Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Văn Huy

docx 8 trang thungat 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_ii_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Văn Huy

  1. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 KÌ 2 NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ 1 I. PHẦN VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT (4đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." (Ngữ văn 8 – Tập hai) Câu 1:(1đ) Em hãy cho biết đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? Câu 2:(1đ) Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 3:(2đ) Trong đoạn văn trên, theo em có thể thay từ “quên” bằng từ “không”, từ “chưa” bằng từ “chẳng” được không? Vì sao? II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6đ) Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. ĐỀ 2 I. PHẦN VĂN BẢN (3đ) Câu 1 (1đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ( ) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Câu 2 (1đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì? Câu 3 (1đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? II. PHẦN TIẾNG VIỆT (2đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( ) " - Bà lên đây làm gì thế? - Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại! Cái đĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc - Da bà xấu quá! Sao giờ bà gầy thế? - Chỉ đói thôi cháu ạ. Chẳng sao hết. - Lúc này bà ở cho nhà ai?
  2. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY - Chẳng ở với nhà ai. - Thế bà lại đi buôn à? - Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được, nhọc người lắm." ("Một bữa no" - Nam Cao) Câu 1 (1đ): Trong đoạn hội thoại trên có bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp? Các nhân vật có mối quan hệ gì với nhau? Xác định vai xã hội của các nhân vật đó. Câu 2 (1đ): Đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời? Xác định lượt lời của từng nhân vật (theo số thứ tự). III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5đ) Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ĐỀ 3 I. PHẦN VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (4đ) Câu 1 (2đ) Chép lại nguyên văn bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 2 (2đ) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau: “ Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1) - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? ( 2) Chị Dậu gạt nước mắt: ( 3) - Không đau con ạ ! ( 4)” (Ngô Tất Tố- Tắt đèn) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6đ) Có nhận xét cho rằng: "Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc". Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ĐỀ 4 I. PHẦN VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (5đ) Câu 1: (1đ) a/ “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) Đoạn hịch trên thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả? b/ Chép hai câu thơ miêu tả hình ảnh người dân chài trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Câu 2: (1đ) a/ Cho biết câu sau đây thực hiện hành động nói gì?
  3. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY “ Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy ( Bàn về phép học) b/ Việc lựa chọn trật tự từ (in đậm) trong ví dụ sau nhằm mục đích gì? “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ” (Hồ Chí Minh) Câu 3: (3đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ trong hai câu thơ sau: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Hồ Chí Minh- Tức cảnh Pác Bó) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5đ) Nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp, là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay. Em suy nghĩ gì về vấn đề trên? Đề 5 Câu 1: (1,5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Đi đường” của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ “Đi đường” của Bác, em có thể rút ra được gì cho bản thân ? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 – 8 dòng). Câu2: (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh) ĐỀ 6 Câu 1( 1, 5 điểm): Cho hai câu thơ sau: "Như nước Đại Việt ta từ trước, Song hào kiệt đời nào cũng có. a. Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích? b. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Câu 2 (1,5 điểm): Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm nào? Tác giả là ai? Vì sao tác giả có thể khẳng định: Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời? Câu 3 (7 điểm): Cho đoạn văn: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dạ ngựa, ta cũng vui lòng."
