Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thúc Khang (Có đáp án)

docx 7 trang thungat 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thúc Khang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_huynh_thuc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thúc Khang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Họ và tên HS: Lớp 9/ Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ A I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn một phương án trả lời đúng nhất trong các phương án A,B,C,D của mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, câu văn nào nói lên cách xử sự của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng? A. Nàng biết giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi thất hòa. B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. C. Đâu có mất nết hư thân như lời chàng nói. D. Vũ Thị Thiết [ ] tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Câu 2: Trong “Hoàng Lê nhất thống chí”, chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người? A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân, ăn tết sớm. Câu 3: Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều? A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực. B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo. C. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước. D. Kết hợp cả A và B Câu 4: Các hình ảnh trong hai câu thơ sau có tính chất gì? “Làn thu thủy, nét xuân sơn –Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” A. Tính ước lệ. B. Tính cụ thể. C. Tính đa nghĩa. D. Cả A,B.C đều đúng. Câu 5: Trong 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, việc nhắc lại 4 lần cụm từ “Buồn trông” có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều. B. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các dòng thơ. C. Nhấn mạnh các hoạt động khác nhau của Kiều. D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật. Câu 6: Câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì? A. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng. B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. C. Nói lên cốt cách, tinh thần trong sáng của nhà thơ. D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 7: Tên gọi đầy đủ của Truyện Kiều là gì? A. Kim Vân Kiều truyện. B. Thanh Tâm Tài Nhân. C. Đoạn trường tân thanh. D. Truyện Vương Thúy Kiều. Câu 8: Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông – Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” dùng phép tu từ gì? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. Nói quá.
  2. Câu 9: Hai câu thơ “Gẫm câu báo đức thù công – Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” thể hiện tâm trạng gì của Kiều Nguyệt Nga trước việc làm của Lục Vân Tiên? A. Coi thường việc làm của Lục Vân Tiên. B. Thán phục trước việc làm nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên. C. Băn khoăn, áy náy vì chưa biết cách nào để trả ơn Lục Vân Tiên. D. Ngưỡng mộ tài năng của Lục Vân Tiên. Câu 10. Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này? A. Là người luôn vui vẻ, lạc quan. B. Là người có tình yêu chung thủy. C. Là người gắn bó với gia đình. D. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Câu 11. “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là gì? A. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. B. Ghi chép tản mạn những điều có thật trong xã hội phong kiến. C. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay. Câu 12. Truyện “Lục Vân Tiên” được viết bằng ngôn ngữ nào? A. Chữ Hán. B. Chữ quốc ngữ C. Chữ Pháp. D. Chữ Nôm. II/TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua đó, em có cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào? Câu 2: (2điểm). Nêu ngắn gọn những vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ trong Hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này? Câu 3 (3điểm):Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Thúy Kiều đã nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến cha mẹ như thế nào? Em có suy nghĩ gì về tấm lòng của nàng trong cảnh ngộ ấy?
  3. TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Họ và tên HS: Lớp 9/ Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ B I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn một phương án trả lời đúng nhất trong các phương án A,B,C,D của mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì? A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật. B. Là truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra. C. Là những chuyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường. D. Là những chuyện kể về những nhân vật lịch sử có trong cổ tích. Câu 2: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều? A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát điêu luyện. B. Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện. C. Miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật sâu sắc. D. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi. Câu 3: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu? A. Được cứu người, giúp đời. B. Có công danh hiển hách. C. Được giàu sang phú quý. D. Có tiếng tăm vang dội. Câu 4: Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói lên vẻ đẹp nào của Thúy Kiều? A. Khuôn mặt và nét mày. B. Trí tuệ và tâm hồn. C. Làn da và mái tóc. D. Dáng người và ánh mắt. Câu 5: Trong Hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”, vì sao các tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và rất hay về Quang Trung –“kẻ thù” của họ? A. Vì họ tôn trọng lịch sử, có ý thức dân tộc. B. Vì họ luôn ủng hộ người chiến thắng. C. Vì họ chán ghét cảnh chiến tranh. D. Vì họ không còn được vua Lê Chiêu Thống trọng dụng. Câu 6: Hai câu thơ “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều? A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. B. Xót xa cho duyên phận lỡ làng. C. Buồn nhớ người yêu. D. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình. Câu 7: Ý nào nói đúnh nhất bản chất con người Lục Vân Tiên trong lời nói và thái độ của chàng với Kiều Nguyệt Nga? A. Trọng nghĩa khinh tài. B. Từ tâm, nhân hậu. C. Chính trực, hào hiệp. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Theo em, với cách miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời của nhân vật này diễn ra theo chiều hướng nào? A. Bình lặng, suôn sẻ. B. Long đong,lận đận. C. Truân chuyên, trắc trở. D. Giàu sang, danh vọng.’ Câu 9: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
  4. A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. B. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước. C. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê. D. Ý chí trước sau như một của vua Lê. Câu 10. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” có tác dụng gì? A. Giới thiệu khái quát các nhân vật. B. Gợi tả vẻ đẹp của hai chị em C. Gợi tả tính cách của hai chị em. D. Giới thiệu cuộc sống êm đềm của hai chị em. Câu 11. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất phẩm chất chung thủy của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương’? A. Nàng biết giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi thất hòa. B. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. C. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. D. Vũ Thị Thiết [ ] tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Câu 12. Truyện ‘Lục Vân Tiên” thuộc thể loại gì của truyện trung đại? A. Tiểu thuyết chương hồi. B. Truyện thơ Nôm. C. Truyện truyền kì. D. Truyện dân gian. II/TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1(2 điểm): Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? Các từ láy có tác dụng gì trong đoạn thơ này? Câu 2: (2điểm). Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? Câu 3(3điểm): Bức tranh thiên nhiên trong 8 câu thơ cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ấy? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
  5. ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI ĐỀ A I. Trắc nghiệm: (3 đ) Mỗi câu đúng 0,25đ 1A 2A 3D 4A 5B 6B 7C 8B 9C 10D 11C 12D II. Tự luận: (7đ) Câu 1: 2đ - Hình tượng mang tính ước lệ: khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết để miêu tả khuôn mặt, nét mày, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da của Thúy Vân với vẻ đẹp hoàn hảo theo chuẩn mực của xã hội xưa. (1đ) -Làm nổi bật vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao và tính cách đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân. (1đ) Câu 2: 2đ -Những vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ: (1đ) +Tính cách mạnh mẽ, quyết đoán trước thời cuộc. +Trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn xa rộng. +Tài dụng binh như thần. +Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận. -Nguồn cảm hứng chi phối các tác giả khi viết rất hay, rất đẹp về người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ chính là tình thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. (1 đ) Câu 3: -Thúy Kiều nhớ Kim Trọng: nhớ những kỉ niệm, thương KT chờ đợi mỏi mòn, tấm lòng chung thủy son sắt (1đ) -Nhớ cha mẹ: xót xa cảnh cha mẹ trông chờ, lo lắng vì không phụng dưỡng tuổi già cho cha mẹ (1 đ) -Tấm lòng người con hiếu thảo, người tình thủy chung và sự bao dung, nhân hậu của Kiều trong cảnh ngộ đáng thương của nàng.(1đ)
  6. ĐỀ B: I. Trắc nghiệm: (3 đ) Mỗi câu đúng 0,25đ 1C 2D 3A 4B 5A 6D 7C 8A 9B 10A 11C 12B II. Tự luận: (7đ) Câu 1: 2đ -Cảm nhận khung cảnh, tâm trạng con người trong 6 câu cuối: +Mùa xuân vẫn trong sáng, hữu tình với cảnh non xanh nước biếc nhưng đã chuyển biến nhẹ nhàng sang thời khắc cuối ngày (bóng ngả về tây), cảnh nhạt dần, thu mình lại (ngọn tiểu khê, có bề thanh thanh, dòng nước uốn quanh, dịp cầu nho nhỏ), hành động con người chậm chạp lại (thơ thẩn, bước dần, lần xem). (0,5đ) Tâm trạng con người không còn náo nức, háo hức như trước mà bâng khuâng, buồn man mác. (0,5đ) -Các từ láy như tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ miêu tả sự chuyển biến trong cảnh vật mà còn là sự chuyển biến trong lòng người. (1 đ) Câu 2: 2đ - Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì chính thói ghen tuông, độc đoán, gia trường của chồng mình là Trương Sinh. (1đ) -Suy nghĩ về thân phận đau đớn, thấp hèn của người phụ nữ. Họ chính là nạn nhân của xá hội phong kiến bất công. (1đ) Câu 3: 3đ -Miêu tả bốn bức tranh thiên nhiên gắn với 4 tâm trạng khác nhau: (2đ) +Cảnh cánh buồm lẻ loi nơi cửa biển chiều hôm nỗi buồn cho thân phận dạt trôi đất khách quên người, thương nhớ quê hương xa cách. +Cảnh cánh hoa bị dập vùi trên dòng nước xoáy nỗi buồn cho thân phận ba chìm bảy nổi. +Cảnh nội cỏ héo úa trải dài đến chân mây mặt đất nỗi lo lắng cho tương lai vô định, bế tắc. +Cảnh sóng gió dưới chân lầu Ngưng Bích nỗi hoảng sợ về những tai họa dự cảm sắp xảy ra.
  7. -Nhận xét: + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo : điệp ngữ “Buồn trông”, trình tự miêu tả, độc thoại nội tâm (0,5đ) + Bức tranh tâm trạng thể hiện hoàn cảnh đáng thương của Thúy Kiều, từ đó thể hiện cái nhìn thương cảm, nhân đạo của tác giả.(0,5đ)