Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 2 - Học kỳ II

docx 11 trang thungat 6801
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 2 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_toan_lop_2_hoc_ky_ii.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 2 - Học kỳ II

  1. Họ và tên: ĐỀ 1: Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂY TRONG VƯỜN Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. Cây khoai, cây dong nói chuyện bằng củ, bằng rễ Phải yêu vườn như Loan mới hiểu được tiếng của các loài cây. Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như một chín, lời cây chanh chua Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây từ sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp, mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây. 1. Vườn nhà Loan có những cây gì? A. Cây lan, cây huệ, cây hồng, cây mơ, cây cải B. Cây bầu, cây bí, cây khoai, cây dong C. Tất cả các loại cây ở trên 2. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng gì? A. Bằng hương, bằng hoa B. Bằng quả C. Bằng củ, bằng rễ 3. Nhờ đâu Loạn hiểu được lời nói của các loài cây? A. Vì Loan rất yêu vườn cây B. Vì Loan nghe được cây nói chuyện C. Vì Bà nói cho Loan nghe 4. Cây cam có lời nói như thế nào? A. Lời cây cam chát
  2. B. Lời cây cam chua C. Lời cây cam ngọt 5. Mẹ của các loài cây là: A. Đất B. Mặt trăng C. Mặt trời 6. Bộ phận in đậm trong câu “Khu vườn nhà Loan không rộng lắm.” Trả lời cho câu hỏi nào? A. Là gì? B. Như thế nào? C. Làm gì? 7. Tìm từ chỉ tính chất trong câu: “Lời cây móng rồng thơm như mít chín.” A. móng rồng. B. mít. C. thơm 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” Trong câu sau: “Trong vườn có rất nhiều loài cây” 9. Điền tên loài vật thích hợp vào chỗ trống - Dữ như -Khỏe như . 10. Viết vào chỗ trống câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau: a) Khi nào học sinh kết thúc năm học và được nghỉ hè? b) Học sinh bắt đầu năm học mới khi mùa nào tới?
  3. ĐỀ 2:Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sơn Tinh, Thủy Tinh 1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm. 2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói: - Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về. 3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui. Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua. Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM 1. Những ai đến cầu hôn Mị Nương? A. Sơn Tinh. B. Thủy Tinh. C. Sơn Tinh và Thủy Tinh. 2. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, ai là người thắng cuộc? A. Sơn Tinh. B. Thủy Tinh. C. Hai vị thần hòa nhau.
  4. 3. Câu chuyện này nói lên điều gì có thật? A. Mị Nương rất xinh đẹp. B. Nhân dân ta chống lũ rất kiên cường. C. Sơn Tinh rất tài giỏi 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm? Sơn Tinh rất tài giỏi. 5. Gạch dưới các cụm từ dùng để hỏi thời gian trong các câu hỏi sau: a) Khi nào em được đi chúc tết ông bà và người thân? b) Lớp em học vào những ngày nào trong tuần? 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau: a) Tháng sáu vừa rồi, cả nhà Lan đi nghỉ mát ở Hạ Long. b) Năm ngoái, em được đi về quê thăm ông bà. 7. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: a. ên đồng, lũ trẻ ngây thơ đang cười vui vẻ với mấy con diều giấy. b. Em lớn lên ở vùng iêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. ĐỀ 3: Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bác sĩ Sói 1. Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. Nó toan xông đến ăn thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất. Nó bèn kiếm một cặp kính đeo mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu. Xong, nó khoan thai tiến về phía Ngựa.
  5. 2. Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Ngựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì. Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành, bảo: - Bên xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho. Ngựa lễ phép: - Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu. Sói đáp: - Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem. - Đau ở chân sau đấy ạ. Phiền ông xem giúp. 3. Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy. Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỉ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra Theo LA-PHÔNG-TEN 1. Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa A. xông đến Ngựa B. thèm rỏ dãi C. tiến về Ngựa 2. Sói lừa Ngựa bằng cách nào? A. giả giọng hiền lành lừa Ngựa. B. đe dọa cho Ngựa sợ. C. làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa. 3. Đặt câu hỏi có cụm từ “Ở đâu” cho câu sau: - Cặp của Lan để trên ghế.
  6. 4. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: đen tuyền, sặc sỡ a) Quạ là loài chim có bộ lông b) Bộ lông của chim công trông vô cùng bắt mắt. ĐỀ 4: Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cò và Cuốc Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi: - Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? Cò vui vẻ trả lời: - Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị? Cuốc bảo: - Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. Cò trả lời: - Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì! Kiếm ăn xong, Cò tắm rửa, tấm áo lại trắng tinh, rồi cất cánh bay, đôi cánh dập dờn như múa. Theo NGUYỄN ĐÌNH QUẢNG 1. Thấy cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào? A. Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? B. Chị bắt tép để ăn à? C. Chị bắt tép có vất vả lắm không? 2. Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? A. Vì Cuốc nghĩ: Cò phải lội ruộng để kiếm ăn.
