Đề cương ôn thi cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Lê Hồng Phong

docx 15 trang thungat 6970
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_cuoi_ky_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_3_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Lê Hồng Phong

  1. PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KÌ II-NĂM HỌC:2020 – 2021 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG MÔN : TOÁN-TIẾNG VIỆT- LỚP 3 *Hướng dẫn làm bài : Trắc nghiệm khoanh trực tiếp vào đề ; Tự luận làm vào vở ghi . A, MÔN TOÁN : Phần I : Mỗi bài dưới đây có nêu kèm các câu trả lời A,B,C,D(là đáp số , kết quả tính )Hãy lựa chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Số gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 6 trăm, 4 chục, 9 đơn vị được viết là: A. 52649 B. 25649 C. 62549 D. 42659 Câu 2. Kết quả của phép chia 24854 : 2 là: A. 21427 B. 12427 C. 12327 D. 13427 Câu 3. Giá trị của biểu thức (4536 + 73845) : 9 là: A. 9709 B. 12741 C. 8709 D. 8719 Câu 4. 3km 6m = .m A. 306 B. 3600 C. 3006 D. 360 Câu 5. Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ đúng là: A. 20 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 5 phút Câu 6. Cho x : 8 = 4653. Giá trị của x là: A. 37224 B. 27224 C. 47224 D. 36224 Câu 7. Một hình chữ nhật có chiều dài là 8dm, chiều rộng là 4cm. Diện tích của hình chữ nhật đó là: A. 32 cm B. 32 cm 2 C. 320 cm D. 320 cm 2 Câu 8. Hình chữ nhật có chiều dài là 7cm, chiều rộng 4cm thì chu vi của hình chữ nhật là: A.11cm B. 22cm C.28cm D.22cm2 Câu 9. 13m 5dm = dm A.1305dm B.135dm C.1350dm D. 1035dm Câu 10. May 2 bộ quần áo hết 8 mét vải. Hỏi có 16 mét vải thì may được bao nhiêu bộ quần áo? A.2 bộ B.3 bộ C.4 bộ D.6 bộ Câu 11. Một hình tròn có bán kính bằng 5cm thì đường kính của nó bằng: A.5cm B.10cm C.8cm D.15cm Câu 12. Kết quả của phép tính 3 x 1402 là: A.4035 B.4206 C.4006 D. 4208 Câu 13. Tính cạnh của hình vuông có chu vi 1024 là: A.256m B.1006m C.1003m D.2048m Câu 14. Số “sáu” được viết bằng chữ số La Mã nào? A.IV B.IIIIII C.VI D.6 Câu 15. Trung điểm của đoạn thẳng BD là điểm nào? A.Điểm B B.Điểm C C.Điểm D D.Điểm E Câu 16. Một hình chữ nhật có chiều dài là 1dm3cm, chiều rộng là 8cm thì diện tích bằng bao nhiêu? A.42cm2 B.104cm2 C.21cm2 D.94cm2 Câu 17. Một số chia cho 9 dư 3. Vậy số đó chia cho 3 dư mấy? A.0 B.1 C.2 D.3 Câu 18. Tính diện tích của hình vuông có chu vi bằng 40cm. A. 10cm2 B. 40cm2 C. 100cm2 D.50cm2 Câu 19. Lan có 50000 đồng. Mai có số tiền gấp 4 lần của Lan. Hỏi Mai có bao nhiêu tiền? A.200000 đồng B.20000 đồng C.100000 đồng D.12500 đồng Câu 20. 1 giờ 35 phút = phút A. 135 phút B. 635 phút C. 85 phút D. 95 phút Câu 21. Hình chữ nhật có chiều dài là 7cm, chiều rộng 4cm thì diện tích bằng: A. 28cm B. 28cm2 C. 22cm2 D. 22cm 1
  2. Câu 22. Hình bên có bao nhiêu góc không vuông A. 3 góc B. 4 góc B.6 góc D. 8 góc Câu 23. An đi từ nhà lúc 7 giờ kém 20 phút. An đến trường lúc 7 giờ kém 5 phút. Hỏi An đi từ nhà đến trường mất bao nhiêu phút? A. 5 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 20 phút Câu 24. Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47 ta được kết quả là: A. 45 B. 65 C. 92 D. 156 Câu 25. Số liền sau của 78999 là: A. 78901 B. 78991 C. 79000 D. 78100 Câu 26.Ngày 28 tháng 4 là thứ sáu. Ngày 4 tháng 5 là thứ mấy? A. Thứ tư B. Thứ sáu C. Thứ năm D. Chủ nhật Câu 27.9m 6dm = cm: A. 9600cm B. 96cm C. 906cm D. 960cm Câu 26.Chu vi hình vuông là 96cm, cạnh của hình vuông là A. 86cm B. 43cm C. 128cm D. 32cm Câu 27.Cạnh hình vuông có chu vi 96cm là a- 48 cm b- 8 cm c- 6 cm d- 24 cm Câu 28.Giá trị biểu thức 700 : 5 x 4 là: a - 35 b- 560 c- 7500 d- 150 Câu 29.a. Giá trị của biểu thức (25276 + 2915) x 3 là bao nhiêu? A. 84573 B. 83573 C. 86573 D. 84673 b. Số 23 được viết bằng chữ số La Mã như thế nào? A. XIII B. XXIII C. XXIIV D. IIIXX Câu 30.a. Số liền sau của số 52869 là số nào? A.52979 B.52869 C.52870 D. 52970 b. Số bé nhất trong các số sau là số nào? A. 7159 B. 4768 C. 4719 D. 9401 Câu 31.a. Một hình vuông có cạnh 7cm. Tính chu vi hình vuông đó ? A. 11cm B. 14cm C. 21cm D. 28cm b. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 3cm là bao nhiêu ? A.15cm B. 30cm C. 36cm D. 60cm Câu 32.Có 36 bạn xếp được 4 hàng. Hỏi có 54 bạn thì xếp được bao nhiêu hàng như thế? A. 6 hàng B. 8 hàng C. 12 hàng D. 18 hàng Câu 33. a. Ngày 29/4/2021 là chủ nhật thì ngày 2 /5/2021 là : A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm b. Từ nhà em đi lúc 7 giờ kém 15 phút, đến trường là 7 giờ 5 phút. Hỏi thời gian đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút? A. 15 phút. B. 20 phút. C. 25phút. D. 30 phút Câu 33.Chu vi của hình vuông là 28 cm. Diện tích của hình vuông đó là bao nhiêu ? A.14 B. 32 C. 56 D. 49 Câu 34.Số liền trước của số 34 123 là: A.34 124 B. 34 122 C. 34 125 D.34 132 Câu 35.Chu vi của hình vuông là 28 cm. Diện tích của hình vuông đó là : A.7cm2 B. 32cm2 C. 49cm2 D. 112 cm2 Câu 36.5 dm 6 cm = cm . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 560 B.56 C. 506 D. 65 Câu 37.Giá trị của biểu thức5 + 9 x 5 là A.70 B. 14 C. 45 D. 50 Câu 38.1 giờ 16 phút = phút. 2
