực nhiều. Nhưng khi “một con ngựa đau” mà “cả tàu không ăn cỏ” điều đó cho thấy cả đàn ngựa cũng buồn bã, không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến sức khỏe của chính bản thân mình. Câu tục ngữ mang hàm ý rất sâu sắc: khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh rất trung thực đời sống tinh thần tình cảm biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của người Việt Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ trong đời sống hàng ngày. Trong gia đình mỗi chúng ta, khi có người bị ốm, những thành viên khác cũng rất lo lắng, bồn chồn. Bạn có nhớ lần bạn bị ốm, mẹ đã thức suốt đêm để chăm cho bạn ngủ, mẹ thay khăn chườm, mẹ đắp lại chăn Bố cũng ăn cơm không ngon, người đi công tác mà liên tục gọi điện về hỏi thăm tình hình của bạn. Bạn cũng chẳng thể nào quên ngày bố đi công tác xa vào đúng đợt rét tăng cường. Mẹ nghe dự báo thời tiết mà đứng ngồi không yên vì bố chủ quan không mang áo rét. Bạn cũng vì thế mà bồn chồn đi lại Trong lớp học của chúng ta cũng vậy. Khi có một bạn bị ốm phải nghỉ học, các bạn khác chợt thấy thiếu vắng mà lòng nao nao buồn. Sau buổi học, ai cũng cố sắp xếp thời gian đi thăm bạn. Lại nữa, nếu trong lớp học có bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì lớp chắc chắn sẽ có một quỹ khuyến học để động viên, giúp đỡ bạn trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ vậy, tấm lòng đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh bất hạnh không bó hẹp trong một gia đình, một lớp học mà lan rộng trong cộng đồng xã hội. Những em bé lang thang cơ nhỡ, những cụ già không nơi nương tựa, những trẻ em tật nguyền, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn khiến trái tim của bao người rung lên thương cảm. Biểu hiện sinh động của những tấm lòng nhân ái là sự phát triển của những hoạt động từ thiện. Ta có thể kể đến quỹ “Vì người nghèo”, quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ ủng hộ trẻ em nghèo hiếu học Như vậy, để bày tỏ tấm lòng nhân ái của bản thân, mỗi người học sinh trước hết cần biết quan tâm chia sẻ khó khăn với chính những người thân trong gia đình mình, với bạn bè trong tập thể lớp của mình. Và nếu có điều kiện, chúng ta hãy tham gia những hoạt động từ thiện của các tổ chức báo, đài Làm như vậy, chúng ta đã góp phần phát huy và khẳng định truyền thống “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” tốt đẹp của cha ông. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 9
  10. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM; CÓ CHÌ THÌ NÊN; KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ/ CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN/ ĐÀO NÚI VÀ LẤP BIỂN/ QUYẾT CHÍ ẮT LÀM NÊN 1. MB : Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là kiên trì nhẫn nại. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự kiên nhẫn. 2. TB : *Giải thích : - Câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” được hợp thành từ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng bổ ích và cần thiết cho con người. Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói, nếu một người chịu bỏ công sức ra cố gắng mài khối “sắt” thì một ngày nào đó nó sẽ trở thành một cây “kim”. Song không chỉ đơn giản như vậy , khối “sắt” ấy còn được hiểu như những công việc to lớn, khó khăn nhất mà gần như không thể thực hiện được. Và hình tượng cây “kim” chính là kết quả, sự thành công mà ta đạt được sau một quá trình dài chăm chỉ, quyết tâm với thử thách. Từ đó ta thấy được, nếu biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thỉ dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng. Vì thế, nói tính kiên trì nhẫn nại là thành phần không thể thiếu của sự thành công thật đúng đắn. * Vì sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại ? - Mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công được. Để có được thành công ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngưng nghỉ. Và hơn nữa con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, nản lòng thoái chí chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại cay đắng. Con người muốn thành công thì thông minh tài giỏi thôi chưa đủ mà cần phải kiên trì nhẫn nại thì mới phát huy hết khả năng của mình. Nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn. Bác Hồ đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm châu bốn bể đều biết tới. Những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt. - Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính tốt đẹp của con người nhất là đối với học sinh. Lòng kiên trì nhẫn lại giúp ta có trách nhiệm với việc mình làm. Kiên nhẫn tập cho chúng ta một ý chí, nghị lực. Giúp con người ta có thêm hy vọng mà không từ bỏ buông xuôi. Lòng kiên nhẫn giúp ta sáng suốt, thẩn trọng hơn. Và người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tín nhiệm, cảm phục, yêu mến kính trọng từ mọi người. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 10