  7. B. Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời xanh, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. C. Vì Cuốc nghĩ: Cò lội ruộng để dạo chơi. 3. Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? A. Không cần lao động vì sợ bẩn. B. Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. C. Không cần lao động vì lao động vất vả, khó khăn. 4. Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng? A. Lười nhác B. Nhanh nhẹn C. Chăm chỉ 5. Tìm từ thích hợp chỉ muông thú điền vào chỗ trống: - Đầu đuôi chuột. - Mặt nhăn như ăn ớt. - Nói như - Nhát như 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng trong mỗi câu sau. Viết câu hỏi đã đặt vào dòng bên dưới: a) Chú mèo thường phơi nắng trên mái tôn nhà tôi. b,Khi người lạ tới nhà, chú chó sủa ầm ĩ. c)Từ đầu làng, những anh chích chòe đang luyện giọng hòa cùng với các tiếng chim khác.
  8. 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau: M: Họa mi hót rất hay. ⟶ Họa mi hót như thế nào? a. Chân vịt có màng bơi. ⟶ b. Sóc nhảy rất nhanh. ⟶ c. Công đực có bộ lông đuôi rất đẹp. ⟶ 6. Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng trong mỗi câu sau: a) Dế Mèn chóng lớn vì ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. b,Lan Anh học giỏi vì bạn rất chăm học. c,Chuột nghe tiếng mèo liền tránh xa vì chuột rất sợ mèo. 8. Gạch dưới những từ chỉ tên các loài cá không cùng nhóm: a. Cá nước mặn (cá biển): cá thu, cá chim, cá mè, cá nục, cá heo, cá voi. b. Cá nước ngọt (cá ở ao, sông, hồ): cá trê, cá rô, cá chép, cá mập, cá diếc. ĐỀ 6. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát: - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.
  9. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê - đê Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ - bia như thế nào? A. Ân hận B. Vui mừng. C. Vẫn bình thường. Câu 2. Lúc đầu, cô Hơ-bia đối xử như thế nào với cơm gạo? A. Yêu quý cơm gạo B. Khinh rẻ cơm gạo. C. Ân cần. Câu 3. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? A. Vì thóc gạo thích đi chơi. B. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi. C. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo. Câu 4. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia: A. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. B. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia. Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia? Câu 6. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì? Câu 7. Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? ”Ở một làng Ê - đê có cô Hơ – bia xinh đẹp” A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Như thế nào? Câu 8. Trong câu “Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm.”, có thể thay từ ân hận bằng từ nào?
  10. A. Hối hận? B. Ân cần? C. Hối hả? Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống: Hôm ấy tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo. ĐỀ 7. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sông Hương Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biết những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. Câu 1: Nh÷ng tõ nµo chØ mµu xanh kh¸c nhau cña S«ng H¬ng? A. Xanh th¼m, xanh biÕc, xanh non B. Xanh thÉm, xanh lôc, xanh t¬i C. Xanh biÕc, xanh nh¹t, xanh l¬ Câu 2: Vào những đêm trăng, sông Hương như thế nào? A. S«ng Hư¬ng lµm cho thµnh phè thªm ®Ñp vµ nhén nhÞp, s«i ®éng B. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. C. S«ng Hư¬ng lµm cho thµnh phè thªm ®Ñp vµ m¸t mÎ. Câu 3: Tõ tr¸i nghÜa víi tõ “ Thấp ” A. Nhỏ B. Bé C. Cao Câu 4: a) Trong các từ sau , từ nào chỉ sự vật ? A. Dòng sông B. Phong cảnh C. Ồn ào b) Trong các từ sau từ nào viết đúng chính tả ? A. Dòng xông B. Nước xôi C. Ăn xôi Câu 5: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu Ai là gì ?
  11. A. Cô giáo như mẹ hiền. B. Thật là có chí thì nên. C. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Câu 6: Tìm cặp trái nghĩa A. Đen / trắng; sáng / chiều; sáng / tối B. Đen / trắng; xấu / tốt; sáng / tối C. Đen / trắng; sáng / chiều; béo/ gầy Câu 7: Nội dung bài “Sông Hương ” nói lên điều gì Câu 8 : a) Đặt một câu có từ “Chăm chỉ ” b) Đặt một câu theo kiểu câu Ai thế nào ? Câu 9 : Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Bạn Mai rất chăm chỉ .