Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có ma trận và đáp án)

docx 10 trang thungat 5440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_tieng_viet_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có ma trận và đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 90 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Năm học: 2017 - 2018 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tổng Chủ đề: Cấp độ thấp Cấp độ cao 1/ Rút gọn Chỉ ra các Chỉ ra tác câu câu rút gọn. dụng của các câu rút gọn Số câu 0.5 0.5 1 Số điểm 1.5 1.5 3 Tỉ lệ % 15% 15% 30% 2/ Thêm Chỉ ra các Chỉ ra ý nghĩa trạng ngữ thành phần của từng cho câu trạng ngữ. thành phần trạng ngữ Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1,5 1,5 3 Tỉ lệ % 15% 15% 30 % 3/ Câu đặc Viết đoạn văn có biệt sử dụng câu đặc biệt Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 1 1 1 3 Tổng số 3 3 4 10 điểm 30% 30% 40% 100% Tỉ lệ %
  2. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7- Tiết 90 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Cho đoạn trích sau: “ Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.” ( Trích Rừng cọ quê tôi - Nguyễn Thái Vận) Câu 1: ( 3 điểm) Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng? Câu 2: ( 3 điểm) Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì trong câu? Câu 3: ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi, trong đó có sử dụng ít nhất 2 câu đặc biệt.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 90 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra các câu rút gọn: TT Câu rút gọn Điểm Tác dụng Điểm Tổng điểm 1 Không đếm được có bao 0,5 Làm câu gọn hơn, 0,5 1 nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp thông tin nhanh hơn kín trên đầu. 2 Ngày nắng, bóng râm mát 0,5 Làm câu gọn hơn, 0,5 1 rượi. thông tin nhanh hơn 3 Ngày mưa, cũng chẳng 0,5 Làm câu gọn hơn, 0,5 1 ướt đầu. thông tin nhanh hơn Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó). Câu 2: ( 3 điểm) Chỉ ra các thành phần trạng ngữ và ý nghĩa của từng thành phần: TT Thành phần trạng ngữ Điểm Ý nghĩa bổ sung Điểm Tổng điểm 1 Ngày ngày đến lớp 0,5 Thời gian 0,5 1 2 Ngày nắng 0,5 Thời gian 0,5 1 3 Ngày mưa 0,5 Thời gian 0,5 1 Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó). Câu 3: (4 điểm) + Về nội dung (2,0đ): - Trong đoạn văn có chứa ít nhất 2 câu đặc biệt. + Về hình thức (2,0 đ): - Đoạn văn viết mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, viết đúng yêu cầu của 1 đoạn
  4. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 5- VĂN NGHỊ LUẬN Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7- Tiết 95, 96 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề bài: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 5 ( VĂN NGHỊ LUẬN) MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7- Tiết 95, 96 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian giao đề) * Mở bài :(Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý).Nếu ngoài đời con người sinh hoạt rất thoải mái, bừa bãi Nói chung họ chẳng có ý thức bảo vệ môi trường sống Vì vậy chính con người phải chuốc lấy những tổn hại khốc liệt. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ việc này. * Thân bài :(Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh). - Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc Chung quanh ta là cơ sở hạ tầng: cầu cống, mương rạch, sông ngòi, đường xá Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con mương nước đọng đen ngòm ? Rác đầy đường ? Mùi hôi thối xông lên Bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt Tất cả là do con người không có ý thức giữ gìn sạch đẹp môi trường - Dẫn chứng thực tế: Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm: + Mưa xuống đường ngập nước vì cống rãnh bị tắc. + Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da. + Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch + Những chỗ nước đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết. * Kết bài :(Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ). Tất cả chỉ tại con người không giữ gìn sạch đẹp môi trường sống. Nói tóm lại muốn tránh những tổn hại đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ trong sạch môi trường sống của thiên nhiên. BIỂU ĐIỂM CHẤM * Điểm 9 – 10: - Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đáp án. -.Văn viết mạch lạc, rõ rang. - Không sai lỗi chính tả, biết dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn * Điểm 7 – 8: - Bài làm đáp ứng đủ các yêu vầu trên. - Hành văn chưa đạt mạch lạc. - Sai vài lỗi chính tả. * Điểm 5 – 6: - Bài làm đáp ứng tương đối đủ các yêu cầu trên. - Còn sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Điểm 3 – 4: - Bài làm đáp ứng chưa đủ các yêu cầu trên. - Văn viết lủng củng. - Sai nhiều lỗi chính tả. * Điểm 1 – 2: Bài làm sơ sài. * Điểm 0:Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu nhập đề.