  3. A. 116 B. 106 C. 96 D. 26 Câu 39. Lan có 27 viên bi . Số bi của Lan bằng số bi của Hùng . Hùng có số viên bi là : A.9 viên bi B. 30 viên bi C.24 viên bi D. 81 viên bi Phần II : Làm các bài tập sau : Câu 1: Đặt tính rồi tính: a. 32 457 + 46 728 b.73 452 – 46 826 c. 21 513 x 4 d. 84 917 : 7 a) 34864 + 32790 b) 97870 – 34912 c) 10863 x 4 d) 7812 : 2 a) 23567 + 33690 b) 84967 – 2356 c) 1041 x 8 d) 24728 : 2 a) 32781 + 1345 b) 76929 – 9871 c) 1891 x 4 d) 67812 : 3 a) 36807 + 53069 b) 76483 – 15456 c) 10814 x 6 d) 92648 : 4 a) 7386 + 9548 b) 6732 – 4528 c) 4635 x 6 d) 6336 : 9 a) 21243 + 21466 b) 5342 - 456 c) 21023 x 4 d) 3284 : 2 Câu 2: Tìm x : x x 7 = 28406 1248 + x = 39654 x : 9 = 1016 23461 – x x 2 = 909 x : 3 = 12098 x x 8 = 2864 x : 5 = 1232 x : 6 = 4527 x x 2 = 63174 Câu 3: Tìm y biết: a, y x 2 + 7 = 98125 b) y : 9 = 310 c) y x 2 = 1285 d) y x 3 = 3984 a) y x 6 = 2418 b) y : 3 = 12389 – 9870 c) y : 5 = 241 d)y+ 492 = 154 x 5 Câu 4 : Tìm n biết: a) n : 5 = 231 + 1984 b) n – 567 = 398 x 2 Câu 5: Tính giá trị biểu thức: a) 30786 – 1284 : 4 b) (24542 – 19438 + 9 x 2) : 9 c) 289 + 126 x 3 + 126 x 7 d) (8346 – 329) x 5 Câu 6 : Điền số thích hợp vào chỗ trống: a) 7km 4m = m b) 603cm = m cm c) 1kg 9g = g d) 123mm = cm .mm Câu 7:Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ trống: a) 14 x 3 : 7 = 6 b) 175 : (20 + 30) = 120 c) 1 giờ 25 phút = 75 phút d) 1 giờ 25 phút = 85 phút Câu 8: Có 7 thùng dầu như nhau đựng tất cả 63 lít dầu. Hỏi có 774 lít dầu thì cần bao nhiêu thùng như thế để chứa hết? Câu 9: Tìm hiệu của số bé nhất có năm chữ số với số lẻ lớn nhất có hai chữ số? Câu 10: Nhà Hùng thu hoạch được 954kg nhãn, đã bán đi 1/3 số nhãn đó. Hỏi nhà Hùng còn lại bao nhiêu ki – lô – gam nhãn. Câu 11:Một hình chữ nhật có chiều rộng là 9dm, chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó? Câu 12: 4 xe ô tô chở được 2216 bao gạo. Hỏi 8 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu bao? Câu 13: Một người đi ô tô trong 2 giờ được 94km. Hỏi trong 7 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? Câu 14:Một sợi dây dài 148dm được cắt thành 2 đoạn. Đoạn thứ nhất dài bằng 1/4 sợi dây. Tính chiều dài mỗi đoạn dây? Câu 15:Tìm số có hai chữ số, nếu lấy 2 chữ số của số đo nhân với nhau được 42, biết rằng 1 chữ số là 6. Tìm số cần tìm. Câu 16 :Một hình chữ nhật có chiều dài là 13cm, chiều rộng là 9cm. a) Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó? b) Cần kéo thêm chiều rộng bao nhiêu xăng – ti – mét để hình chữ nhật thành hình vuông? Câu 17:Có 11 con chim đậu trên lưng một đàn trâu. Nếu có thêm 5 con chim nữa thì số trâu bằng số chim. Hỏi có tất cả bao nhiêu chân con chim và chân con trâu? Câu 18 :Trong một xưởng may công nghiệp, cứ 15 m vải thì may được 5 bộ quần áo cùng một cỡ. Hỏi có 360m vải thì may được bao nhiêu bộ quần áo với cùng cỡ đó? Câu 19 :Tính hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau với số chẵn nhỏ nhất có 5 chữ số giống nhau? 3
  4. Câu 20 :Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng dài 8cm. Chiều dài gấp 6 lần chiều rộng. Tính diện tích của hình chữ nhật đó? Câu 21 :Có 21 mét vải thì may được 7 bộ quần áo. Hỏi muốn may 25 bộ quần áo như thế thì cần bao nhiêu mét vải? B, MÔN TIẾNG VIỆT : I, Chính tả ( 15 phút ) : Ôn tập các bài sau: Bài 1. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người đi săn và con vượn” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 113 (viết từ: “ Một hôm . Người đi săn đứng im chờ kết quả ”) Bài 2. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Bận” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 59 (viết 10 dòng thơ đầu) Bài 3. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Chú ở bên Bác Hồ” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 16 (viết 2 khổ thơ đầu) Bài 4. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Mưa” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 134 (viết Ba khổ thơ đầu) Bài 5. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Cóc kiện trời” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 83(viết cả bài ) Bài 6. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bác sĩ Y-éc-Xanh” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 106 (viết từ: “ Bà khách ước ao trí tưởng tượng của bà”) Bài 7. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Sự tích chú Cuội cung trăng”SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 131. II.Tập làm văn ( 25 phút ) : Ôn tập các bài sau: Bài 1.Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem. Bài 2.Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Bài 3.Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Bài 4. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, kể về một buổi lao động ở trường, lớp em. Bài 5. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về một cảnh đẹp mà em yêu thích. Bài 6. Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về 1 người lao động bằng trí óc. Bài 7. Viết 1 đoạn văn ngắn 7 đến 10 câu kể về những trò vui trong ngày hội . Bài 8. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể về anh hùng chống ngoại xâm. III. Đọc thầm và làm bài tập (30 phút ): Bài 1: Chim chích và sâu đo Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống: - A, có một tên sâu rồi. Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên. - Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo cây hồng cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta? - Chim chích phân vân: "Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật không?" Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ: "Mình đo cây hồng Mình phải được trả công chứ!" Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: "Ô, sao mầm cây gãy cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!" Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi Nhưng lần này thì đừng hòng! Chim chích mổ một cái thế là đi đời sâu đo. Theo Phương Hoài Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Con sâu đo trong bài là con vật: A. Nguy hiểm chuyên phá hại cây xanh. B. Hiền lành, giúp ích cho cây xanh. C. Siêng năng vừa có ích, vừa có hại cho cây xanh. 2. Chim chích mắc lừa sâu đo là do: A. Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng. B. Chim chích nửa ngờ, nửa tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo. 4
  5. C. Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo. 3. Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì? A. Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn. B. Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu đo hại cây. C. Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây. 4. Hãy gạch dưới từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu: "Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm." 5. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. 6. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? A. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích nhà nông. B. Chim chích là chú chim hiền lành, chuyên bắt sâu, giúp ích nhà nông. C. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích, nhà nông. Bài 2 : Đua ghe ngo Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng mười âm lịch hằng năm. Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang. Rồi một hồi còi rúc lên lanh lảnh, hiệu lệnh xuất phát đã điểm. Hàng chục vạn đôi mắt chăm chú theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, nhịp phèng la, đẩy chiếc ghe ngo về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước. Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà. Theo Phương Nghi Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Bài văn trên tả cảnh gì? a. Cảnh ghe xuồng vùng sông nước Nam Bộ. b.Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ. c. Cảnh vui chơi của đồng bào Khơ-me . d. Cuộc thi đấu thể thao. Câu 2. Quang cảnh lễ hội như thế nào? a.Đông vui. b.Tưng bừng, rực rỡ. c.Im ắng, buồn tẻ. d.Náo nhiệt, đông vui. Câu 3: Lễ hội đua ghe ngo có ý nghĩa như thế nào với đồng bào Khơ-me? Câu 4. Câu mở đầu của bài văn trên thuộc kiểu câu nào? a.Ai (cái gì, con gì) là gì? b.Ai (cái gì, con gì) thế nào? c.Ai (cái gì, con gì) làm gì? d.Tất cả đều sai. Câu 5. Từ ngữ nào trong câu “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào ?” Câu 6: Tìm và ghi lại câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài văn trên. Câu 7: Đặt một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi ( Khi nào ? ) Bài 3: Cây gạo Về mùa xuân,khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê,bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không. Theo Vũ Tú Nam Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Cây gạo nở hoa vào mùa nào? A . Mùa xuân . B . Mùa thu . C . Mùa hè . 2. Những từ ngữ nào nói lên cây gạo làm thay đổi khung cảnh làng quê? A. Bật ra những chiếc hoa đỏ hồng 5
  6. B . Làm sáng bừng lên một góc trời quê C . Tất cả những từ ngữ nêu trong 2 câu trả lời trên. 3. Khi cây gạo ra hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui? A. Chim én B. Chim sáo C. Nhiều loài chim 4. Tiếng đàn chim về trò chuyện với nhau được tác giả so sánh với những gì? A, Một cái chợ vừa mở. B. Một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu . C. Tất cả những điều nêu trong 2 câu trả lời trên Bài 4: Hành trình của hạt mầm Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người. (Tiệp Quyên- CLB Ngôn ngữ và EQ trường Brendon) Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? A. Hạt mầm B.Hạt mưa C.Mảnh đất D.Bầu trời 2. Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy? A. Bàn tay chăm sóc của con người. B. Mặt đất ẩm ướt. C. Bầu trời rộng lớn. D. Những giọt mưa mát lạnh. 3. Hạt mầm đã phát triển, thay đổi như thế nào? A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước nảy lên những lá vàng. B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh. C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt. D. Từ hạt mầm bị úng nước mưa đến thối đen. 4. Mầm cây thực sự cần điều gì? A.Tình yêu thương của con người. B.Những cơn mưa mát lạnh. C.Những tia nắng ấm áp. D.Những chất dinh dưỡng quý báu. 5. Theo em, tại sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? 6. Em đã làm những gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? 7. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá? A.Mảnh đất ẩm ướt giúp hạt giống nảy mầm. B.Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc. C.Cô bé hạt đậu đang ngủ say trong lòng đất. D.Trời càng ngày càng đổ mưa nhiều hơn. 8. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống: a) Khi vươn lên khỏi mặt đất tối, ẩm, mầm cây reo lên khe khẽ “Bầu trời đẹp đẽ quá!” b) Cây xanh muốn phát triển cần có đủ các điều kiện như đất, nước, không khí, ánh sáng. Bài 6 : Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình? Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang) Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? 6
  7. A.Vì cậu suốt ngày đi chơi, không chịu học hành. B. Vì cậu suốt ngày ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai. C. Vì cậu không thích tham gia trò chơi kéo co cùng cả lớp. D.Vì cậu suốt ngày đọc sách, không chơi với các bạn trong lớp. 2. Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? A.Bình có nhớ hết mặt và tên các bạn trong lớp không. B. Bình có chơi kéo co với các bạn trong lớp không. C. Bình đọc được bao nhiêu quyển sách một ngày. D.Bình có giải được các bài toán trong sách không. 3. Vì sao Bình không tham gia kéo co cùng các bạn trong lớp? A.Vì cậu cho rằng việc đó rất nguy hiểm. B. Vì cậu cho rằng việc đó rất tốn sức lực. C. Vì cậu cho rằng việc đó rất vô ích. D.Vì cậu sợ bị cô giáo mắng vì nghịch ngợm. 4. Chuyện gì khiến cho Bình “mọt sách” thay đổi thái độ với các bạn? A.Cậu bị đau bụng và được mọi người giúp đỡ kịp thời. B. Cậu bị đau bụng và được các bạn đưa đi bệnh viện. C. Cậu bị đau bụng và được các bạn đến nhà thăm hỏi. D.Cậu bị đau bụng và các bạn nói với cô giáo đưa cậu đi khám. 5. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 6. Đặt mình vào vai Bình “mọt sách” sau khi được các bạn đưa lên phòng y tế, hãy nói lời xin lỗi và lời hứa với các bạn trong lớp? 7. Đặt dấu phẩy vào 2 vị trí thích hợp trong câu văn dưới đây: Những ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai. 8. Chọn bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” thích hợp để hoàn thành câu: Bố tặng cho mẹ một chiếc áo A.bằng lụa tơ tằm B. bằng những đường may khéo léo C. bằng những chiếc cúc xinh xắn D.bằng những nét vẽ tinh tế 9. Điền các từ ngữ được nhân hóa trong đoạn văn sau vào ô trống cho phù hợp: Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Tên sự vật Từ ngữ gọi sự vật như người Từ ngữ tả sự vật như người Bài 7 : Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. 7