  11. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II * Làm thế nào để có lòng kiên trì, nhẫn nại? - Lòng kiên trì nhẫn nại phải được rèn luyện trong một quá trình lâu dài. Đức tính kiên nhẫn có được là do một phần là tính cách riêng , một phần là do con người thu nhặt và tích lũy được sau những trải nghiệm của cuộc sống . Để đạt được điều ấy , ta phải tập ngay từ bây giờ . Trong đời sống , ta nhẫn nại khi chờ đợi xếp hàng , không chen lấn và xô đẩy ,nhẫn nại khi gặp gian nguy, trắc trở. Trong học tập và làm việc ,ta phải tập suy nghĩ , kiên trì khi gặp những vấn đề khó, đừng đợi chờ kết quả cũng đừng vội vàng bỏ qua vì như thế ta sẽ dần dần không tin tưởng vào khả năng của bản thân , ngại khó và dễ gặp thất bại. - Bên cạnh đó , ta phải đặt ra cho bản thân mình một mục tiêu để phấn đấu và nên nhớ rằng mọi việc trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thực hiện ngay được mà ta phải biết cố gắng và chờ đợi , không quá vội vàng, hấp tấp vì như thế sẽ làm hỏng việc. Cuộc sống với bao bộn bề lo toan, vội vã theo dòng thời gian nhưng chính nhờ những cố gắng nhỏ mỗi ngày, nhờ sự suy nghĩ và làm việc mà nhiều người đã đạt đến thành công cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay. 3. KB : Câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự kiên trì nhẫn nại cho con cháu đời sau. Kiên nhẫn một chút giúp ta cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin hơn trước nhịp sống tất bật ,vội vã của cuộc sống . Đức tính kiên nhẫn luôn là lợi thế trong hành trang để bước vào thế kỉ mới và sánh kịp với nền văn minh hiện đại. Trong mọi hoàn cảnh , trước mọi khó khăn mà tưởng chừng không thể vượt qua được , hãy luôn tự nhủ với bản thân chúng ta rằng :"Kiên nhẫn một chút , không có gì là không thể làm được ". ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được. Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 11
  12. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội. GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; nếu khi bị mực vấy bẩn, rất khó có thể gột rửa; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng, gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người. Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ . Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị sa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Người học sinh chúng ta rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nạn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 12
  13. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II PHẦN III - ÔN TẬP PHẦN VĂN Đặc sắc STT Tên bài Tác giả PTBĐ nội dung – nghệ thuật TỤC NGỮ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. • Nội dung Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện Tục ngữ về tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. thiên Những tục ngữ ấy làm “túi khôn” của nhân dân 1 nhiên và Dân gian những chỉ có tính chất tương đối chính xác vì lao động không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là sản xuất dựa vào quan sát. • Nghệ thuật Ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh. • Nội dung Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời Tục ngữ về khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con 2 con người Dân gian người cần phải có. và xã hội • Nghệ thuật Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN • Nội dung - Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Tinh thần - Chứng minh lòng yêu nước được thể hiện Hồ yêu nước Nghị trong lịch sử và cuộc kháng chiến hiện tại. 3 Chí của nhân luận - Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong Minh dân ta công cuộc kháng chiến. • Nghệ thuật Dẫn chứng cụ thể, phong phú. Lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục. • Nội dung Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ - Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người. Đức tính Phạm Nghị - Giản dị trong lời nói, bài viết. 4 giản dị của Văn luận - Sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần Bác Hồ Đồng phong phú, với tình cảm cao đẹp. • Nghệ thuật Dẫn chứng cụ thể, nhận xét sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 13
  14. Đề cương ôn tập Ngữ văn 7, Học kì II • Nội dung Tiếng Việt rất giàu đẹp - Ngữ âm: Tiếng Việt giàu chất nhạc. Sự giàu Đặng - Từ vựng: Đa dạng, phong phú, dồi dào về Nghị 5 đẹp của Thai phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. luận Tiếng Việt Mai - Ngữ pháp: Uyển chuyển, chính xác. - Có khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử. • Nghệ thuật Lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ và toàn diện. • Nội dung - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. - Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống. Ý nghĩa Hoài Nghị - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta 6 văn Thanh luận không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. chương - Đời sống tinh thần của con người sẽ trở nên nghèo nàn nếu thiếu văn chương. • Nghệ thuật Lí lẽ thuyết phục, hình ảnh phong phú, cảm xúc chân thực. TRUYỆN NGẮN • Nội dung - Bức tranh toàn cảnh về nỗi thống khổ của người dân và sự tha hóa, vô nhân tính của một số bộ phận quan lại trong xã hội bấy giờ. Phạm Sống chết • Nghệ thuật 7 Duy Tư sự mặc bay - Kết hợp khéo léo thủ pháp tương phản và Tốn tăng cấp. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đầy kịch tính. - Giọng văn khi tha thiết, khi cay độc mỉa mai. • Nội dung Khắc họa hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc: Va-ren gian trá, lố Những trò bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở lố hay là Nguyễn Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất 8 Va-ren và Tự sự Ái Quốc khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, Phan Bội đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí Châu phách dân tộc Việt Nam. • Nghệ thuật - Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh - Tưởng tượng, hư cấu. Gv: Diệu Tâm Fanpage: Cô Diệu Tâm – Luyện thi Ngữ văn tại Hải Phòng 0945.935.155 Page 14