Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang thungat 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_lich_su_lop_11_ma_de_132_so_gddt_vin.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRUNG TÂM GDNN-GDTX BÌNH XUYÊN MÔN LỊCH SỬ 11. Thời gian làm bài: 45 phút (30 câu trắc nghiệm) MÃ ĐỀ THI 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: LỚP 11A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 án 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Câu 1: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XX. B. Đầu thế kỉ XIX. C. Giữa thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 2: Nhật kí người điên, AQ chính truyện là tác phẩm của nhà văn nổi tiếng nào người Trung Quốc? A. Tào Đình. B. Lỗ Tấn. C. Mạc Ngôn. D. Cố Mạn. Câu 3: Năm 1914 đánh dấu sự kiện nổi bật nào đối với nước Nga? A. Nga hoàng quyết định tham gia Chiến tranh thế giới I. B. Chính phủ Nga hoàng bất lực nhượng bộ phong trào của nhân dân. C. Nhân dân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga khởi nghĩa vũ trang. D. Nạn đói nghiêm trọng diễn ra trên khắp nước Nga. Câu 4: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai? A. Tướng quân. B. Thiên Hoàng. C. Tư sản. D. Thủ tướng. Câu 5: Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở Mĩlatinh năm 1804 là A. Peru. B. Haiti. C. Mehicô. D. Pe-éc-cô-ri-cô. Câu 6: Ý nào sao đây không phải là kết cục giai đoạn thứ nhất (1914-1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng. B. Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến ngày càng gay gắt. C. Phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng liên tục diễn ra. D. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công. Câu 7: Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì đã A. tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước. B. chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với đế quốc Anh, Pháp. C. thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn. D. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Câu 8: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của A. giai cấp vô sản Trung Quốc. B. giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc. C. giai cấp nông dân Trung Quốc. D. Liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc. Câu 9: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc là A. xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh). B. buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng. C. xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến. D. mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 10: Ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là A. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. B. lật đổ phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển. C. lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại mới tiến bộ hơn. D. lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Câu 11: Châu Phi không là thuộc địa của quốc gia nào? A. Mĩ. B. Đức. C. Pháp. D. Anh. Câu 12: Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản của Trung Quốc là A. Tôn Trung Sơn. B. Hồng Tú Toàn. C. Khang Hữu Vi. D. Lương Khải Siêu. Câu 13: Thực dân Anh thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ nhằm A. khẳng định sức mạnh của mình trước các nước thực dân phương Tây. B. chứng tỏ vai trò thống trị của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ. C. lôi kéo, chuẩn bị cho việc mở rộng xâm lược ở châu Á. D. tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị thực dân của mình. Câu 14: Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX ? A. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân. B. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong giảng dạy, cử du học sinh đi học ở phương Tây. C. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. D. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây. Câu 15: Giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn sâu sắc nhất tồn tại trong xã hội Ấn Độ là giữa A. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. B. công nhân với tư sản. C. nông dân với phong kiến. D. nhân dân Ấn Độ với thực dân phương Tây. Câu 16: Nội dung chính của điều ước Tân Sửu là A. nhà Thanh cắt đất cho các nước đế quốc mở rộng vùng tô giới. B. mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán. C. nhà Thanh trả tiền bồi thường chiến tranh, Bắc Kinh bị chiếm đóng. D. trả lại quyền lợi cho nhà Thanh, các nước đế quốc chiếm Bắc Kinh. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX? A. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. B. Đầu tư vốn phát triển các nghành kinh tế mũi nhọn. C. Đẩy mạnh bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. D. Mở rộng khai thác một cách quy mô. Câu 18: Hạn chế của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là? A. Chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược. B. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân. C. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền. D. Chưa tạo điều kiện cho CNTB phát triển. Câu 19: Nước thực dân đi đầu trong công cuộc xâm lược Châu Phi cuối thế kỉ XIX là A. Pháp. B. Anh. C. Tây Ban Nha. D. Đức. Câu 20: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng? A. Anh, Pháp, Đức, Áo. B. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. C. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. D. Anh, Pháp, Nga, Đức. Câu 21: Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản? A. Lũng đoạn về chính trị. B. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội. C. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị. D. Chi phối nền kinh tế. Câu 22: Khu vực Mĩlatinh bao gồm A. toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. B. toàn bộ phía Tây của châu Mĩ và những quần đảo ở Ca-ri-bê. C. Trung Mĩ, Nam Mĩ, một phần Bắc Mĩ và những quần đảo ở Ca-ri-bê. D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ và những quần đảo ở Ca-ri-bê. Câu 23: Chủ trương của Đảng Quốc đại là Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. A. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh. B. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh. C. dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực. D. chuyển dần từ đấu tranh ôn hoà sang đấu tranh vũ trang vì một nước Ấn Độ tự trị trong đế quốc Anh. Câu 24: Kết quả chiến tranh mà hai phe không ngờ tới là A. 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. B. chi phí chiến tranh là 85 tỉ đô-la. C. sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga. D. nước Mĩ giàu lên nhanh chóng. Câu 25: Tích chất của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là? A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 26: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược? A. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển. B. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu. C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi. D. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào. Câu 27: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách về kinh tế của Minh trị? A. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống. B. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường. C. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản. D. Phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn. Câu 28: Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 29: Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao? A. Địa chủ. B. Quý tộc. C. Tư sản. D. Quý tộc tư sản hóa. Câu 30: Mĩ tham chiến cùng với phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến nhằm mục đích gì? A. Giúp các nước đánh bại quân Đức. B. Chia lợi trong cuộc chiến sắp kết thúc. C. Tiêu diệt tên trùm chiến tranh Đức. D. Đòi lại quyền lợi cho các nước Anh, Pháp, Nga. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132