  4. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó). ĐỀ 7 Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy ghi lại tên tác phẩm - tác giả các văn bản nghị luận được học trong chương trình học kì II, lớp 8 (1,5 điểm) Câu 2. (1,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Trích “Hich tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn) . ? Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn bản. Câu 3. (7 điểm) Bao trùm lên tác phẩm “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo theo cách lập luận diễn dịch (từ 10 đến 13 câu) để làm sáng tỏ ý kiến trên. ĐỀ 8 Câu 1(1,5đ) a Chép đúng theo trí nhớ bản dịch thơ(Bản dịch của Nam Trân) bài thơ “Ngắm trăng”(Vọng nguyệt) – Hồ Chí Minh b. Câu thơ dịch sát nghĩa nhất trong bài thơ là câu nào? c. Câu thơ chưa làm rõ sự bối rối của thi sĩ trong bài thơ là câu nào? Câu 2(1,5đ) a.Ở bài thơ” Ngắm trăng” Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? b.Mở đàu câu thơ thứ 3 là “người”(nhân), kết thúc câu thơ thứ 4 là “nhà thơ”(thi gia). Theo em điều đó có ý nghĩa thế nào? Câu 3. (7 đ) Em hãy thuyết minh về cái phích nước (cái bình thủy) ĐỀ 9 Câu 1. ( 1 điểm): Em hãy nêu bố cục bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh. Câu 2:Hãy cho biết bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ có mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn? Câu 3. ( 7điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn với chủ đề giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em ( hoặc là nơi em có dịp đến tham quan). ĐỀ 10 Câu 1: (1,5 điểm)
  5. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới : Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó. Câu 2. ( 1,5 điểm) a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Nội dung chính của bài thơ? b. Em hãy kể tên ba bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng. Câu 3: (7điểm) Viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. ĐỀ 11 Câu 1 (1,5 điểm). Chép lại khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và nêu nội dung khổ thơ đó. Câu 2 (1,5 điểm) Chỉ ra sự khác nhau giữa tiếng chim tu hú ở đầu và ở cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Câu 3: (7 điểm) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. ĐỀ 12 Câu 1(1,5 điểm): Luận điểm là gì? Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí nào? Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau: Trăng đến với Bác trong nhà tù để “ngắm nhà thơ”. Trăng đến với Báctrong một đêm thanh vắng khiBác vừa “bàn bạc việc quân” xong,đểđược tâm tình. Rồi trăng cũng lại đến với Bác trong cái cảnh “Trăng lồng cổthụ bóng lồng hoa”. Có thể nóitrong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy. Câu 2 (1,5 điểm): Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp. Khi kết thúc văn bản “Chiếu dời đô”, tác giả đã viết: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” Em hãy xác định kiểu câu của hai câu văn trên (phân lọai theo mục đích nói) và cho biết cách kết thúc ấy có tác dụng như thế nào? Câu 3(7 điểm): “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh”. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên. ĐỀ 13 I. PHẦN VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT (4đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." (Ngữ văn 8 – Tập hai) Câu 1:(1đ) Em hãy cho biết đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai?
  6. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY Câu 2:(1đ) Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 3:(2đ) Trong đoạn văn trên, theo em có thể thay từ “quên” bằng từ “không”, từ “chưa” bằng từ “chẳng” được không? Vì sao? II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6đ) Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. ĐỀ 14 I. PHẦN VĂN BẢN (3đ) Câu 1 (1đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ( ) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Câu 2 (1đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì? Câu 3 (1đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? II. PHẦN TIẾNG VIỆT (2đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( ) " - Bà lên đây làm gì thế? - Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại! Cái đĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc - Da bà xấu quá! Sao giờ bà gầy thế? - Chỉ đói thôi cháu ạ. Chẳng sao hết. - Lúc này bà ở cho nhà ai? - Chẳng ở với nhà ai. - Thế bà lại đi buôn à? - Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được, nhọc người lắm." ("Một bữa no" - Nam Cao) Câu 1 (1đ): Trong đoạn hội thoại trên có bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp? Các nhân vật có mối quan hệ gì với nhau? Xác định vai xã hội của các nhân vật đó. Câu 2 (1đ): Đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời? Xác định lượt lời của từng nhân vật (theo số thứ tự). III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5đ) Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
