Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 012
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_012.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 012
- Họ và tên: Kiểm tra 1 tiết Lớp 11A1 Môn Vật lí MD 012 I. Trắc nghiệm (5điểm) Câu 1: . Từ thông qua một khung dây có thể quay quanh một trục cố định trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay đạt giá trị lớn nhất khi vecto cảm ứng từ: A hợp với mặt phẳng khung dây góc 1800. B song song với mặt phẳng khung dây. C vuông góc với mặt phẳng khung dây. D hợp với mặt phẳng khung dây góc 450. Câu 2: Nếu một vòng dây quay trong từ trường đều, dòng điện cảm ứng A đổi chiều sau mỗi vòng quay. B không đổi chiều. C đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng quay. D đổi chiều sau mỗi nửa vòng quay. Câu 3: Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng: A khi có từ thông biến thiên qua một mạch thì trong mạch có dòng điện cảm ứng. B khi có từ thông biến thiên qua một mạch thì trong mạch có suất điện động cảm ứng. C khi có từ thông qua mạch kín thì trong mạch có dòng điện cảm ứng. D khi có dòng điện biến thiên qua một mạch thì trong mạch có suất điện động cảm ứng. Câu 4: . Đưa một nam châm lại gần vòng dây đến một khoảng cách nào đó rồi dừng lại, dòng điện cảm ứng trong vòng dây sẽ A xuất hiện khi nam châm chuyển động và vẫn tồn tại khi nam châm đã dừng. B chỉ xuất hiện khi nam châm đã dừng lại. C không có dòng điện cảm ứng nào trong vòng dây. D xuất hiện khi nam châm chuyển động và mất đi khi nam châm dừng lại. Câu 5: . Hiện tượng cảm ứng trên ống dây được gọi là hiện tượng tự cảm vì: A do chính dòng điện trong ống dây gây ra. B do chính dòng điện cảm ứng gây ra. C dòng điện cảm ứng xuất hiện ngay trên ống dây. D do có sự biến thiên của dòng điện. Câu 6: Trong từ trường đều, theo định luật Lenxơ thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có từ trường chống lại A nam châm đứng yên. B điện trường sinh ra nó. C từ trường sinh ra nó. D vòng dây đứng yên. Câu 7: Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có độ lớn tỉ lệ với A độ lớn của từ thông. B thời gian diện tích biến thiên. C tốc độ biên thiên của từ thông. D thời gian từ thông biến thiên. Câu 8: Đơn vị của từ thông là A Vêbe B Henry C Vôn D Tesla Câu 9: . Hai ống dây giống hệt nhau có độ tự cảm L. Nếu nối 2 ống với nhau để tạo thành 1 ống dây mới có chiều dài gấp đôi thì độ tự cảm của ống dây mới là: 2 L A 2L. B L. C L . D . 3 2 Câu 10: . Từ trường do dòng điện cảm ứng trong một khung dây sinh ra sẽ cùng chiều với từ trường ngoài nếu A từ trường ngoài tăng. B diện tích của khung tăng. C diện tích của khung và từ trường ngoài đều tăng. D góc hợp bởi cảm ứng từ và pháp tuyến tăng. II. Tự luận Câu 1 ( 1 điểm ): ): Một ống dây hình trụ có đường kính d = 12 cm và chiều dài l 80cm . Một sợi dây có chiều dài b = 50 m được quấn một cách đều đặn trên ống và kín ống. Tìm hệ số tự cảm của cuộn dây Câu 2 ( 2 điểm ): : Một khung dây hình vuông có cạnh a = 40 cm, điện trở R = 4 Ω được đặt vào trong một từ trường đều có vecto cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến của khung dây một góc 300 . Cho từ trường B tăng dần đều giá trị từ 0 đến B = 0,4 T trong thời gian t 0,004 s . a) Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung. b) Xác định chiều và cường độ dòng điện trong khung.
- Câu 3 ( 2 điểm ): Một ống dây hình trụ có bán kính tiết diện là a = 10 cm. Người ta quấn một sợi dây mảnh dài để tạo thành 200 vòng cách điện sát nhau trên ống. Điện trở của sợi dây là r = 8 Ω. Hai đầu của sợi dây được nối với một điện trở R = 9 Ω. Trong lòng ống dây đặt một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T, phương trùng với trục của ống dây. Cho cảm ứng từ giảm một cách đều đặn cho đến khi bằng 0 trong thời gian t 0,1s . a) Tìm suất điện động cảm ứng trong một vòng dây và trong cả sợi dây. b) Xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở và nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở.