Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_132.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132
- Họ, tên thí sinh: Lớp: KIỂM TRA 45' Môn: sinhh 11 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 132 Câu 1: Ở thực vật con đường phân giải kị khí gồm mấy giai đoạn? A. 1. B. 4. C. 2 D. 3. Câu 2: Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây xanh , phát biểu nào sau đây đúng: A. Rễ cây hút khoáng theo phương thức chủ động hoặc theo phương thức thụ động. B. Nếu nồng độ Mg2 trong đất thấp hơn trong rễ thì rễ cây sẽ hút Mg2 theo phương thức thụ động. C. Nếu nồng độ Ca2 trong đất cao hơn trong rễ thì rễ cây sẽ hút Ca2 theo phương thức chủ động. D. Quá trình hút khoáng thụ động luôn cần tiêu tốn năng lượng. Câu 3: Biện pháp bảo quản nông sản nào sau đây không phù hợp: A. Bảo quản khô. B. Bảo quản lạnh. C. Bảo quản trong môi trường với nồng độ CO2 cao. D. Ức chế hô hấp của nông sản về không. Câu 4: Trong đất ,quá trình chuyển nitơ dạng NO3 thành N2 là do vi khuẩn nào sau đây? A. Vi khuẩn cố định nitơ B. Vi khuẩn phản nitrat C. Vi khuẩn nitrat hóa D. Vi khuẩn amôn hóa Câu 5: Khi có ánh sáng cây xanh thực hiện quá trình gì? A. Quang hợp. B. Lên men C. Hô hấp. D. Quang hợp và hô hấp. Câu 6: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào dưới đây chính xác? A. Thực vật C3 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C4. B. Trong giai đoạn cố định CO2 của chu trình Canvin, RiDP được chuyển hóa thành APG. C. Trong chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp, nước là chất cho electron và O2 là chất nhận e cuối cùng. D. Sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH, O2, các phân tử này đều tham gia vào chuỗi các phản ứng tối trong chất nền lục lạp. Câu 7: nồng độ Ca2 trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca 2 bằng cách: A. Khuếch tán. B. Thẩm thấu. C. Hấp thụ chủ động. D. hấp thụ bị động. Câu 8: Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho chu trình Canvin A. Năng lượng ánh sáng. B. H2 O. C. CO2 D. ATP và NADPH. Câu 9: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào: A. Hoạt động trao đổi chất B. Chênh lệch nồng độ ion. C. Cung cấp năng lượng. D. Hoạt động thẩm thấu. Câu 10: Quá trình thoát hơi nước ở tán lá giúp: A. Tạo lực hút nước và điều hòa nhiệt độ cho cây lúc trời nắng gắt. B. Tạo áp suất rễ C. Điều hòa nhiệt cho cây lúc trời nắng dịu. D. Giải phóng lượng nước dư thừa trong cây. Câu 11: Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì: A. Vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành. B. Sử dụng con đường quang hợp CAM. C. Giảm độ dày của lớp cutin ở lá. D. Sử dụng con đường quang hợp C3 Câu 12: Nơi nước và chất khoáng phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là A. Tế bào lông hút B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào nội bì. D. tế bào nhu mô vỏ. Câu 13: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng mở ra? A. Trời nắng gắt. B. Tế bào khí khổng trương nước. C. Lượng hơi nuớc thoát ra giảm D. Đất khô hạn. Câu 14: Khi nói về hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn ,phát biểu nào sau đây sai: A. Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng. B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thẩm thấu. C. Cây hấp thụ khoáng ở dạng ion. D. Hấp thụ nước luôn đi kèm hấp thụ khoáng. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
- Câu 15: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, nếu thiếu nó lá sẽ có màu vàng? A. Kali. B. sắt. C. magie. D. clo. Câu 16: Khi nói về pha sáng trong quang hợp ở thực vật , có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1.Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH. 2. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp. 3. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu. 4.Pha sáng phụ thuộc cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 17: Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. B,Ca,C. B. C,H,Fe. C. Mn,Cl,Zn. D. K,Zn, S. Câu 18: Ôxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ: A. Sự cố định CO2 . B. Các chất hữu cơ trong lá. C. Quá trình tổng hợp Glucozơ. D. Sự phân giải H2 O. Câu 19: Khi nhiệt độ cao và lượng ôxi hòa tan cao hơn lượng CO2 trong lục lạp sự tăng trưởng ko giảm ở cây: A. Dưa hấu B. Lúa mì C. Hướng dương. D. Mía. Câu 20: Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng chuyển N2 thành nitơ dạng NH4 ngay trong điều kiện bình thường là nhờ nhóm vi khuẩn này có enzim : A. nitrogennaza B. xenluloza C. amilaza D. glucôza Câu 21: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật ,oxi phân tử(O 2 ) tham gia vào quá trình hô hấp ở giai đoạn: A. Đường phân. B. Chu trình crep. C. Đường phân và chu trình crep. D. Chuỗi truyền electron. Câu 22: Câu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hô hấp: A. Có một giai đoạn xảy ra trong ti thể của tế bào. B. chuyển quang năng thành hóa năng trong phân tử đường. C. có sự tham gia của nhiều loại enzim hô hấp. D. Cần nguyên liệu là glucôzơ và ôxi. Câu 23: Thực vật trên cạn chủ yếu hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây? A. Rễ. B. Lá. C. Thân. D. Hoa. Câu 24: Sự thoát nước thành giọt ở mép lá xảy ra trong điều kiện: A. Trời nắng gắt B. Đất và không khí ẩm. C. Không khí chứa nhiều khí CO2 D. Trời tắt nắng về đêm. Câu 25: Pha tối của quang hợp diễn ra quá trình : A. Phân hủy Lipit. B. Tạo glucozơ C. Lên men đường. D. Phân hủy nước. Câu 26: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3? A. Vì nhu cầu nước thấp. B. Vì tận dụng được nồng độ CO2 . C. Vì không có hô hấp sáng. D. Vì tận dụng được ánh sáng cao. Câu 27: Chỉ tính riêng ở giai đoạn chuỗi truyền electron của hô hấp hiếu khí, số lượng ATP được giải phóng là: A. 34. B. 36. C. 38. D. 30. Câu 28: Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vât C3,C4 và CAM phát biểu nào sau đây sai? A. Thực vật C3, C4 có quá trình quang phân li nước còn thực vật CAM thì không B. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở hai loại tế bào còn Thực vật C3 và thực vật CAM diễn ra ở một loại tế bào. C. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4 diễn ra vào ban ngày còn thực vật CAM diễn ra cả ban ngày và ban đêm. D. Cả thực vật C3,C4 và CAM đều có chu trình Canvin. Câu 29: Dạng nitơ mà cây có thể hấp thụ được gồm: A. N2 và NH 4 B. NO2 và NO 3 C. NH4 và NO 3 D. NO3 và N2 . Câu 30: Khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và có thể chết do: A. Tế bào lông hút của rễ ưu trương so với dịch đất. B. Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, cây không hút được nước. C. Phân bón không hòa tan được nên cây không hấp thụ khoáng. D. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lý hóa của keo đất. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
- Trang 3/3 - Mã đề thi 132