  6. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA VĂN- Tiết 98 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút( Không kể thời gian giao đề) Câu 1 : (1,5 điểm) Đọc kỹ đoạn văn : “ Bữa cơm chỉ vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ ” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của tác giả nào ? b. Đọan văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 : (2 điểm) Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm như thế đúng chưa? Câu 3 : (2 điểm) Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào? Câu 4 : (4,5 điểm) Tục ngữ là gì? Phân tích câu tục ngữ : “ Đói cho sạch, rách cho thơm”?
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VĂN- Tiết 98 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Thời gian: 45 phút( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản ‘’ Đức tính giản dị của Bác Hồ ‘’ (0,5 điểm) Của tác giả : Phạm Văn Đồng (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận (0,5 điểm) Câu 2 : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài. (1điểm). Quan niệm như thế là rất đúng .(1đ) Câu 3 : - Trình bày được những dẫn chứng trong lịch sử. (1đ) (HS nêu ra cụ thể). - Trình bày được những dẫn chứng trong thời đại ngày nay. (1đ) (HS nêu ra cụ thể). Câu 4: Nêu được khái niệm tục ngữ. (1,5đ) Phân tích câu tục ngữ : - Nghĩa đen : Dù nghèo khổ, đói ăn thiếu uống nhưng cần ăn ở sạch sẽ, gọn gàng; quần áo dù rách rưới, không được lành lặn nhưng cần phải biết giặt giũ, giữ gìn cho sạch sẽ, thơm tho (1,5 điểm). - Nghĩa bóng : Cuộc sống dù đói nghèo, túng thiếu nhưng phải biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm, đạo đức (1,5 điểm).
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 98 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 Năm học: 2017 - 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp CĐC Tổng Chủ đề Qua đoạn văn HS HS tìm được dẫn 1. Văn bản nhận biết được nhan chứng chứng nghị luận minh luận điểm đề, tên tác giả của trong văn bản văn bản; nắm được “Tinh thần yêu phương thức biểu nước của nhân dân ta” đạt chính của văn - HS nắm được bản “Đức tính giản nguồn gốc của dị của Bác Hồ”. văn chương và nhận xét về luận điểm đó trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”. Số câu 1 2 3 Số điểm 1,5 4,0 5,5 Tỉ lệ % 15% 40% 55% Nêu được khái 2. Tục ngữ niệm tục ngữ. Phân tích được nội dung câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” Số câu 1 1 Số điểm 4,5 4,5 Tỉ lệ % 45% 45% Tổng số câu: 1 2 1 4 Tổng số 1,5 4,0 4,5 10 điểm: 15% 40% 45% 100%
  9. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 6 - VĂN NGHỊ LUẬN Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Viết ở nhà) MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 Đề bài: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi".
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 6 ( VĂN NGHỊ LUẬN) - Viết ở nhà MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018 * Yêu cầu: Đảm bảo được các ý: - Nêu được vấn đề cần giải thích. - Biết giải thích từng vế của lời khuyên: Thế nào là học? Thế nào là học nữa, học mãi? Vì sao phải học? Muốn học tập tốt ta phải làm gì? - Biết rút ra bài học từ lời dạy đó. - Ý nghĩa của lời dạy đó với bản thân và đối với mọi người. * Biểu điểm chấm: + Điểm 8-9-10: Đảm bảo các ND cần giải thích ở trên; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng phù hợp. + Điểm 5-6-7: Đảm bảo những nội dung giải thích trên; lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc lỗi diễn đạt. + Điểm 3-4: Giải thích chưa đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng nghèo nàn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ. + Điểm 1-2: Bài làm quá kém, xa đề, lạc đề