Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11 - Bài 23: Hướng động

doc 17 trang thungat 4080
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11 - Bài 23: Hướng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_23_huong_dong.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11 - Bài 23: Hướng động

  1. Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 23: Hướng động Câu 1. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra A. nhanh, dễ nhận thấy B. chậm, khó nhận thấy C. nhanh, khó nhận thấy D. chậm, dễ nhận thấy Câu 2. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với A. tác nhân kích thích từ một hướng B. sự phân giải sắc tố C. đóng khí khổng D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic Câu 3. Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc Câu 4. Hai kiểu hướng động chính là A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực) B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất) Câu 5. Khi không có ánh sáng, cây non A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ C. mọc vống lên và lá có màu xanh D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa Câu 6. Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây? A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm
  2. D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương Câu 7. Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây Kết luận đúng về vavs cây ở chậu a, b, c lần lượt là A. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi phía B. cây mọc trong tối hoàn toàn ; cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía C. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày ; cây được chiếu sáng từ mọi phía D. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn Câu 8. Dưới đây là hình ảnh mô tả cơ chế chung của các kiểu hướng động. Hãy cho biết 1, 2, 3, 4 liên quan đến sự biến đổi của hoocmôn nào và nồng độ biến đổi như thế nào? A. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – thấp ; 4 – cao B. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – cao ; 4 – thấp C. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – thấp ; 4 – cao D. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – cao ; 4 – thấp Câu 9. hãy sắp xếp các hình a, b, c, d tương ứng với các kiểu hướng động sau:
  3. (1) hướng trọng lực dương (2) hướng sáng (3) hướng trọng lực âm (4) hướng tiếp xúc Phương án trả lời đúng là A. a – 1 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 4 B. a – 2 ; b – 1 ; c – 3 ; d – 4 C. a – 1 ; b – 2 ; c – 3 ; d – 4 D. a – 2 ; b – 3 ; c – 1 ; d – 4 Câu 10. Nười ta bố trí thí nghiệm về phản ứng sinh trưởng của cây với trọng lực như hình dưới đây Kết luận đúng với các thí nghiệm trên là: A. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ ; 1- thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2 – hướng trọng lực âm, 3 – hướng trọng lực dương B. a và b là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ, c và d là các thí nghiệm đối chứng. 1 – thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2- hướng trọng lực âm, 3 – hướng trọng lực dương C. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ. 1 – thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2 – hướng trọng lực dương, 3 – hướng trọng lực âm
  4. D. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ. 1 – thân và rễ tiếp sẽ mọc cong xuống đất, 2 – hướng trọng lực âm, 3 – hướng trọng lực dương Câu 11. Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là A. hoa B. thân C. rễ D. lá Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 24: Ứng động Câu 1. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là A. ứng động sinh trưởng B. quang ứng động C. ứng động không sinh trưởng D. điện ứng động Câu 2. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông B. quang ứng động và điện ứng đông C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống D. ứng động tổn thương Câu 3. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động A. sinh trưởng B. không sinh trưởng C. ứng động tổn thương D. tiếp xúc Câu 4. Trong các hiện tượng sau: (1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) khí khổng đóng mở (3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ (5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng? A. (1), (2) và (3) B. (2) và (4) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (5) Câu 5. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động A. đóng mở khí khổng B. quấn vòng C. nở hoa D. thức ngủ của lá Câu 6. Trong các hiện tượng sau : (1) khí khổng đóng mở (2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng 4) sự dóng mở của lá cây trinh nữ (5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng? A. 2 B. C. 4 D. 5
  5. Câu 7. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước A. nhiều tác nhân kích thích B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng C. tác nhân kích thích không định hướng D. tác nhân kích thích không ổn định Câu 8. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là A. tác nhân kích thích không định hướng B. có sự vận động vô hướng C. không liên quan đến sự phân chia tế bào D. có nhiều tác nhân kích thích Câu 9. Trong các ứng động sau: (1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ (4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại (5) khí khổng đóng mở Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (3) và (5) Câu 10. Cho các nội dung sau : (1) ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào (2) thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa) (3) sự đóng mở khí khổng (4) sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh (5) các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa (6) cây nắp ấm bắt mồi (7) là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7) B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6) C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7) D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7) Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật Câu 1.Quan sát mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là