  8. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm) Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng. B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ. C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết. D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt. 2. Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ. B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét. C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí. 3. Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn. B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông. C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân. D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn. 4. Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn. B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ. C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ. D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm. 5. Câu chuyện cho em bài học gì? 6. Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? 7. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc. B. Báo hiệu lời nói của nhân vật. C. Báo hiệu phần chú thích. D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. 8. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.” 9. Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: a) Chiếc lá: b) Bầu trời: Bài 8 : Ong Thợ Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước. 8
  9. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang. Theo Võ Quảng. Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu? A. Trên ngọn cây. B. Trên vòm lá C. Trong gốc cây. D. Trên cành cây. Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh? A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả. B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen. C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật. D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh. Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì? A. Để đi chơi cùng Ong Thợ. B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ. C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ. D. Để kết bạn với Ong Thợ. Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào? A. Ong Thợ. B. Quạ Đen, Ông mặt trời C. Ong Thợ, Quạ Đen D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp? A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen. B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen. C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang. D. Ong Thợ bay về tổ. Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em? Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa? A. Ông mặt trời nhô lên cười. B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là gì? Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì? Bài 9 : Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a. Tả cây gạo. b. Tả chim. c. Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a. Mùa hè. b. Mùa xuân. c. Vào hai mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 4 : Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với con người. 9
  10. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Bài 10 : Tình bạn Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân: - Cứu tôi với! Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp. Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen: - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con! Theo Mẹ kể con nghe Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát. B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo. C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Câu 2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cáo già rất sợ sư tử. C. Vì Cáo già rất sợ Cún con. Câu 3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi. B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn. C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn. Câu 4. Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì? Câu 5. Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? A. Dùng từ chỉ người cho vật. B. Dùng từ hành động của người cho vật . C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật. Câu 6. Vì sao Cún cứu Gà con ? A. Cún ghét Cáo B. Cún thương Gà con C . Cún thích đội mũ sư tử Câu 7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. Câu 8. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? Câu 9. Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: Vịt con đáp Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà Bài 11 : Bản Xô-nát ánh trăng Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên: - Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn. - Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con. Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên. Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên: - Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven? Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này. Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. 10