  7. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ĐỀ 15 Câu 1: (1,5điểm) - Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? Câu 2: (1,5 điểm) a) Chép những dòng thơ còn thiếu để hoàn thiện khổ thơ có câu đầu và câu cuối sau đây: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” b) Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? Câu 3: (7điểm) Viết đoạn văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. ĐỀ 16 Câu 1 (1.5 đ a. Điền vào phần trống ( .) để có câu văn hoàn chỉnh. ( 0,5 điểm) “Ngọc không mài, không thành đồ vật; ” b. Đây là lời tấu trình của La Sơn Phu Tử gửi tới ai ? Vào tháng năm nào ? (1 điểm ) Câu 2 (1.5 đ) a.Văn bản “Thuế máu”được viết ở tại đâu ?Tác giả là ai ? ( 0,5đ) b.Giải thích nhan đề văn bản “Thuế máu”? (1,0đ) Câu 3 Từ bài “Bàn luận về phép học” - Nguyễn Thiếp, hãy bàn về mối quan hệ giữa học và hành ? (3.5 đ) II. Phần tự luận: (6,5 điểm) Câu 1: Em hiểu thế nào về thể loại Chiếu? Câu 2: Cho ba ví dụ về câu phủ định và nêu chức năng của nó. Câu 3: Qua bài Chiếu dời đô em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô? ĐỀ 17 Cho đoạn văn sau: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Câu 1: (1.5 điểm) a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? b. Hãy cho biết thể loại và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Câu 2: (1.5 điểm) Chỉ rõ và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên. Câu 3: (7điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự học. ĐỀ 18
  8. TRƯỜNG THCS HÒA NAM GV:NGUYỄN VĂN HUY Câu 1: (1.5 điểm) - Trích trong “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuần 1điểm - Thể loại : Hịch ; sáng tác trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2( 1285) Câu 2: (1.5 điểm) * Nghệ thuật: ( 0,5 điểm) - Sử dụng nhiều động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu; - Lối nói cường điệu ( nói quá): ruột đau như cắt,trăm thân, nghìn xác, phơi ngoài nội cỏ, gói trong da ngựa. * Giá trị biểu đạt: ( 1 điểm): Tâm trạng đau đớn, lòng sục sôi, nhiệt huyết và tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn. ĐỀ 19 Câu 1. (1,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: nhận biết (0,5 điểm), thông hiểu (1 điểm) a.Văn bản “Thuế Máu” được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 0,5 đ) b. Phân tích rõ cái gọi là “Chế độ lính tình nguyện” được nêu lên trong bài Thuế máu? ( 1đ) Câu 2 (1,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: nhận biết (0,5 điểm), thông hiểu (1 điểm) a. Văn bản “ Đi bộ ngao du” có mấy luận điểm chính? b. Tóm tắt ngắn gọn các luân điểm chính mà Ru – xô đã trình bày trong văn bản? Câu 3: ( 7điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: vận dụng (2,5 điểm), vận dụng cao (1 điểm) Em hãy viết một đoạn văn nghị luận để làm rõ quan điểm “ Học đi đôi với hành” và cần “ Theo điều học mà làm” ( Trích bài Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp) ĐỀ 20 Câu 1:(1,5 điểm – nhận biết) Đọc kĩ phần trích sau: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” (Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp) Cho biết Nguyễn Thiếp bàn luận đến các phép học nào và tác dụng của phép học mà ông nêu lên là gì? Câu 2: (1,5 điểm - nhận biết và thông hiểu) Văn bản “Thuế máu”được trích ra từ tác phẩm nào? Em hãy cho biết “thuế máu” có nghĩa là gì? Câu 3 (7điểm) Vận dụng(2,5điểm) và vận dụng cao (1 điểm) Trong bài tấu “Luận học pháp” (Bàn luận về phép học) gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp(1723-1804) đã viết: “Ngọc không mài, không thành đồ vật;người không học,không biết rõ đạo.Đạo là lẽ đối xử hàng ngàygiữa mọi người.Kẻ đi học là học điều ấy.”(Ngữ văn 8,tập 2) Em hiểu gì về lời dạy trên của La Sơn Phu Tử,hãy trình bày suy nghĩ về mục đích học của mình Bằng một bài văn.