  6. A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy Câu 2. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là A. làm tăng kích thước chiều dài của cây B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh Câu 3. Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm Câu 4. Cho các bộ phận sau: ⦁ đỉnh dễ ⦁ Thân ⦁ chồi nách ⦁ Chồi đỉnh ⦁ Hoa ⦁ Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6) Câu 5. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự: A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ Câu 6. Xét các đặc điểm sau: ⦁ làm tăng kích thước chiều ngang của cây
  7. ⦁ Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm ⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch ⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ) ⦁ chỉ làm tăng chiều dài của dây Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là A. (1) và (4) B. (2) và (5) C. (1), (3) và (5) D. (2), (3) và (5) Câu 7. Cho các nhận định sau: ⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên ⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên ⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên ⦁ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên ⦁ sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành ⦁ sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là A. (2), (3) à (4) B. (1), (2) và (4) C. (3), (4) và (6) D. (1), (5) và (6) Câu 8. Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra Câu 9. Chọn chú thích đúng cho hình sau :
  8. a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh d. Lóng e. Mô phân sinh đỉnh Phương án trả lời đúng là A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d Câu 10. Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai 1 - gỗ lõi 2 - tầng phân sinh bên 3 - gỗ dác 4 - mạch rây thứ cấp 5 - bần 6 - tầng sinh bần Phương án trả lời đúng là: A. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S C. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 35: Hoocmon ở thực vật Câu 1.Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và auxin nhân tạo (ÂN, AIB) nhằm mục đích A. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
  9. B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ Câu 2. Gibêrelin có vai trò A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân Câu 3. Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành Câu 4. Auxin chủ yếu sinh ra ở A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành Câu 5. Xét các đặc điểm sau ⦁ Thúc quả chóng chín ⦁ ức chế rụng lá và rụng quả ⦁ kìm hãm rụng lá ⦁ rụng quả ⦁ kìm hãm rụng lá ⦁ kìm hãm rụng quả Đặc điểm nói về vai trò của etilen là A. (2), (4) và (5) B. (2), (3) và (5) C. (1), (3) và (4) D. (2), (5) và (6) Câu 6. Gibêrelin được dùng để A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
  10. D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt Câu 7. Vai trò chủ yếu của axit abxixic (AAB) là kìm hãm sự sinh trưởng của A. Cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở B. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng C. Cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng D. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở Câu 8. Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra A. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây B. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây C. có tác dụng kháng bệnh cho cây D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 35: Hoocmon ở thực vật (tiếp) Câu 9. Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và A. phát triển chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào B. Phát triển chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào D. làm chậm sự phát triển của chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào Câu 10. Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào? A. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị số lớn hơn GA B. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh Câu 11. Cho các hoocmôn sau ⦁ Auxin ⦁ Xitôkinin ⦁ Gibêrelin ⦁ Êtilen ⦁ Axit abxixic Hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là A. (1) và (2) B. (4) C. (3) D. (4) và (5) Câu 12. Auxin có tác dụng kích thích nảy mầm của hạt A. Chồi, ra hoa B. Chồi, ra lá C. Chồi, ra rễ phụ D. Chồi, ra quả Câu 13. Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
  11. A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác Câu 14. Êtilen được sinh ra ở A. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh B. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín C. hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín D. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín Câu 15. Xác định câu đúng (Đ). Sai (S) ở những nội dung nói về gibêrelin ⦁ gibêrelin kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào ⦁ gibêrelin ngăn chặn sự rụng lá, hoa ⦁ gibêrelin được tổng hợp ở bao lá mầm của phổi hạt ⦁ gibêrelin được vận chuyển trong hệ mạch xilem ⦁ gibêrelin được tổng hợp ở rễ của cây A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ B. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ D. 1Đ, 2Đ, 3S, 4S, 5Đ Câu 16. Cho các cơ quan sau ⦁ Chồi ⦁ Hạt đang nảy mầm ⦁ Lá đang sinh trưởng ⦁ Thân ⦁ Tầng phân sinh bên đang hoạt động ⦁ Nhị hoa Auxin có nhiều trong A. (1), (2), (3), (5) và (6) B. (1), (2), (3), (4) và (5) C. (1), (2), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (4) và (6) Câu 17. Xét các đặc điểm sau ⦁ là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một thành phần của cơ thể và di chuyển đến các thành phần khác, tại đó chúng kích thích hay ức chế sinh trưởng ⦁ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể ⦁ kích thích cây phát triển nhanh ⦁ trong cây, hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch libe ⦁ khác biệt về enzim là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hóa, hoocmôn hoạt hóa cả một chương trình phát sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hóa sinh
  12. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật là những đặc điểm A. (1), (2), (3) và (4) B. (1), (2), (3) và (5) C. (1), (2), (4) và (5) D. (1), (3), (4) và (5) Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa Câu 1.Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua A. hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể B. ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể Câu 2. Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm, A. khí khổng mở, ức chế hoa nở B. hoa nở, khí khổng mở C. hoa nở, khí khổng đóng D. kìm hãm hoa nở và khí khổng mở Câu 3. Cho các loài thực vật sau: ⦁ Thanh Long ⦁ Cà tím ⦁ Cà chua ⦁ Cà phê ngô ⦁ Lạc ⦁ Đậu ⦁ Củ cải đường ⦁ Ngô ⦁ Sen cạn ⦁ Rau diếp ⦁ Hướng dương Trong các loài cây trên, có bao nhiêu cây trung tính? A. 5 B. 6 C. 7 D. 9 Câu 4. Quang chu kỳ là A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày C. thời gian chiếu sáng trong một ngày D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa Câu 5. Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ
  13. A. 14 B. 15 C. 12 D. 13 Câu 6. Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở A. Chồi nách B. Lá C. Đỉnh thân D. Rễ Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật Câu 1. Xét các ngành thực vật sau: ⦁ Hạt trần ⦁ Rêu ⦁ Quyết ⦁ Hạt kín Sinh sản bằng bao tử có ở A. (1) và (2) B. (1) và (4) C. (2) và (3) D. (3) và (4) Câu 2. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái Câu 3. Xét các đặc điểm sau: ⦁ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp ⦁ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh ⦁ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền ⦁ Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn ⦁ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh ⦁ Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào? A. (1), (2), (3), (4) và (6) B. (3) và (5) C. (1) và (2) D. (1), (2), (3), (4) và (5) Câu 4. Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng A. rễ phụ B. lóng C. thân rễ D. thân bò Câu 5. Sinh sản bằng bao tử là tạo ra thế hệ mới từ A. bao tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể
  14. B. bao tử được phát sinh do nguyên nhân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể C. bao tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể D. hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể Câu 6. Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST) A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội C. đơn bội và hình thành cây đơn bội D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật (tiếp) Câu 7. Đặc điểm của bào tử là tạo được A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài C. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài Câu 8. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây B. chỉ từ rễ của cây C. chỉ từ một phần thân của cây D. chỉ từ lá của cây Câu 9. Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả Câu 10. Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định Câu 11. Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản A. bằng bào tử B. phân đôi
  15. C. dinh dưỡng D. hữu tính Câu 12. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. cần 2 cá thể B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái D. chỉ cần giao tử cái Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật Câu 1.Ở cây có hoa, giao tử đực được hình thành từ tế bào mẹ A. giảm phân cho 4 tiểu bao tử → 1 tiểu bao tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực B. Nguyên phân 2 lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào từ nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực C. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực D. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bảo tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực Câu 2. Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền D. hình thức sinh sản phổ biế Câu 3. Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới D. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới Câu 4. Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp A. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
  16. B. nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử C. nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử D. của hai tinh tử với trứng trong túi phôi Câu 5. Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân Câu 6. Tự thụ phấn là sự A. thụ phấn của hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài B. thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây C. thụ phấn của hạt phấn của cây này với cây khác loài D. kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật (tiếp) Câu 7. Điều không đúng khi nói về quả là A. quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành B. quả không hạt đều là quá đơn tính C. quả có vai trò bảo vệ hạt D. quả có thể là phương tiện phát tán hạt Câu 8. Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của A. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ C. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi Câu 9. Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài D. hạt phấn và trứng của cùng hoa Câu 10. Điều không đúng khi nói về hạt A. hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành B. hợp tử trong hạt phát triển thành phôi C. tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ D. mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ
  17. Câu 11. Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, bộ NST của các nhân gồm nhân của giao tử là n, A. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 2n B. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 4n C. của nhân cực là n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n D. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n Câu 12. Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về thụ tinh kép? ⦁ thụ tinh kép là hiện tượng cả hai nhân tham gia thụ tinh, một nhân hợp nhất với trứng, một nhân hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n) ⦁ thụ tinh kép chỉ có ở thực vật có hoa ⦁ thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín ⦁ thụ tinh kép đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng trong noãn đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng đảm bảo cho hậu hế khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường sống để duy trì nòi giống ⦁ tất cả thực vật sinh sản hữu tính đều xảy ra thụ tinh kép Phương án trả lời đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5