  11. Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng. (Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm) Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì? a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố. b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố. c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố. Câu 2. Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì? a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền. b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé. c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven. Câu 3. Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven? a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao. b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh. c. Tiếng đàn réo rắt, du dương. d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Câu 4. Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)? a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng. b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông. c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo. Câu 5. Qua câu chuyện "Bản xô-nát Ánh trăng", em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào? Bài 12 : Con cá thông minh Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn. Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực. Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê. Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu? A. trong ao B. cái hồ lớn C. ngoài biển Câu 2. Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì A. bất lực B. quá đông C. đi quanh hồ Câu 3. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì A. diệt được đàn kiến B. được ăn no C. đàn con được ăn no Câu 4. Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì? A. dũng cảm B. hi sinh C. siêng năng Câu 5. Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào? A. Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người. B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ. C. Nói với Cá Quả mẹ như nói với người. Câu 6. Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” A. dại dột B. thông minh C. đau đớn Câu 7. Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ. Câu 8. Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ? Bài 12: 11
  12. TIẾNG GÀ TRƯA Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục, cục tác cục ta " Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng. Cứ hằng năm, hằng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Đế cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới. Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh) Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì? a. Tiếng gà nhảy ổ kêu cục tác, cục ta. b. Tiếng người gọi. c. Tiếng bước chân hành quân rầm rập. Câu 2. Từ "nghe" được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì? a. Tả tiếng gà lan toả rất xa. b. Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh bộ đội. c. Tả tiếng gà ngân dài. Câu 3. Anh bộ đội nhớ những gì ở quê nhà? a. Nhớ những quả trứng hồng trong ổ rơm. b. Nhớ vẻ đẹp của những con gà mái. c. Nhớ bạn bè học cùng một lớp. d. Nhớ người bà tần tảo nuôi gà, chăm sóc cháu. Câu 4. Anh bộ đội chiến đấu vì những mục đích gì? a. Để bảo vệ Tổ quốc thân yêu. b. Để bảo vệ làng xóm thân thuộc. c. Vì hạnh phúc của những người thân yêu như bà. d. Để trở thành một anh hùng. e. Vì những điều giản dị như ổ trứng hồng và tiếng gà cục tác. Câu 5. Vì sao anh bộ đội lại khẳng định anh chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"? Bài 13 : Nâng niu từng hạt giống Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới. Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh. Theo Minh Chuyên 12
  13. Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Ông Lương Định Của là: a. Nhà thiên văn học b. Nhà sản xuất c. Nhà khoa học Câu 2. Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì? a. Thuốc trị bệnh dịch hạch b. Nhiều giống lúa mới c. Công trình bảo vệ môi trường Câu 3. Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông? a. Năm hạt thóc giống quý b. Mười loại hạt quý c. Mười hạt thóc giống quý. Câu 4. Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó? a. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người b. Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm c. Cả a, b đều sai. Câu 5. Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó? a. Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt b. Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét c. Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm Câu 6. Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: a. Đất nước b. Làng xóm c. Làng quê Câu 7. Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh? a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi Câu 8. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa? a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ c. Anh cua đang bò vào chum nước Câu 9. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của? Câu 10. Qua câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì? Câu 11. Điền dấu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau: Một hôm ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm Con hãy đi làm và mang tiền về đây. Bài 14: Con cò Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò. Màu thanh thiên bát ngát. Buổi chiều lẳng lặng. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối. Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí. Theo Đinh Gia Trinh Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Con cò xuất hiện vào lúc nào trong ngày ? A. Buổi sáng. B. Buổi chiều. C. Buổi trưa. Câu 2, Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay ? A. Bay chầm chậm bên chân trời B. Bay là là rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất. 13
  14. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? A. Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc. B. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ. C. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ. Câu 4. Câu: "Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình." trả lời cho câu hỏi nào ? A. Vì sao ? B. Bằng gì ? C. Khi nào ? Câu 5. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa. Câu 6. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về Con cò? Câu 7. Qua câu chuyện này ,em rút ra được bài học gì? Câu 8. Điền dấu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau: Vũ trụ như của riêng nó khiến con người ta không cất nổi chân khỏi đất cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Bài 15. Chiếc lá. Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi ! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn ? - Thật mà ! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ. Thật như thế sao ? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật ! Cuộc đời của bạn bình thường thật ! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế ! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia." Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá? A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời. B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui. C. Cả hai ý trên. 2, Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa ? A. Hoa, lá. B. Hoa, lá, chim sâu. C. Chim sâu, gió, hoa, lá. 3. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh. B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui. Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó. C. Mọi người, mọi vật đều có ích. 4. Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu ? A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở. B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em. C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát. Bài 16. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (Trích) Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh là cả nước mạnh khỏe. 14
  15. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. Ngày 27 - 3 – 1946 (Hồ Chí Minh) Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Bác Hồ mong muốn toàn dân có sức khỏe để làm gì ? a. Giữ gìn dân chủ. b. Xây dựng nước nhà. c. Gây đời sống mới. d. Tất cả những việc trên. 2. Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ? a. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh là cả nước mạnh khỏe. b. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. c. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. 3. Bài văn trên có thể chia thành mấy đoạn ? a. 2 đoạn b. 3 đoạn. c. 4 đoạn. 4. Câu nào sau đây có dấu phẩy được đặt đúng vị trí ? a. Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục. b. Muốn cơ thể khỏe mạnh em phải, năng tập thể dục. c. Muốn cơ thể, khỏe mạnh em phải năng tập thể dục. 5. Bài học: “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” có mấy câu ? a. 6 câu. b. 5 câu. c. 7 câu. 6. Em sẽ làm gì để mọi người cùng tập thể dục với mình ? ( Hãy ghi lại câu trả lời ) 7. Chúng ta thường chú ý điều gì khi đọc những câu dài ?( Hãy ghi lại câu trả lời) IV. Đọc thành tiếng :Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng 1 đoạn văn 60 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 theo yêu cầu cuả thầy , cô giáo. HẾT Chúc các em thi thật tốt ! 15